Một số ưu điểm của chương trình

Một phần của tài liệu Sử dụng MS access và vba để xây dựng phần mềm ''tra cứu kiến thức hoá học'' hỗ trợ cho việc dạy và học hoá học (Trang 83)

7. Đóng góp của đề tài

3.2. Một số ưu điểm của chương trình

+ Giao diện đơn giản, tiếng Việt, dễ sử dụng.

+ Nguồn thông tin khá phong phú và có độ tin cậy cao. + Chạy được trên mọi đời máy hiện nay.

Yêu cầu cấu hình máy tối thiểu: - Ram: 64MB

- Hệ điều hành Win NT, XP, Vista…có hỗ trợ Unicode + Quá trình cài đặt đơn giản, chạy được chương trình với các máy đã cài sẵn MS.Access (có sẵn trong bộ cài của MS.Office)

+ Sử dụng cho mọi đối tượng, từ HS đến sinh viên, đến GV, đến phụ huynh, …

+ Là chương trình mở, nên người sử dụng dễ dàng tự thay đổi, thêm bớt nội dung khi cần thiết hoặc thiết kế lại nội dung theo ý mình.

+ Đã được thiết đặt “Compact on Close” nên đã dọn các vết khi mở chương trình, ngăn sự tăng bộ nhớ ảo.

+ Đã được hỗ trợ thêm các file: pbMvEnc.ocx và VSFLEX3.ocx còn thiếu của windows.

+ Dung lượng chương trình chỉ có 12,6MB.

3.3. Sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hoá học 3.3.1. Cài đặt chương trình

Gói phần mềm gồm ba bộ cài bao gồm:

+ system32.exe: hỗ trợ các file còn thiếu của windows. + video.exe: cài đặt các file thí nghiệm.

+ setup.exe: cài đặt chương trình

3.3.1.1. Cài đặt system32

hoàn toàn tự động với đường dẫn mặt định là “C:\WINDOWS\system32”.

Hình 3.28. Giao diện cài đặt system32

3.3.1.2. Cài đặt video

Tiến hành click chuột vào video.exe, quá trình cài đặt sẽ diễn ra hoàn toàn tự động với đường dẫn mặt định là “C:\Program Files\Tra cuu kien thuc hoa hoc\Video”.

Hình 3.29. Giao diện cài đặt video

3.3.1.3. Cài đặt chương trình

Tiến hành click chuột vào setup.exe. Form cài đặt xuất hiện.

Hình 3.30a. Giao diện cài đặt chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

agree with the above terms and conditions” rồi chọn Next.

Hình 3.30b. Giao diện cài đặt chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Tiếp tục chọn Next để tiến hành cài đặt với đường dẫn mặt định là “C:\Program Files\Tra cuu kien thuc hoa hoc

Hình 3.30c. Giao diện cài đặt chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Chọn Next để tiếp tục tiến hành cài đặt.

Hình 3.30d. Giao diện cài đặt chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Hình 3.30e. Giao diện cài đặt chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Chọn Finish để hoàn thành cài đặt.

3.3.2. Chạy chương trình

Tiến hành click chuột vào biểu tượng của chương trình ở ngoài Destop để chạy chương trình.

Hoặc click chuột vào Start\All Programs\Tra cuu kien thuc hoa hoc\Tra cuu kien thuc hoa hoc

Hình 3.31. Khởi động chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học” 3.3.3. Gỡ bỏ chương trình

Cách 1: Tiến hành click chuột vào Start\All Programs\Tra cuu kien thuc hoa hoc\Uninstall

Hình 3.32a. Gỡ bỏ chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Cách 2: Vào Add or Remove của Control Panel, chọn Tra cuu kien thuc hoa hoc và click vào Change/Remove

Hình 3.32b. Gỡ bỏ chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Hình 3.32c. Gỡ bỏ chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Hình 3.32d. Gỡ bỏ chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học”

Hình 3.32e. Gỡ bỏ chương trình “Tra cứu kiến thức hoá học” 3.3.4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

Tiến hành click chuột vào biểu tượng của chương trình, formbd xuất hiện, tiến hành click chuột vào biểu tượng “Trường Đại học Vinh-Khoa Hoá học” để vào formmain.

Hình 3.33. Giao diện khởi động chương trình

Dao diện FormMain xuất hiện, tại formMain này ta sẽ tiến hành khai thác và sử dụng chương trình.

