Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 36)

Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, bằng phần mềm Microsolft Excel 2003 và SPSS 16.0 với các phép thử Duncan, Turkey và LSD.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định loại thức ăn thực vật ưa thích

3.1.1 Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm

Bảng 3.1 Điều kiện môi trường trong thí nghiệm 1.1 ÷ 1.4

Yếu tố Nhiệt độ pH DO NH3

Sáng 28,11 ± 0,53 7,69 ± 0,11 4,85 ± 0,19 <0,001

Chiều 30,23 ± 0,75 8,01 ± 0,10 6,16 ± 0,16

Trong thời gian thí nghiệm từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2011, các yếu tố điều kiện môi trường luôn nằm trong phạm vi thích hợp và ít biến động, đảm bảo cho kết quả của quá trình thí nghiệm xác định loại thức ăn ưa thích được chính xác.

3.1.2 Kết quả xác định loại thức ăn thực vật ưa thích

Theo Nguyễn Duy Khoát (1993), ốc nhồi chỉ ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và rong rêu. Ngoài ra, ốc nhồi còn ăn thực vật thủy sinh: Bèo cây, rau muống, các loại rong, rêu bám ở nền đá hay các giá thể bám khác và nhiều loại thực vật nước sống ven bờ, mép ao. Nhiều loại thực vật thượng đẳng trên cạn cũng là thức ăn ưa thích của ốc như: Lá sắn, lá chuối non, lá mùng tơi, lá rau ngót, lá mùng trắng. Trong điều kiện nuôi nhân tạo ốc nhồi có thể ăn thêm các loại thức ăn bổ sung như: Bột cám gạo, bột đậu nành, bột ngô, thịt hến, hàu, bột cá,... Thành phần thức ăn của ốc ít thay đổi từ lúc ốc con đến ốc trưởng thành. Chính vì thế, việc xác định được loại thức ăn ưa thích của ốc Nhồi là rất quan trọng.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 nhóm thực vật phổ biến

TN1.1. Thực vật sống trong nước: rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum L.), rong tóc tiên (Vallisneria spiralis), rong lá ngò (Cabomba aquatica).

TN1.2. Thực vật sống trên mặt nước: Bèo tấm (Lemna minorL.), bèo lục bình (Eichhornia crassipes Somlms), bèo hoa dâu (Azolla pinnata).

TN1.3. Thực vật sống trên cạn: rau muống (Ipomoea aquatica), khoai lang (Ipomoea batatas), lá sắn (Manihot esculenta).

TN1.4. Xác định loại thức ăn ưa thích nhất từ 3 thí nghiệm 1.1, 1.2, 1.3 Số ốc thí nghiệm: 100 con, kích cỡ ốc: 100 con/kg, ốc được đánh sơn số từ 1 ÷ 100. Mỗi thí nghiệm được lặp lại trong 3 lần, cho ốc tập ăn thức ăn thí nghiệm trong 7 ngày và thu số liệu trong 7 ngày tiếp theo. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2 Kết quả thử nghiệm tính ưa thích của ốc Nhồi với 3 nhóm thực vật phổ biến

Đơn vị tính: g

TN Thức ăn Lượng thức ăn sử dụng

TN 1.1 Rong đuôi chóRong tóc tiên 19,239 ± 1,44114,412 ± 3,572ac Rong lá ngò 16,712 ± 3,306b TN 1.2 Bèo hoa dâuBèo cám 19,398 ± 1,96031,831 ± 2,269ba Bèo Nhật Bản 0,8600 ± 0,209c TN 1.3 Rau muống 19,303 ± 1,309

c Lá sắn 40,012 ± 2,643a Rau khoai 21,915 ± 0,373b

Xét theo từng TN, những ký tự khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Khi phân tích ANOVA các số liệu thu được ở các thí nghiệm 1.1, 1.2, và 1.3, kết quả cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các loài thực vật trong từng nhóm thực vật thí nghiệm. Ốc Nhồi sử dụng tất cả các loài thực vật đó để làm thức ăn. Rong đuôi chó, bèo cám và lá sắn là 3 loài thực

vật được ốc Nhồi ăn nhiều nhất trong 3 nhóm thực vật thí nghiệm (rong đuôi chó: 19,239g, bèo cám: 31,831g và lá sắn: 40,012g).

