Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc Nhồi về kích thước

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 43 - 54)

Bảng 3.6 Tăng trưởng kích thước ốc nuôi ở các mật độ khác nhau

Chỉ tiêu Mật độ 1 Mật độ 2 Ốc thả (mm) Chiều cao 22,36a 22,36a Chiều rộng 22,36a 22,36a Chiều dài 30,40a 30.40a Ốc thu (mm) Chiều cao 34,771 ± 0,266a 31,693 ± 0,026b Chiều rộng 34,741 ± 0,167a 32,096 ± 0,012b Chiều dài 46,797 ± 0,151a 45,599 ± 0,053b Kích thước vỏ ốc tăng (mm) Chiều cao 12,414 9,329 Chiều rộng 12,379 9,733 Chiều dài 16,400 15,195 ADG (mm/ngày) Chiều cao 0,166 ± 0,001a 0,124 ± 0,001b Chiều rộng 0,165 ± 0,007a 0,130 ± 0,008b Chiều dài 0,219 ± 0,003a 0,202 ± 0,006b SGR (%/ngày) Chiều cao 0,589 ± 0,003a 0,465 ± 0,004b Chiều rộng 0,588 ± 0,029a 0,482 ± 0,034b Chiều dài 0,575 ± 0,009a 0,541 ± 0,021a

Những ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Ốc Nhồi khi bố trí thí nghiệm có kích thước trung bình là SH: 22,36; SW: 22,36 và SL: 30,40 mm/con. Sau 75 ngày nuôi, các giá trị này của ốc nuôi ở mật độ 1 (SH: 34,77; SW: 34,74; SL: 46,79 mm/con) đều cao hơn so

với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 31,69; SW: 32,09; SL: 45,59 mm/con). Qua bảng 3.6 ta thấy rằng khi nuôi ốc ở các mật độ khác nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về kích thước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước của ốc Nhồi ở các chỉ tiêu tương ứng cho thấy ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,166; SW: 0,165; SL: 0,219 mm/ngày) có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,124; SW: 0,130; SL: 0,202 mm/ngày). Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về kích thước khi nuôi ốc Nhồi ở 2 mật độ 50 con/m2 và 100 con/m2 (Bảng 3.6).

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao và chiều rộng của vỏ ốc Nhồi. Ở từng chỉ tiêu tương ứng, ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 đều có tốc độ tăng trưởng tương đối cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tương đối ở cả 3 chỉ tiêu (chiều cao vỏ, chiều rộng vỏ, chiều dài vỏ) của ốc nhồi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,589; SW: 0,588; SL: 0,575 %/ngày) tương đồng với nhau hơn so với ốc nhồi nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,465; SW: 0,482, SL: 0,541 %/ngày) (Bảng 3.6).

Kích thước trung bình vỏ ốc nuôi

(a)

(c)

Hình 3.2 Kích thước trung bình của ốc Nhồi qua các lần kiểm tra

a. Chiều cao vỏ ốc, b. Chiều rộng vỏ ốc, c. Chiều dài vỏ ốc

Hình 3.2 cho thấy kích thước trung bình của ốc Nhồi qua các lần kiểm tra. Ốc Nhồi nuôi ở mật độ 1 qua cả 5 lần kiểm tra đều cho kết quả cao hơn so với ốc Nhồi nuôi ở mật độ 2. Mật độ 1: SH: 27,90; 30,89; 32,30; 33,60; 37,44 mm/con; SW: 26,50; 29,93; 31,70; 32,77; 34,74 mm/con; SL: 38,25; 41,57; 43,28; 45,35; 46,80 mm/con. Mật độ 2: SH: 26,90; 29,30; 30,30; 31,10; 31,69 mm/con; SW: 25,70; 28,40; 29,80; 30,90; 32,10 mm/con; SL: 35,58; 39,92; 42,78; 44,36; 45,60mm/con.

Qua hình 3.2 cũng cho thấy ở 30 ngày nuôi đầu tiên chênh lệch kích thước vỏ ốc không có sự sai khác lớn giữa các nghiệm thức. Từ ngày nuôi thứ 30 trở đi, kích thước vỏ ốc nuôi ở 2 mật độ đã có sự khác biệt rõ ràng hơn. Điều này chúng tôi cho rằng, vào thời gian đầu của chu kỳ nuôi, ốc còn nhỏ