+ Các ô nguyên tố:

- Khi tiến hành đưa chuột vào ô nguyên tố nào thì các thông tin của nguyên tố đó sẽ xuất hiện như vạch phổ, thông tin về đồng vị,...

- Khi tiến hành click chuột vào ô nguyên tố thì report đơn chất xuất hiện với các thông tin về nguyên tố đó.

Hình 3.35. Dữ liệu của Neon trong ReportDonchat

+ Command chất rắn: click chuột vào command thì các nguyên tố tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố ở trạng thái khác biến mất.

Hình 3.36a. Giao diện formMain khi click vào commandChatran

+ Command chất lỏng: click chuột vào command thì các nguyên tố tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố ở trạng thái khác biến mất.

+ Command chất khí: click chuột vào command thì các nguyên tố tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố ở trạng thái khác biến mất.

Hình 3.36c. Giao diện formMain khi click vào commandChatkhi

+ Command Nto-tổng hợp: click chuột vào command thì các nguyên tố tổng hợp xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố khác biến mất.

+ Command Nto-phóng xạ: click chuột vào command thì các nguyên tố phóng xạ xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố khác biến mất.

Hình 3.36e. Giao diện formMain khi click vào commandnto_phongxa

+ Command Nto-thiết yếu: click chuột vào command thì các nguyên tố thiết yếu xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng, các nguyên tố khác biến mất.

+ Command Toàn bảng: click chuột vào command thì tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn xuất hiện cùng với các chu kỳ và nhóm tương ứng như ban đầu.

+ Command Đơn chất: click chuột vào command để mở formdonchat, tiến hành chọn các nguyên tố để xem thông tin về nó

Hình 3.37. Dữ liệu nguyên tố hidro trong formDonchat

Ở form này người sử dụng có thể in ra giấy để xem hay lưu trữ khi click vào command In dữ liệu.

+ Command Hợp chất: click chuột vào command để mở formhopchat, tiến hành chọn các hợp chất để xem thông tin về nó

Hình 3.38. Dữ liệu về H2SO4 trong formHopchat

Ở form này người sử dụng có thể in ra giấy để xem hay lưu trữ khi click vào command In dữ liệu.

+ Command Bài tập: click chuột vào command để mở formbaitap, tiến hành chọn các dạng bài tập để xem và làm các bài tập về dạng đó.

Hình 3.39a. Bài tập về phương pháp bảo toàn electron trong formbaitap

Ở form này người sử dụng có thể in ra giấy để xem hay lưu trữ khi click vào command In dữ liệu.

Khi click vào command Đáp án thì xuất hiện đáp án của các bài tập mà người sử dụng đang xem.

Hình 3.39b. Đáp án bài tập về phương pháp bảo toàn electron

+ Command Thí nghiệm: click chuột vào command để mở formthinghiem, tiến hành chọn định dạng của film thí nghiêm, lúc đó danh

sách các thí nghiệm xuất hiện, tiến hành click chuột vào “xem thí nghiệm” để xem các thí nghiệm tương ứng đã chọn.

Hình 3.40. Giao diện formThinghiem

+ Command Tích số tan: click chuột vào command thì bảng tích số tan của các chất xuất hiện. Tiến hành chọn chất để xem giá trị tích số tan của nó.

Hình 3.41. Giao diện formTinhtan

+ Command thế điện cực: click chuột vào command thì bảng thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp oxi hoá-khử xuất hiện. Tiến hành chọn cặp oxi hoá-khử để xem giá trị thế điện cực tiêu chuẩn của nó.

+ Command nhiệt động: click chuột vào command thì bảng nhiệt động học của các chất xuất hiện. Tiến hành chọn chất để xem giá trị ΔH0 và ΔS0 của nó.

Hình 3.43. Giao diện formNhietdong

+ Command Ka: click chuột vào command thì bảng hằng số phân ly axit-bazơ của các axit-bazơ xuất hiện. Tiến hành chọn chất để xem giá trị Ka của nó.

Hình 3.44. Giao diện formKa

+ Command mở Tester: click chuột vào command để kết nối đến chương trình Tester của Nguyễn Duy Khanh để tiến hành làm hoặc tạo bài tập trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn.

Hình 3.45. Giao diện chương trình tester

+ Command Chỉnh sửa: click chuột vào command để tiến hành đăng nhập vào hệ thống để chỉnh sửa, thay đổi hay thêm bớt các thông tin.

