Macro (tập lệnh)

Một phần của tài liệu Sử dụng MS access và vba để xây dựng phần mềm ''tra cứu kiến thức hoá học'' hỗ trợ cho việc dạy và học hoá học (Trang 42 - 46)

7. Đóng góp của đề tài

2.2.5. Macro (tập lệnh)

2.2.5.1. Khái niệm cơ bản

Macro là một lệnh hay một nhóm lệnh để thực hiện một số tác vụ một cách tự động. Một tác vụ mà được qui định trong Macro gọi là một hành động (Action).

Access đã tạo sẵn một loạt các hành động để lựa chọn khi tạo macro. Khi cho chạy Macro, Access sẽ thực hiện các hành động theo thứ tự đã qui định tác động lên các đối tượng nêu ra. Ví dụ tạo một macro để mở một biểu mẫu, hoặc khi thêm hay hiệu chỉnh dữ liệu ta có thể qui định gọi một Macro để kiểm tra dữ liệu nhập vào.

2.2.5.2. Tại sao lại sử dụng macro

Về nguyên tắc, những tác vụ nào thường xuyên thực hiện thì cách tốt nhất là tạo một macro. Điều đó nâng cao tính hiệu quả. Nói chung, người ta sử dụng Macro để:

+ Xác định giá trị một ô điều khiển. + Tạo môi trường làm việc riêng.

2.2.5.3. Thiết kế macro

+ Tạo macro: Từ cửa sổ DataBase, chọn menu Create, trong mục Other chọn mục Macro (Hình 2.13). Màn hình Design View macro hiện ra. Tiến hành tạo macro theo chủ ý của mình.

+ Hiệu chỉnh macro: Chọn macro cần hiệu chỉnh. chọn chức năng DesignView

+ Lưu macro: tương tự như thao tác với table. + Chạy macro: Click vào Run để chạy thử macro.

Hình 2.13. Mục Run chạy thử Macro

Khi chạy trong chương trình, người ta thường sử dụng các nút lệnh (command) để gọi macro.

+ Xoá macro: tương tự như thao tác với table.

2.2.5.4. Các thành phần trong thiết kế macro

+ Action: Chọn các hành động có trong macro gồm danh sách các hành động chuẩn của MS.Access cung cấp.

Ví dụ: mở một report ta chọn: OpenReport

+ Arguments: danh sách các tham số tương ứng của hành động đã chọn trong cột Action (một số thì không cần ghi nhưng số khác thì bắt buộc). Tiến hành chọn ở phần Action Arguments phía dưới macro.

Hình 2.14. Action Arguments của Macro

+ Comment: Các ghi chú riêng cho một hành động, chỉ mang tính chất chú thích cho hành động, không ảnh hưởng tới hành động của macro.

2.2.5.5. Một số hành động thường dùng trong macro

Bảng 2.1. Chú thích một số hành động thường dùng trong Macro

Action Argument

ApplyFilter

- Lọc dữ liệu trên biểu mẫu khi hiển thị trên màn hình - FilterName: Tên truy vấn dùng lọc dữ liệu

- Where: điều kiện lọc dữ liệu CancelEvent Hủy bỏ 1 biến cố đang thực hiện

Close

Đóng 1 đối tượng được chỉ định đang mở Object Type: Kiểu đối tượng

Object Name: Tên đối tượng

Save: Có lưu các thay đổi khi đóng đối tượng DeleteObject Xóa 1 đối tượng trong tập tin CSDL hiện hành

Echo

Cho phép che hoặc hiện kết quả trên thanh trạng thái Echo on: Hiện kết quả

Status Bar Text: Chuỗi xuất hiện trên thanh trạng thái

Find Next Tìm mẫu tin kế tiếp thỏa điều kiện tìm trong thao tác FindRecord trước đó

Find Record Tìm mẫu tin đầu tiên thỏa một điều kiện tìm Find what: Giá trị cần tìm kiếm

Match Case: Có phân biệt IN hay thường

Search As Formated: có phân biệt định dạng dữ liệu

Only Current Field: Tìm trên cột hiện hành hay tất cả các cột của dòng

Find First: Vị trí tìm kiếm bắt đầu từ mẫu tin đầu hay mẫu tin hiện hành

GotoControl

Di chuyển dấu nháy đến ô điều khiển chỉ định trước trên biểu mẫu

Control Name: Tên điều khiển

GotoRecord

Di chuyển tương đối mẫu tin hiện hành trên biểu mẫu, truy vấn

Object Type: kiểu đối tượng Object Name: tên đối tượng

Record: vị trí di chuyển trước , sau, đầu, cuối, mới HourGlass Cho phép thay đổi biểu tượng chuột

MsgBox

Xuất hiện hộp thông báo ra màn hình Message: Nội dung thông báo

Beep: phát tiếng Beep

Type: biểu tượng kèm theo hộp thọai Title: tiêu đề hộp thọai

OpenForm Mở 1 biểu mẫu OpenQuery Mở 1 query OpenReport Mở 1 báo cáo

PrintOut In đối tượng ra máy in

Requery Cập nhật dữ liệu nguồn của một điều khiển Control Name: tên điều khiển

RunCommand

Cho thực hiện 1 số các chức năng lệnh tương ứng thanh thực đơn

Command: tên của chức năng Save Lưu đối tượng

Khi chạy macro, nếu gặp lỗi ở một hành động nào đó thì cửa sổ báo lỗi sẽ xuất hiện.

Hình 2.15. Bảng báo lỗi của Macro

Các thông tin trong bảng báo lỗi:

Macro Name: Tên macro gây ra lỗi.

Condition: Kết quả điều kiện để thực hiện hành động. Action Name: Tên hành động gây ra lỗi.

Arguments: Danh sách các giá trị các thuộc tính của hành động bị lỗi.

Nút Step: Thực hiện một hành động tiếp theo và tiếp tục dừng lại.

Nút Halt: Dừng chạy macro.

Nút Continue: Tiếp tục thực hiện các hành động còn lại của macro, bỏ qua hành động bị lỗi.

2.2.5.7. Macro tự động

Là macro đặc biệt có tên là AUTOEXEC, macro này sẽ tự động thực hiện mỗi khi mở CSDL.

Thông thường, dùng macro này để mở form giao diện ban đầu của CSDL(main).

Một phần của tài liệu Sử dụng MS access và vba để xây dựng phần mềm ''tra cứu kiến thức hoá học'' hỗ trợ cho việc dạy và học hoá học (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w