Kết quả xác định loại thức ăn thực vật ưa thích

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 37 - 39)

Theo Nguyễn Duy Khoát (1993), ốc nhồi chỉ ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và rong rêu. Ngoài ra, ốc nhồi còn ăn thực vật thủy sinh: Bèo cây, rau muống, các loại rong, rêu bám ở nền đá hay các giá thể bám khác và nhiều loại thực vật nước sống ven bờ, mép ao. Nhiều loại thực vật thượng đẳng trên cạn cũng là thức ăn ưa thích của ốc như: Lá sắn, lá chuối non, lá mùng tơi, lá rau ngót, lá mùng trắng. Trong điều kiện nuôi nhân tạo ốc nhồi có thể ăn thêm các loại thức ăn bổ sung như: Bột cám gạo, bột đậu nành, bột ngô, thịt hến, hàu, bột cá,... Thành phần thức ăn của ốc ít thay đổi từ lúc ốc con đến ốc trưởng thành. Chính vì thế, việc xác định được loại thức ăn ưa thích của ốc Nhồi là rất quan trọng.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 nhóm thực vật phổ biến

TN1.1. Thực vật sống trong nước: rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum L.), rong tóc tiên (Vallisneria spiralis), rong lá ngò (Cabomba aquatica).

TN1.2. Thực vật sống trên mặt nước: Bèo tấm (Lemna minorL.), bèo lục bình (Eichhornia crassipes Somlms), bèo hoa dâu (Azolla pinnata).

TN1.3. Thực vật sống trên cạn: rau muống (Ipomoea aquatica), khoai lang (Ipomoea batatas), lá sắn (Manihot esculenta).

TN1.4. Xác định loại thức ăn ưa thích nhất từ 3 thí nghiệm 1.1, 1.2, 1.3 Số ốc thí nghiệm: 100 con, kích cỡ ốc: 100 con/kg, ốc được đánh sơn số từ 1 ÷ 100. Mỗi thí nghiệm được lặp lại trong 3 lần, cho ốc tập ăn thức ăn thí nghiệm trong 7 ngày và thu số liệu trong 7 ngày tiếp theo. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2 Kết quả thử nghiệm tính ưa thích của ốc Nhồi với 3 nhóm thực vật phổ biến

Đơn vị tính: g

TN Thức ăn Lượng thức ăn sử dụng

TN 1.1 Rong đuôi chóRong tóc tiên 19,239 ± 1,44114,412 ± 3,572ac Rong lá ngò 16,712 ± 3,306b TN 1.2 Bèo hoa dâuBèo cám 19,398 ± 1,96031,831 ± 2,269ba Bèo Nhật Bản 0,8600 ± 0,209c TN 1.3 Rau muống 19,303 ± 1,309

c Lá sắn 40,012 ± 2,643a Rau khoai 21,915 ± 0,373b

Xét theo từng TN, những ký tự khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Khi phân tích ANOVA các số liệu thu được ở các thí nghiệm 1.1, 1.2, và 1.3, kết quả cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các loài thực vật trong từng nhóm thực vật thí nghiệm. Ốc Nhồi sử dụng tất cả các loài thực vật đó để làm thức ăn. Rong đuôi chó, bèo cám và lá sắn là 3 loài thực

vật được ốc Nhồi ăn nhiều nhất trong 3 nhóm thực vật thí nghiệm (rong đuôi chó: 19,239g, bèo cám: 31,831g và lá sắn: 40,012g).

Rong đuôi chó, bèo cám và lá sắn tiếp tục được thử nghiệm trong thí nghiệm 1.4 để xác định được loại thức ăn thực vật ưa thích nhất của ốc Nhồi. Kết quả thí nghiệm 1.4 thu được như sau:

Bảng 3.3 Kết quả thử nghiệm loại thức ăn thực vật ưa thích của ốc Nhồi

Đơn vị tính: g

TN Thức ăn Lượng thức ăn sử dụng

TN 1.4 Rong đuôi chó 17,190 ± 1,404 c

Bèo cám 30,298 ± 1,769b Lá sắn 42,144 ± 1,919a

Những ký tự khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại thức ăn trong thí nghiệm 1.4, trong đó rong đuôi chó là loại thực vật mà ốc Nhồi sử dụng ít nhất, trung bình 17,190 ± 1,404 g, tiếp đến là bèo cám 30,298 ± 1,769 g và lá sắn là loại thức ăn được sử dụng nhiều nhất

42,144 ± 1,919 g. Trong thực tế, lá sắn cũng là loại thức ăn thực vật được nhân dân các vùng Hải Phòng, Thanh Hóa sử dụng để nuôi ốc Nhồi.

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 37 - 39)