Username và Password mặc định của chương trình là “admin”.

Sau khi đăng nhập, formluachon xuất hiện cho người dùng lựa chọn lĩnh vực cần chỉnh sửa.

Hình 3.47. Giao diện formLuachon

Sau khi lựa chọn nội dung cần chỉnh sửa thì formchinh xuất hiện cho phép người sử dụng tiến hành chỉnh sửa thông tin trong chương trình.

Hình 3.48. Giao diện formBaitap_chinh

+ Command Quản trị: click chuột vào command để tiến hành đăng nhập vào hệ thống của chương trình, phần này chỉ dùng cho người quản trị của chương trình hoặc những người đã được phân quyền đăng nhập vào hệ thống để chỉnh sửa chương trình..

3.3.5. Phạm vi sử dụng chương trình

3.3.5.1. Đối với GV

+ Sử dụng chương trình cho các bài dạy về:

- Chương cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Nghiên cứu chất. - Ôn tập, luyện tập. - Chương điện ly

- Ăn mòn kim loại, dãy điện hoá của kim loại.

+ Sử dụng chương trình để giảng dạy các chuyên đề về hoá phân tích, hoá lý…

+ Sử dụng chương trình để quản lý và trình chiếu các phim thí nghiệm mô phỏng.

+ Sử dụng chương trình để lưu, hệ thống hoá các dạng bài tập hoá học. + Sử dụng CSDL của chương trình để bồi dưỡng HS giỏi.

3.3.5.2. Đối với HS

+ Sử dụng chương trình để làm bài tập của các dạng bài tập hoá học có trong chương trình.

+ Sử dụng chương trình để nghiên cứu các chất, tự hoàn thành các phương trình phản ứng, sơ đồ phản ứng.

+ Sử dụng chương trình để học các bài về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và làm các bài tập về đồng vị, pH, ...

3.3.5.3. Đối với phụ huynh

+ Sử dụng chương trình để kiểm tra kiến thức cơ bản của con em. + Phối hợp với GV và chương trình để con em test các dạng bài tập.

3.3.5.4. Đối với sinh viên

Sử dụng chương trình để: + Nghiên cứu về chất.

+ Nghiên cứu về các vạch phổ của các nguyên tố.

+ Nghiên cứu các dạng đồng vị tồn tại trong tự nhiên của các nguyên tố.

+ Khai thác các giá trị về thế điện cực tiêu chuẩn, các giá trị nhiệt động học như ΔH0, ΔS0, hằng số phân ly axit Ka...cho các học phần của mình.

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

TN sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc áp dụng các kỹ năng về CNTT trong việc làm đồ dùng dạy học và ứng dụng chương trình tra cứu kiến thức hoá học trong việc dạy và học mà đề tài đã đề xuất, kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Từ đó khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn.

4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

+ Chuẩn bị nội dung chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học + Trao đổi, hướng dẫn GV về cách tiến hành tạo đồ dùng dạy học

+ Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lí kết quả TN sư phạm để rút ra kết luận về:

- Hiểu và nắm bắt được phương pháp ứng dụng CNTT trong việc tạo đồ dùng dạy học.

- Chất lượng và tính hiệu quả các chương trình đã tạo được sau khi tiếp thu chuyên đề về ứng dụng CNTT trong việc tạo đồ dùng dạy học.

+ Chuẩn bị chương trình tra cứu kiến thức hoá học.

+ Trao đổi và hướng dẫn GV về phương pháp, cách sử dụng chương trình tra cứu kiến thức hoá học trong dạy và học hoá học.

+ Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lí kết quả TN sư phạm để rút ra kết luận về:

- Chất lượng của chương trình tra cứu kiến thức hoá học đã tạo ra theo nhu cầu của việc dạy và học hoá học hiện nay.

- Tính hiệu nghiệm của chương trình trong việc dạy và học hoá học.

+ Điều tra, thăm dò dư luận GV, HS và phụ huynh về vai trò và chất lượng của chương trình đối với việc dạy và học.

4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Do nội dung luận văn là ứng dụng CNTT để tạo đồ dùng dạy học nên cũng không hạn chế sử dụng trong MS.Access mà áp dụng cho cả MS.Excel.

Ngoài ra, luận văn còn giới thiệu chương trình tra cứu kiến thức hoá học được sử dụng rộng rãi trong các khối lớp ở trường phổ thông đối với các bài nghiên cứu về chất, ôn tập, luyện tập…trong hoá vô cơ. Do vậy, chúng tôi đã chọn TN sư phạm đối với HS lớp 12 ở học kì II và HS lớp 10 ở học kì I.

