8. Những đóng góp mới của đề tài
1.3.4.5. Dạy học sinh giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà hoạt động chủ yếu của GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những vấn đề nhận thức rồi hớng dẫn học sinh nhận thức ra vấn đề cần giải quyết và tìm cách giải quyết một cách tự lực bằng cách dựa vào các kiến thức đã có, học sinh nêu lên các giả thiết, đề xuất các phơng hớng giải quyết để chứng minh cho giả thiết đó, thông qua thảo luận để đi đến kiến thức mới. Bằng cách đó học sinh đã đợc đa vào vị trí chủ thể nhận thức, học sinh không những nắm vững nhận thức mà còn phát triển năng lực t duy, nắm đợc cách thức hành đông. Dạy học giải quyết vấn đề không những rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện kịp thời vấn đề cần giải quyết trong những tình huống gặp phải mà còn rèn cho học sinh khả năng giải quyết và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra, đó là những năng lực rất cần cho cuộc sống sau này. Thành đạt trong cuộc sống phụ thuộc một phần vào khả năng phát hiện kịp thời, giải quyết hợp lý các vấn đề gặp phải. Vì vậy dạy học sinh giải quyết vấn đề không chỉ ở tầm phơng tiện để nắm vững kiến thức mà phải đợc nâng lên tầm mục tiêu đào tạo.
Kiểu dạy học này có thể áp dụng cho một bài học hoặc một phần của bài học, một khái niệm nhng đều gồm những bớc sau:
- Tạo tình huông có vấn đề và phát biểu vấn đề.
- Thực hiện kế hoạch giải để kiểm tra các giả thuyết bằng các phơng pháp khác nhau.
- Thảo luận các kết quả thu đợc để xác nhận hoặc bác bỏ các giả thiết đã nêu và kết luận.