8. Những đóng góp mới của đề tài
1.3.1.3. Đặc điểm và bản chất của dạy học nêu vấn đề Ơrixtic
a) Dạy học nêu vấn đề Ơrixtic là một tiếp cận LLDH phát triển.
Dạy học nêu vấn đề là một tiếp cận lý luận dạy học phát triển, nó là tổ hợp PPDH phức hợp, tức là tập hợp nhiều phơng pháp liên kết chặt chẽ trong đó phơng
pháp (phơng tiện) đóng vai trò chủ đạo nhằm tạo ra hiệu quả tích hợp một hiệu ứng cộng hởng phi phơng pháp.
ở PPDH nêu vấn đề, phơng pháp xây dựng bài toán Ơrixtic (tình huống có vấn đề) giữ vai trò chủ đạo liên kết với các PPDH khác (nh đàm thoại, thuyết trình, thí nghiệm ) tập hợp thành một hệ thống toàn vẹn.…
Dạy học nêu vấn đề không chỉ hạn chế ở phạm trù PPDH, việc áp dụng tiếp cận này còn đòi hỏi phải cải tạo nội dung, cách thức tổ chức dạy học trong mối liên hệ thống nhất. Riêng ở phạm vi PPDH, nó có khả năng thâm nhập vào hầu hết các PPDH khác, nó làm cho tính chất của phơng pháp trở nên tích cực hơn.
Ví dụ: Phơng pháp thuyết trình – thuyết trình nêu vấn đề Ơrixtic. Phơng pháp đàm thoại - đàm thoại nêu vấn đề Ơrixtic.
b) Bản chất của dạy học nêu vấn đề.
Để hiểu đợc bản chất của việc nêu vấn đề – Ơrixtic, chúng ta nghiên cứu ba đặc trng cơ bản sau đây:
- GV đặt ra cho học sinh một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm (vấn đề khoa học). Đây không phải là vấn đề rời rạc, mà là một hệ thống những quan hệ logic với nhau và đợc cấu trúc lại một cách s phạm gọi là bài toán nêu vấn đề ơrixtic.
- Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán Ơrixtic nh mâu thuẫn của nội tâm mình và đợc đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong muốn giải quyết bằng đợc bài toán đó.
- Trong quá trình giải và bằng cách giải bài toán nhận thức (giải quyết vấn đề) và học sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách giải và do đó có đợc niềm vui sớng của sự phát minh sáng tạo.
Nh vậy khác với dạy học kiểu thông báo cổ truyền, học sinh chỉ nhằm mục đích là giải đợc bài toán và ghi nhớ kiến thức đã đợc học. Trong dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic thì dạy học bằng bài toán nhận thức đã gây ra nhu cầu và động cơ nhận thức, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo của học sinh.