Điện cực giọt thuỷ ngân bao gồm 3 loại: điện cực giọt thuỷ ngân treo (HMDE), điện cực giọt thuỷ ngân rơi cưỡng bức (SMDE), và điện cực giọt rơi (DME).
Điện cực giọt thuỷ ngân là một giọt thuỷ ngân có kích thước nhỏ và bất động, đường kính khoảng 1mm được treo trên một mao quản bằng thuỷ tinh hơi lõm ở giữa có một mẩu nhỏ ngắn platin để dẫn điện. Để đảm bảo tính chính xác và độ lặp lại của phép xác định yêu cầu của giọt thuỷ ngân tĩnh là có kích thước không đổi và độ lặp lại cao. Vì sau mỗi lần đo phải tạo một giọt khác giống như giọt ban đầu.
Ưu điểm của điện cực giọt thuỷ ngân:
+ Khoảng thế cho phép của thuỷ ngân rất rộng, nên xác định được một số lớn kim loại. Trong môi trường axít khoảng thế axít tốt là -0,15 ÷ -1,2V và trong môi trường bazơ khoảng thế tốt là -0,15 ÷ 2V.
+ Dùng điện cực thuỷ ngân thuận lợi cho việc chọn nền phân tích, chọn thế điện phân, có độ lặp lại cao. Có thể xác định được nồng độ thấp tuỳ phương pháp.
Nếu trong quá trình ghi cực phổ đồ của chất phân tích giọt thuỷ ngân bị rơi cưỡng bức theo một chu kì nhất định thì được gọi là điện cực giọt thuỷ ngân rơi cưỡng bức (SMDE).
Ưu điểm của điện cực SMDE cũng như DME là điện cực giọt rơi nên điện cực luôn được làm mới, nhưng SMDE lại có ưu điểm như HMDE kích cỡ nhỏ và tĩnh lặng trong quá trình xác định.
Cả hai loại điện cực HMDE và TMFE có ưu điểm giống nhau về giới hạn phát hiện và độ nhạy.
Với điện cực màng thuỷ ngân (TMFE) nồng độ kim loại trong hỗn hống điện cực cao hơn, tốc độ khuếch tán kim loại ra khỏi điện cực TMFE nhanh hơn và có đặc điểm quá trình điện hoá lớp mỏng. Mặt khác nếu dùng TMFE quay, điều kiện đối lưu là sự chuyển khối tốt hơn do đó TMFE có độ nhạy và độ phân giải trong một số trường hợp cao hơn.
Tuy thế đối với phương pháp sử dụng TMFE các hợp chất gian kim loại dễ hình thành khi phân tích theo phương pháp Vôn - ampe hoà tan, gây ra sự biến dạng tín hiệu dẫn đến sai số.