Các phương pháp định lượng trong phân tích trắc quang:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách loại sắt, mangan trong nước theo phương pháp hấp thụ trên than hoạt tính (Trang 43 - 45)

1. Phương pháp trắc quang vi sai:

Với phương pháp này dung dịch so sánh không phải là dung môi nguyên chất, mà có thể là dung dịch có chứa nguyên tố cần xác định, với nồng độ bé hay lớn hơn nguyên tố đó trong dung dịch làm dung dịch so sánh, cũng có thể dung dịch so sánh là một phần dung dịch nghiên cứu.

Nếu dung dịch của nguyên tố cần xác định có nồng độ bé hơn trong dung dịch nghiên cứu làm dung dịch so sánh. Người ta tiến hành đo mật độ quang A của dung dịch nghiên cứu theo dung dịch so sánh thì hàm lượng của chất cần xác' định trong dung dịch nghiên cứu được xác định theo công thức:

Cx = Ax .F + C1

Trong đó: Cx: là nồng độ dung dịch nghiên cứu.

C1: là nồng độ chất phân tích trong dung dịch so sánh. Hệ số F được tính theo công thức:

, 2 A C F=∆ ∆C = C2 - C1 A' 2 = A2 - A1

Lấy hai dung dịch so sánh của một hợp chất màu có nồng độ đã biết là C1.C2, Cx là nồng độ dung dịch nghiên cứu. Người ta tiến hành đo mật độ quang A của dung dịch này so với dung môi là nước thu được các mật độ quang Al, A2' Ax.

Nếu các dung dịch này tuân theo định luật Bughe - Lam be - Bia: A2 = ε.1.C2.

A1 = ε.1.C1 Ax = ε.1.Cx A2 - Al = (C2 - Cl).ε.l = A'2 Ax - Al = (Cx - C1).ε.l : A'x ' ' 2 1 1 2 x x A A C C C C = − −  A'2(Cx - C1) = A'x (C2 - C1) Cx = ' 2 ' A Ax (Cx - C1) + C1 = A'x . F + C1 (13)

Như vậy để xác định nồng độ chất nghiên cứu thì thực hiện các bước:

+ Chọn hai dung dịch có nguyên tố cần xác định có nồng độ C2, C1 (C1<C2).

+ Đo mật độ quang của dung dịch có nồng độ C2 so với dung dịch so sánh C1

từ đó xác định được F.

+ Đo mật độ quang của dung dịch nghiên cứu so với dung dịch có nồng độ C1 được Ax từ đó tính được Cx.

Nếu dung dịch so sánh là một phần dung dịch nghiên cứu thì để xác định nồng độ chất phân tích chúng ta chuẩn bị ba dung dịch:

+ Dung dịch 1 : dung dịch nghiên cứu V1 ml dung dịch này làm so sánh.

+ Dung dịch 2: dung dịch nghiên cứu V2 ml (v2 > v1) có nồng độ C'x

+ Dung dịch 3 : cũng là dung dịch nghiên cứu có nồng độ Cx và thể tích V2 ml nhưng có thể thêm một lượng xác định chất nghiên cứu Ca.

Tiến hành đo một độ quang của dd 2, dd 3 so với dd 1, ta có: Ax = ξ.1.Cx. Ax + Aa = ξ1.(Cx + Ca)  Cx = a a x A C A . (14)

Phương pháp vi sai là một phương pháp cho phép xác định được hàm lượng lớn các chất, phép đo này triệt tiêu được ảnh hưởng của các cấu tử lạ của dung dịch so sánh, dung dịch đệm và cho phép xác định khi các nồng độ lớn không tuân theo đại lượng hấp thụ ánh sáng Bughe - Lam be - Bia.

Phương pháp đường chuẩn là phương pháp được dùng trong phân tích hàng loạt mẫu cho phép phân tích, tính toán kết quả khá nhanh.

Nội dung phương pháp: chúng ta pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ (hàm lượng) chất nghiên cứu tăng dần, còn lượng thuốc thử, axit và các điều kiện chế hoá chất khác đều như. Đo mật độ quang của dãy dung dịch và lập đồ thị phụ thuộc A = f(c) gọi là đường chuẩn. Khi sử đụng dung dịch so sánh là dung dịch trắng chứa tất cả các cấu tử như dung dịch chuẩn trừ cấu tử cần xác định. Để định lượng chất X có trong dung dịch phân tích ta pha chế các dung dịch cần phân tích trong điều kiện giống như đường chuẩn rồi đem đo mật độ quang A.

Dùng đồ thị chuẩn tính được các giá trị Cx' phương pháp này có ưu điểm là xác định được hàng loạt, máy đo chính xác thì kết quả phân tích càng tin cậy. Song để dùng phương pháp này phải có sự hấp thụ ánh sáng Bu ghe - Lam be -Bia, nghĩa là có sự tuyến tính giữa A và C. Hàm lượng chất nghiên cứu được xác định theo công thức.

X = .1000 (mg/ml) (15)

VC C

Trong đó: C là hàm lương kim loại tính theo đường chuẩn. C : Cx (mg).

V: là thể tích mẫu nước phân tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách loại sắt, mangan trong nước theo phương pháp hấp thụ trên than hoạt tính (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w