và sự cạnh tranh về môi trường sống là không lớn. Mặt khác, nguồn thức ăn trong ao còn rất phong phú do ao nuôi đã được chuẩn bị rất kỹ trước khi thả ốc (bón phân gà và rơm băm nhỏ làm thức ăn tự nhiên ban đầu). Vì thế mà ốc nuôi ở hai mật độ chưa thể hiện được sự khác biệt lớn về kích thước vỏ. Càng về sau của chu kỳ nuôi, kích thước vỏ ốc đã có sự khác biệt rõ ràng. Ốc nuôi ở mật độ 1 có kích thước lớn hơn hẳn so với ốc nuôi ở mật độ 2. Sự khác biệt đó thể hiện rõ ở 2 chỉ tiêu là chiều cao và chiều rộng vỏ ốc, chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc cũng thể hiện sự khác biệt nhưng không rõ ràng như chiều cao và chiều rộng vỏ ốc.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG)

Bảng 3.7 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc

Ngày nuôi

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (mm/ngày)

Chiều cao vỏ ốc Chiều rộng vỏ ốc Chiều dài vỏ ốc

Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 0 ÷ 15 0,370 ± 0,021a 0,302 ± 0,018b 0,276 ± 0,026a 0,222 ± 0,037a 0,524 ± 0,016a 0,365 ± 0,019b 15 ÷ 30 0,199 ± 0,012a 0,160 ± 0,037a 0,228 ± 0,046a 0,180 ± 0,008a 0,221 ± 0,009a 0,269 ± 0,016b 30 ÷ 45 0,093 ± 0,005a 0,067 ± 0,037a 0,118 ± 0,047a 0,093 ± 0,008a 0,114 ± 0,005a 0,191 ± 0,015b 45 ÷ 60 0,087 ± 0,010a 0,053 ± 0,006b 0,071 ± 0,020a 0,073 ± 0,003a 0,138 ± 0,009a 0,105 ± 0,005b 60 ÷ 75 0,078 ± 0,013a 0,039 ± 0,002b 0,132 ± 0,018a 0,080 ± 0,003b 0,097 ± 0,011a 0,083 ± 0,008a

(a)

(c)

Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc

(a) Chiều cao vỏ ốc, (b) Chiều rộng vỏ ốc, (c) Chiều dài vỏ ốc

Tốc độ tăng trưởng bình quân kích thước vỏ ốc được thể hiện qua bảng 3.7 và hình 3.3. Nhìn chung, kích thước vỏ ốc có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi và giảm dần ở giai đoạn sau.

Trong khoảng thời gian 15 ngày nuôi đầu của chu kỳ nuôi, kích thước vỏ ốc có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao nhất (0,222 ÷ 0,524 mm/ngày), trong đó chiều dài vỏ ốc nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng cao nhất (0,524 mm/ngày).

Từ ngày nuôi thứ 15 ÷ 30, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước vỏ ốc giảm mạnh ở cả 2 mật độ nuôi, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngày chiều cao vỏ ốc giảm mạnh nhất. Ốc nuôi ở mật độ 1 đạt (SH: 0,199; SW: 0,228 ; SL: 0,221 mm/ ngày), ốc nuôi ở mật độ 2 đạt (SH: 0,160 ;

SW: 0,180; SL: 0,269 mm/ngày). Kết quả phân tích ANOVA và dùng ngưỡng LSD để so sánh cho thấy: ở giai đoạn 15 ngày nuôi đầu tiên (ngày nuôi 0 ÷ 15) sự sai khác về tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước có ý nghĩa thống kê khi nuôi ốc ở 2 mật độ ở các chỉ tiêu chiều cao và chiều dài vỏ ốc, nhưng ở giai đoạn ngày nuôi 15 ÷ 30 thì sự sai khác chỉ còn có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước vỏ ốc tiếp tục giảm ở giai đoạn tiếp theo của chu kỳ nuôi. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy sự sai khác về kích thước vỏ ốc không có ý nghĩa thống kê khi nuôi ốc ở 2 mật độ trong giai đoạn này. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kích thước vỏ ốc khi nuôi ở mật độ 1 (SH: 0,093; SW: 0,118; SL: 0,114 mm/ngày) vẫn cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,067; SW: 0,093; SL:0,191 mm/ngày).

Từ ngày nuôi 45 ÷ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân kích thước vỏ ốc tiếp tục giảm so với giai đoạn ngày nuôi 30 ÷ 45. Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở 2 chỉ tiêu chiều cao và chiều rộng vỏ ốc. Chúng tôi cho rằng, ở giai đoạn này ốc đã lớn và xãy ra hiện tượng cạnh tranh về môi trường sống, chính vì thế ốc nuôi ở mật độ 1 (SH:0,087; SW: 0,071; SL: 0,138 mm/ngày) cho tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 0,053; SW: 0,073; SL: 0,105 mm/ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn cuối của quá trình nuôi (ngày nuôi 60 ÷ 75), tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của chiều rộng vỏ ốc có tăng lên nhưng không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của chiều cao và chiều dài vỏ ốc giảm tương đối. Ốc nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc đạt (SH: 0,078, SW: 0,039; SL: 0,132mm/ngày), ốc nuôi ở mật độ 2 đạt (SH: 0,039; SW: 0,080; SL: 0,083 mm/ngày).

