1. Đặc điểm nguyên tố:
Mn là nguyên tố thuộc nhóm VIIB, ô thứ 25, chu kì 4, cấu hình electron là [Ar]3d5 4s2 . Với số lớn electron hóa trị, mangan tạo hợp chất có nhiều số oxi hóa
2. Tính chất vật lý:
Mangan là kim loại màu trắng xám, dạng bề ngoài của mangan giống với sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt.
3. Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên mangan tương đối phổ biến, trữ lượng của mangan trong vỏ trái đất là 0,032%.
Khoáng vật chính của mangan là hausmanit (Mn2O3) và manganit (MnOOH).
Những nước có nhiều mỏ quặng mangan là : Nga, Nam Phi, Ấn Độ, Brazin, …
4. Ứng dụng:
• Trong công nghiệp :
Gần 95% Mn được sản xuất là dùng để chế thép trong ngành luyện kim, Mn tạo cho thép những phẩm chất tốt như khó rỉ, cứng và chịu mài mòn.
Các hợp chất của mangan có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
• Vai trò sinh học:
Mn có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: tác động đến hô hấp tế bào, phát triển xương, chuyển hóa gluxit, hoạt động của não, cảm giác cân bằng. Mn có hàm lượng cao trong cơ thể làm chất đồng xúc tác cùng các enzym. Hormon tuyến giáp kiểm tra sự di chuyển của Mn. Ngược lại, Mn tác động đến sự chuyển hóa tuyến giáp nhờ được hình thành từ một enzym cơ bản. Mn liên kết với vitamin K tham gia tổng hợp prothrombin ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trong máu hàm lượng Mn là 10mcg/1, tập trung chủ yếu ở hồng cầu; huyết
thanh chỉ chứa 0,6-4mcg/1. Nhu cầu hằng ngày của cơ thể từ 2-3mg Mn. Mn được bài tiết qua phân, nước tiểu, tóc. Mn có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, chè, các loại gia vị khoảng 10-100mg/kg.