Rong đuôi chó, bèo cám và lá sắn tiếp tục được thử nghiệm trong thí nghiệm 1.4 để xác định được loại thức ăn thực vật ưa thích nhất của ốc Nhồi. Kết quả thí nghiệm 1.4 thu được như sau:

Bảng 3.3 Kết quả thử nghiệm loại thức ăn thực vật ưa thích của ốc Nhồi

Đơn vị tính: g

TN Thức ăn Lượng thức ăn sử dụng

TN 1.4 Rong đuôi chó 17,190 ± 1,404 c

Bèo cám 30,298 ± 1,769b Lá sắn 42,144 ± 1,919a

Những ký tự khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt thống kê (P<0,05) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại thức ăn trong thí nghiệm 1.4, trong đó rong đuôi chó là loại thực vật mà ốc Nhồi sử dụng ít nhất, trung bình 17,190 ± 1,404 g, tiếp đến là bèo cám 30,298 ± 1,769 g và lá sắn là loại thức ăn được sử dụng nhiều nhất

42,144 ± 1,919 g. Trong thực tế, lá sắn cũng là loại thức ăn thực vật được nhân dân các vùng Hải Phòng, Thanh Hóa sử dụng để nuôi ốc Nhồi.

3.2 Quản lý các yếu tố môi trường

3.2.1 Nhiệt độ

Bảng 3.4 Biến động nhiệt độ trong quá trình nuôi

Yếu tố Sáng Chiều

Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ trong quá trình nuôi

Trong quá trình thí nghiệm gần 3 tháng (75 ngày, bắt đầu từ ngày 13/5/2011, kết thúc ngày 26/7/2011) nhiệt độ nước buổi sáng dao động từ 26 ÷ 300C, trung bình 28,8 0C và nhiệt độ nước buổi chiều dao động từ 27 ÷ 32,50C, trung bình 32,420C (Hình 3.1). Khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm là thời điểm mùa hè, nhưng nhiệt độ nước không quá cao và không có sự chênh lệch nhiều giữa buổi sáng và buổi chiều.

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào cho biết ngưỡng nhiệt độ của ốc nhồi. Ốc bươu vàng, nhiệt độ thích hợp là 25 ÷ 300C, ốc bị chết nóng khi nhiệt độ nước lên cao và chết rét khi nhiệt độ nước xuống 80C kéo dài trong 4 ÷ 5 ngày (Nguyễn Duy Khoát, 1993). Trong suốt quá trình thí nghiệm, chỉ có 3 ngày có nhiệt độ nước đạt mức 32,5oC vào buổi chiều (ngày nuôi thứ 57, 63 và 69).

3.2.2 Các yếu tố môi trường khác

Bảng 3.5 Các yếu tố môi trường trong ao nuôi

Yếu tố pH DO NH3

Sáng 7,683 ± 0,106 4,823 ± 0,177 <0,01

Chiều 8,018 ± 0,126 6,123 ± 0,153

a. pH

Giá trị pH trong quá trình thí nghiệm dao động từ 7,68 ÷ 8,02 và không có sự biến động lớn trong quá trình nuôi. pH giữa sáng và chiều chênh lệch không đáng kể. Theo Nguyễn Đình Trung (1998), động vật thân mềm (mollusca), có vỏ đá vôi, không phân bố ở vùng nước có pH<7. So với ngưỡng pH này thì giá trị pH trong ao nuôi là tương đối thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ốc nhồi.

b. Hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,41 ÷ 6,39 mg/l, chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều không nhiều.

Theo Vũ Trung Tạng & Nguyễn Đình Mão (2006) thì động vật thân mềm được xếp vào loại sinh vật nước đứng (nước tĩnh), thích nghi với điều kiện nước tĩnh hàm lượng oxy thấp và rất dao động theo ngày đêm và theo mùa liên quan đến độ nông sâu và diện tích rộng hẹp của thuỷ vực. Theo Nguyễn Duy Khoát (1993), ốc bươu vàng có thể sống được ở những nơi có hàm lượng ôxy thấp 0,3mg/l, nhưng không tốt. Ốc nhồi là động vật thân mềm có họ hàng gần với ốc bươu vàng (cùng họ với ốc bươu vàng) nên cũng thích nghi được với hàm lượng oxy thấp, do vậy hàm lượng oxy trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,41 ÷ 6,39mg/l, không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ốc nhồi.

c. NH3

Hàm lượng NH3 trong ao chủ yếu được hình thành thông qua lượng phân do ốc thải ra, thức ăn thừa, quá trình phân huỷ chât hữu cơ có nguồn gốc nitơ. Trong nước hàm lượng NH3 tăng theo chiều thuận cùng với pH và là yếu tố gây độc cho động vật thuỷ sản.

Trong quá trình thí nghiệm hàm lượng NH3 biến động ít và luôn đạt mức < 0,01mg/l. Hàm lượng NH3 được xem là yếu tố bất lợi cho nuôi trồng thuỷ sản khi giá trị > 3 mg/l (Nguyễn Đức Hội, 2004). Tuy nhiên, trong thời gian theo dõi thí nghiệm hàm lượng NH3 thấp và nằm trong khoảng không gây tác hại xấu cho ốc thí nghiệm. Hơn nữa pH nước ao luôn đạt thấp hơn 8,6 vì vậy với khoảng biến động nồng độ NH3 như trên chưa gây hại cho ốc thí nghiệm.