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày kích thước vỏ ốc nuôi ở mật độ 1 luôn cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2.

Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR)

Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc

Ngày nuôi

Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày)

Chiều cao vỏ ốc Chiều rộng vỏ ốc Chiều dài vỏ ốc Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 1 Mật độ 2 0 ÷ 15 1,477 ± 0,085a 1,231 ± 0,070b 1,134 ± 0,114a 0,928 ± 0,167a 1,532 ± 0,045a 1,104 ± 0,068b 15 ÷ 30 0,679 ± 0,043a 0,569 ± 0,130a 0,808 ± 0,150a 0,666 ± 0,032a 0,554 ± 0,020a 0,711 ± 0,043b 30 ÷ 45 0,296 ± 0,017a 0,224 ± 0,126a 0,386 ± 0,156a 0,321 ± 0,028a 0,270 ± 0,010a 0,462 ± 0,037b 45 ÷ 60 0,264 ± 0,030a 0,174 ± 0,017b 0,220 ± 0,062a 0,242 ± 0,010a 0,311 ± 0,020a 0,241 ± 0,011b 60 ÷ 75 0,228 ± 0,038a 0,126 ± 0,004b 0,390 ± 0,053a 0,253 ± 0,008b 0,210 ± 0,025a 0,184 ± 0,018a

Những ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt thống kê (P<0,05)

(b)

(c)

Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc qua các lần kiểm tra

Tốc độ tăng trưởng tương đối của ốc nhồi về chiều cao, chiều rộng và chiều dài vỏ ốc biến động theo thời gian nuôi. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc cao ở giai đoạn đầu và giảm dần vào giai đoạn sau của chu kỳ nuôi. Cụ thể, ở ngày nuôi 0 ÷ 15 của chu kỳ nuôi, ốc lớn nhanh và cho kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất trong cả quá trình nuôi. Kết quả phân tích ANOVA và dùng ngưỡng LSD để so sánh cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P >0,05) về tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc khi nuôi ốc ở các mật độ khác nhau. Ốc nhồi nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng trưởng tương đối vỏ ốc (SH: 1,477; SW: 1,134; SL: 1,532 %/ngày) cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (SH: 1,231; SW: 0,928; SL: 1,104 %/ngày).

Trong thời gian còn lại của chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc giảm đi rất nhiều so với giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi. Ngày nuôi 15 ÷ 30, tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc giảm rõ rệt so với giai đoạn ngày nuôi 0 ÷ 15. Ốc nuôi ở mật độ 1 đạt (SH: 0,679; SW: 0,808; SL: 0,554 %/ngày), ốc nuôi ở mật độ 2 có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp hơn và đạt (SH: 0,569; SW: 0,666; SL: 0,711 %/ngày). Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P> 0,05) ở chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc, còn chỉ tiêu chiều cao và chiều rộng vỏ ốc không cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn này (bảng 3.8).

Giai đoạn còn lại của chu kỳ nuôi (ngày nuôi 30 ÷75), tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc khi nuôi ốc ở 2 mật độ có giảm xuống và không có sự chênh lệch nhiều ở các nghiệm thức. Ốc nuôi ở mật độ 1 có tốc độ tăng trưởng tương đối các chỉ tiêu kích thước dao động trong khoảng (SH: 0,228 ÷ 0,296; SW: 0,220 ÷ 0,390; SL: 0,210 ÷ 0,311 %/ngày), ốc nuôi ở mật độ 2 dao động trong khoảng (SH: 0,126 ÷ 0,224; SW: 0,242 ÷ 0,321; SL: 0,184 ÷ 0,462 %/ngày). Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài vỏ dao động lớn nhất so với 2 chỉ tiêu còn lại.

Kết quả phân tích thống kê tốc độ tăng trưởng tương đối kích thước vỏ ốc giai đoạn ngày nuôi 60 ÷ 75 cho thấy sự sai khác có ý nghia thống kê ở chỉ tiêu chiều cao và chiều rộng vỏ ốc (P >0,05). Sự sai khác ở chỉ tiêu chiều dài vỏ ốc không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 43 - 54)