Đối với lớp TN, GV sử dụng chương trình tra cứu kiến thức hoá học trong một số phần của mỗi tiết học. Còn HS được trang bị phần mềm này ở nhà để tự học, tự nghiên cứu.

Đối với lớp ĐC, GV dạy theo những phương pháp thông thường và HS cũng không được trang bị phần mềm này để tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm4.4.1. Chọn mẫu TN 4.4.1. Chọn mẫu TN

4.4.1.1. Truờng TN

Chúng tôi tiến hành TN tại các trường:

+ Trường THPT Quỳnh Lưu II-Quỳnh lưu-Nghệ An. + Trường THPT Quỳnh Lưu III-Quỳnh lưu-Nghệ An. + Trường THPT Nguyễn Đức Mậu-Quỳnh lưu-Nghệ An.

Là những trường có phong trào học tập tốt, cơ sở vật chất khá đầy đủ, đội ngũ GV nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện quá trình TN sư phạm.

4.4.1.2. Tổ TN

Tôi đã tiến hành chọn bốn tổ có mặt bằng về tuổi tác, điều kiện gồm các tổ Toán, tổ Vật lý, tổ Hoá-Sinh và tổ Sử-GDCD của trường THPT Nguyễn Đức Mậu để tiến hành TN sư phạm.

Bảng 4.1. Danh sách các tổ giáo viên đối chứng và thực nghiệm.

Trường Tổ Số

GV Tổng

Học chuyên đề

Yêu cầu sản phẩm tạo ra Nguyễn Đức Hoá-Sinh 13 43 Có học + Chương trình lịch báo giảng tự động Sử-GDCD 9 Có học Toán 12 Không học Vật lý 9 Không học 4.4.1.3. Lớp TN

Sau khi đã trao đổi, được sự nhất trí của ban giám hiệu, thống nhất với tổ chuyên môn các trường TN, chúng tôi đã tiến hành chọn mỗi trường TN 4 lớp trong đó có 2 lớp học theo chương trình nâng cao và 2 lớp học theo chương trình cơ bản để tham gia TN sư phạm.

Bảng 4.2. Danh sách các lớp đối chứng và thực nghiệm lần 1.

Trường Lớp Chương trình học Sỉ số Tổng số HS Vị trí Quỳnh

lưu II

12A1 Nâng cao 43 172 Lớp TN

12A2 Nâng cao 44 Lớp ĐC

12C1 Cơ bản 41 Lớp TN

12C2 Cơ bản 44 Lớp ĐC

Quỳnh lưu III

12A1 Nâng cao 44

172 Lớp TN

12A2 Nâng cao 42 Lớp ĐC

12A3 Cơ bản 43 Lớp TN

12A4 Cơ bản 43 Lớp ĐC

Nguyễn Đức Mậu

12A1 Nâng cao 43

166

Lớp TN

12A2 Nâng cao 39 Lớp ĐC

12A6 Cơ bản 44 Lớp TN

12A8 Cơ bản 40 Lớp ĐC

Bảng 4.3. Danh sách các lớp đối chứng và thực nghiệm lần 2.

Trường Lớp Chương trình học Sỉ số Tổng số HS Vị trí Quỳnh

lưu II

10A1 Nâng cao 45 180 Lớp TN

10A2 Nâng cao 44 Lớp ĐC

10C1 Cơ bản 46 Lớp TN

10C2 Cơ bản 45 Lớp ĐC

lưu III 10A4 Cơ bản 46 Lớp TN 10A5 Cơ bản 45 Lớp ĐC 10C1 Nâng cao 45 Lớp TN 10C2 Nâng cao 47 Lớp ĐC 10C4 Cơ bản 45 Lớp TN 10C5 Cơ bản 45 Lớp ĐC

4.4.2. Kiểm tra mẫu TN

Đối với GV, trước khi tiến hành báo cáo chuyên đề và hướng dẫn sử dụng, các GV của các tổ chưa từng ứng dụng CNTT để tạo đồ dùng dạy học- Kết quả thu được từ việc điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học tại trường.

Một phần của tài liệu Sử dụng MS access và vba để xây dựng phần mềm ''tra cứu kiến thức hoá học'' hỗ trợ cho việc dạy và học hoá học (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w