3.3 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc Nhồi

3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc Nhồi về kích thước

Bảng 3.6 Tăng trưởng kích thước ốc nuôi ở các mật độ khác nhau

Chỉ tiêu Mật độ 1 Mật độ 2 Ốc thả (mm) Chiều cao 22,36a 22,36a Chiều rộng 22,36a 22,36a Chiều dài 30,40a 30.40a Ốc thu (mm) Chiều cao 34,771 ± 0,266a 31,693 ± 0,026b Chiều rộng 34,741 ± 0,167a 32,096 ± 0,012b Chiều dài 46,797 ± 0,151a 45,599 ± 0,053b Kích thước vỏ ốc tăng (mm) Chiều cao 12,414 9,329 Chiều rộng 12,379 9,733 Chiều dài 16,400 15,195 ADG (mm/ngày) Chiều cao 0,166 ± 0,001a 0,124 ± 0,001b Chiều rộng 0,165 ± 0,007a 0,130 ± 0,008b Chiều dài 0,219 ± 0,003a 0,202 ± 0,006b SGR (%/ngày) Chiều cao 0,589 ± 0,003a 0,465 ± 0,004b Chiều rộng 0,588 ± 0,029a 0,482 ± 0,034b Chiều dài 0,575 ± 0,009a 0,541 ± 0,021a

Những ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Ốc Nhồi khi bố trí thí nghiệm có kích thước trung bình là SH: 22,36; SW: 22,36 và SL: 30,40 mm/con. Sau 75 ngày nuôi, các giá trị này của ốc nuôi ở mật độ 1 (SH: 34,77; SW: 34,74; SL: 46,79 mm/con) đều cao hơn so

với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 31,69; SW: 32,09; SL: 45,59 mm/con). Qua bảng 3.6 ta thấy rằng khi nuôi ốc ở các mật độ khác nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về kích thước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước của ốc Nhồi ở các chỉ tiêu tương ứng cho thấy ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,166; SW: 0,165; SL: 0,219 mm/ngày) có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,124; SW: 0,130; SL: 0,202 mm/ngày). Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về kích thước khi nuôi ốc Nhồi ở 2 mật độ 50 con/m2 và 100 con/m2 (Bảng 3.6). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao và chiều rộng của vỏ ốc Nhồi. Ở từng chỉ tiêu tương ứng, ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 đều có tốc độ tăng trưởng tương đối cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tương đối ở cả 3 chỉ tiêu (chiều cao vỏ, chiều rộng vỏ, chiều dài vỏ) của ốc nhồi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,589; SW: 0,588; SL: 0,575 %/ngày) tương đồng với nhau hơn so với ốc nhồi nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,465; SW: 0,482, SL: 0,541 %/ngày) (Bảng 3.6).

Kích thước trung bình vỏ ốc nuôi

(a)

(c)

Hình 3.2 Kích thước trung bình của ốc Nhồi qua các lần kiểm tra

a. Chiều cao vỏ ốc, b. Chiều rộng vỏ ốc, c. Chiều dài vỏ ốc

Hình 3.2 cho thấy kích thước trung bình của ốc Nhồi qua các lần kiểm tra. Ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 qua cả 5 lần kiểm tra đều cho kết quả cao hơn so với ốc Nhồi nuôi ở mật độ 2. Mật độ 1: SH: 27,90; 30,89; 32,30; 33,60; 37,44 mm/con; SW: 26,50; 29,93; 31,70; 32,77; 34,74 mm/con; SL: 38,25; 41,57; 43,28; 45,35; 46,80 mm/con. Mật độ 2: SH: 26,90; 29,30; 30,30; 31,10; 31,69 mm/con; SW: 25,70; 28,40; 29,80; 30,90; 32,10 mm/con; SL: 35,58; 39,92; 42,78; 44,36; 45,60mm/con.

Qua hình 3.2 cũng cho thấy ở 30 ngày nuôi đầu tiên chênh lệch kích thước vỏ ốc không có sự sai khác lớn giữa các nghiệm thức. Từ ngày nuôi thứ 30 trở đi, kích thước vỏ ốc nuôi ở 2 mật độ đã có sự khác biệt rõ ràng hơn. Điều này chúng tôi cho rằng, vào thời gian đầu của chu kỳ nuôi, ốc còn nhỏ

và sự cạnh tranh về môi trường sống là không lớn. Mặt khác, nguồn thức ăn trong ao còn rất phong phú do ao nuôi đã được chuẩn bị rất kỹ trước khi thả ốc (bón phân gà và rơm băm nhỏ làm thức ăn tự nhiên ban đầu). Vì thế mà ốc nuôi ở hai mật độ chưa thể hiện được sự khác biệt lớn về kích thước vỏ. Càng về sau của chu kỳ nuôi, kích thước vỏ ốc đã có sự khác biệt rõ ràng. Ốc nuôi ở mật độ 1 có kích thước lớn hơn hẳn so với ốc nuôi ở mật độ 2. Sự khác biệt đó thể hiện rõ ở 2 chỉ tiêu là chiều cao và chiều rộng vỏ ốc, chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc cũng thể hiện sự khác biệt nhưng không rõ ràng như chiều cao và chiều rộng vỏ ốc.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG)

