Độc tính của mangan:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách loại sắt, mangan trong nước theo phương pháp hấp thụ trên than hoạt tính (Trang 32 - 33)

III. Độc tính của sắt và mangan:

2.Độc tính của mangan:

• Tính độc:

Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư.

Có nhiều giả thiết cho mangan là tác nhân gây đột biến đối với các động

vật thân nhiệt ổn định.

Với sinh vật dưới nước Mn ít gây độc.

Với cây trồng, khi hàm lượng Mn là 2 mg/l sẽ gây độc cho họ đậu, 5 – 10 mg/l gây độc cho cà chua.

• Nồng độ giới hạn cho phép:

Hàm lượng mangan trong nước tự nhiên trung bình là 0,58mg/l, hàm lượng này còn phụ thuộc vào nguồn nước và các khu vực nước chảy qua. Trong nước thải sinh hoạt hàm lượng mangan dao động trong khoảng 0,47 – 0,5 mg/l. +) Nồng độ giới hạn cho phép.

Nước uống : 0,01 – 0,5 mg/l tuỳ thuộc tiêu chuẩn từng nước. Nước thải: nhỏ hơn 1 mg/l.

IV. Ý nghĩa môi trường của sắt và mangan:

Nước chứa sắt và mangan ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Những nguồn nước này khi tiếp xúc với oxi không khí trở nên đục và tạo cảm quan không tốt đối với người sử dụng do sự oxi hóa sắt và mangan thành Fe (III) và Mn (IV) nằm dưới dạng kết tủa keo. Tốc độ oxi hóa chậm và các dạng khử có thể tồn tại trong nước đã sục khí trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này đặc biệt đúng với pH < 6 đối với quá trình oxi hóa sắt và pH < 9 đối với quá trình oxi hóa mangan. Thêm vào đó sắt và mangan có thể tạo phức bền với các hợp chất humic trong nước. Tốc độ oxi hóa gia tăng dưới tác dụng của một số chất xúc tác vô cơ, hoặc do hoạt động của các vi sinh vật. Sắt và mangan có mặt trong nước sẽ làm vàng ố quần áo, ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước do sự phát triển của vi khuẩn oxy hóa sắt . Sắt cũng gây mùi tanh cho nước dù nồng độ rất nhỏ. Biểu hiện của nước chứa nhiều sắt và mangan là có màu vàng và cặn đen. Vì vậy, đối với những nguồn nước này người

ta thường dùng các biện pháp tách lọc bớt hàm lượng sắt và mangan trước khi đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách loại sắt, mangan trong nước theo phương pháp hấp thụ trên than hoạt tính (Trang 32 - 33)