Bảng 3.7 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc

Ngày nuôi

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (mm/ngày)

Chiều cao vỏ ốc Chiều rộng vỏ ốc Chiều dài vỏ ốc

Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 0 ÷ 15 0,370 ± 0,021a 0,302 ± 0,018b 0,276 ± 0,026a 0,222 ± 0,037a 0,524 ± 0,016a 0,365 ± 0,019b 15 ÷ 30 0,199 ± 0,012a 0,160 ± 0,037a 0,228 ± 0,046a 0,180 ± 0,008a 0,221 ± 0,009a 0,269 ± 0,016b 30 ÷ 45 0,093 ± 0,005a 0,067 ± 0,037a 0,118 ± 0,047a 0,093 ± 0,008a 0,114 ± 0,005a 0,191 ± 0,015b 45 ÷ 60 0,087 ± 0,010a 0,053 ± 0,006b 0,071 ± 0,020a 0,073 ± 0,003a 0,138 ± 0,009a 0,105 ± 0,005b 60 ÷ 75 0,078 ± 0,013a 0,039 ± 0,002b 0,132 ± 0,018a 0,080 ± 0,003b 0,097 ± 0,011a 0,083 ± 0,008a

(a)

(c)

Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc

(a) Chiều cao vỏ ốc, (b) Chiều rộng vỏ ốc, (c) Chiều dài vỏ ốc

Tốc độ tăng trưởng bình quân kích thước vỏ ốc được thể hiện qua bảng 3.7 và hình 3.3. Nhìn chung, kích thước vỏ ốc có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi và giảm dần ở giai đoạn sau.

Trong khoảng thời gian 15 ngày nuôi đầu của chu kỳ nuôi, kích thước vỏ ốc có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao nhất (0,222 ÷ 0,524 mm/ngày), trong đó chiều dài vỏ ốc nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng cao nhất (0,524 mm/ngày).

Từ ngày nuôi thứ 15 ÷ 30, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước vỏ ốc giảm mạnh ở cả 2 mật độ nuôi, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngày chiều cao vỏ ốc giảm mạnh nhất. Ốc nuôi ở mật độ 1 đạt (SH: 0,199; SW: 0,228 ; SL: 0,221 mm/ ngày), ốc nuôi ở mật độ 2 đạt (SH: 0,160 ;

SW: 0,180; SL: 0,269 mm/ngày). Kết quả phân tích ANOVA và dùng ngưỡng LSD để so sánh cho thấy: ở giai đoạn 15 ngày nuôi đầu tiên (ngày nuôi 0 ÷ 15) sự sai khác về tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước có ý nghĩa thống kê khi nuôi ốc ở 2 mật độ ở các chỉ tiêu chiều cao và chiều dài vỏ ốc, nhưng ở giai đoạn ngày nuôi 15 ÷ 30 thì sự sai khác chỉ còn có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước vỏ ốc tiếp tục giảm ở giai đoạn tiếp theo của chu kỳ nuôi. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy sự sai khác về kích thước vỏ ốc không có ý nghĩa thống kê khi nuôi ốc ở 2 mật độ trong giai đoạn này. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kích thước vỏ ốc khi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,093; SW: 0,118; SL: 0,114 mm/ngày) vẫn cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,067; SW: 0,093; SL:0,191 mm/ngày).

Từ ngày nuôi 45 ÷ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân kích thước vỏ ốc tiếp tục giảm so với giai đoạn ngày nuôi 30 ÷ 45. Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở 2 chỉ tiêu chiều cao và chiều rộng vỏ ốc. Chúng tôi cho rằng, ở giai đoạn này ốc đã lớn và xãy ra hiện tượng cạnh tranh về môi trường sống, chính vì thế ốc nuôi ở mật độ 1 (SH:0,087; SW: 0,071; SL: 0,138 mm/ngày) cho tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,053; SW: 0,073; SL: 0,105 mm/ngày).

Giai đoạn cuối của quá trình nuôi (ngày nuôi 60 ÷ 75), tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của chiều rộng vỏ ốc có tăng lên nhưng không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của chiều cao và chiều dài vỏ ốc giảm tương đối. Ốc nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc đạt (SH: 0,078, SW: 0,039; SL: 0,132mm/ngày), ốc nuôi ở mật

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 36)