Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc Nhồi về khối lượng

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 54 - 62)

Bảng 3.9 Tăng trưởng khối lượng ốc nuôi ở các nghiệm thức

Chỉ tiêu Mật độ 1 Mật độ 2

Ốc thả (g) 6,45a 6,45a

Ốc thu (g) 23,015 ± 0,266a 19,422 ± 0,026b

Khối lượng ốc tăng (g) 16,561 12,968

ADG (g/ngày) 0,221 ± 0,003a 0,173 ± 0,002b

SGR (%/ngày) 1,695 ± 0,012a 1,469 ± 0,023b

Những ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Qua bảng 3.9 ta thấy, khối lượng trung bình ốc khi bắt đầu thí nghiệm ở cả 2 mật độ là 6,45g/con, sau 75 ngày nuôi, khối lượng trung bình của ốc nuôi ở mật độ 1 đạt 23,015 g/con ở mật độ 2 đạt 19,422 g/con. Như vậy ốc nuôi ở mật độ 1 cho khối lượng trung bình cao hơn hẳn so với ốc nuôi ở mật độ 2. Kết quả phân tích ANOVA và dùng ngưỡng LSD để so sánh cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lượng trung bình ốc thu được khi nuôi ốc ở 2 mật độ khác nhau (P<0,05) (Bảng 3.9).

Sau 75 ngày nuôi, ốc nuôi ở mật độ 1 tăng trung bình 16,561g, cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (12,968g/con) là 3,593g.

Khi phân tích thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) cũng cho thấy sự sai khác có ý nghĩa

thống kê khi nuôi ốc ở 2 mật độ khác nhau (P<0,05) trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngày và tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nuôi ở mật độ 1 đều cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (bảng 3.9).

Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng khối lượng ốc nhồi.

Khối lượng trung bình ốc nuôi

Hình 3.5 Khối lượng trung bình ốc nuôi qua các lần kiểm tra

Khối lượng trung bình ốc nuôi ở 2 mật độ khác nhau qua các lần kiểm tra được thể hiện ở hình 3.5. Qua hình 3.5 ta thấy rằng khối lượng trung bình ốc nuôi ở mật độ 1 đều cao hơn so với khối lượng trung bình ốc nuôi ở mật độ 2 trong cả 5 lần thu mẫu kiểm tra. Khối lượng trung bình ốc nuôi ở mật độ 1 đạt 12,06; 16,91; 19,29; 21,03; 23,02 g/con, khối lượng trung bình ốc nuôi ở mật độ 2 đạt 10,88; 15,18; 16,91; 18,26; 19;42 g/con. Nhìn chung ở tháng

nuôi đầu tiên ốc nhồi có tốc dộ tăng trưởng khối lượng trung bình cao hơn so với khoảng thời gian còn lại của quá trình nuôi.

Khoảng thời gian đầu của chu kỳ nuôi (ngày nuôi 0 ÷ 15) cho thấy chưa có sự khác biệt lớn về khối lượng trung bình của ốc nuôi ở 2 mật độ. Chúng tôi cho rằng trong giai đoạn này ốc còn nhỏ, sự cạnh tranh về môi trường sống còn chưa gay gắt, thức ăn sử dụng chưa nhiều. Mặt khác, ao nuôi đã được chuẩn bị rất kỹ trước khi thả ốc, nguồn thức ăn tự nhiên đã được bổ sung rất phong phú bằng cách bón phân gà và rơm băm nhỏ. Chính vì thế mà ở giai đoạn đầu này khối lượng trung bình ốc nuôi ở 2 mật độ khác nhau chưa thể hiện sự chênh lệch rõ rệt.

Từ ngày nuôi thứ 15 trở về sau của quá trình nuôi, khối lượng trung bình ốc nuôi ở 2 mật độ khác nhau có sự chêch lệch rõ ràng hơn. Cụ thể trong 15 ngày nuôi tiếp theo (ngày nuôi 15 ÷ 30) ốc nuôi ở mật độ 1 tăng 4,85g; ốc nuôi ở mật độ 2 tăng 4,3g.

Ngày nuôi 30 ÷ 45, tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình ốc nuôi giảm rõ rệt khi nuôi ốc ở mật độ 2. Trong 15 ngày, khối lượng trung bình ốc nuôi ở mật độ 1 tăng 2,38g; trong khi đó khối lượng trung bình của ốc nuôi ở mật độ 2 chỉ tăng 1,73g. Chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn này ốc đã ở vào giai đoạn tăng trưởng chậm của kích thước, kích thước ốc đã đạt gần mức (gần bằng kích thước ốc khi thu hoạch) (hình 3.3), sự cạnh tranh môi trường sống đã bắt đầu gay gắt. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình của ốc nuôi ở mật độ 2 giảm rõ rệt so với ốc nuôi ở mật độ 1.

15 ngày nuôi tiếp theo (ngày nuôi 45 ÷ 60), khối lượng trung bình của ốc nuôi ở cả 2 mật độ tăng lên không nhiều. Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình đã ổn định hơn so với giai đoạn đầu của quá trình nuôi. Ốc nuôi ở

mật độ 1 vẫn cho khối lượng trung bình cao hơn so với ốc nuôi ở mật độ 2 (hình 3.5)

Kết thúc quá trình nuôi, ốc nuôi ở mật độ 1 có khối lượng trung bình 23,02 g/con, ở mật độ 2 là 19,42 g/con. Kích cỡ ốc thu họach ở mật độ 1 đạt 43,44 con/kg cao hơn so với kích cỡ ốc thu hoạch ở mật độ 2 (51,49 con/kg).

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày khối lượng ốc nuôi

Bảng 3.10 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày khối lượng ốc nuôi

Ngày nuôi Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (g/ngày)

Mật độ 1 Mật độ 2 0 ÷ 15 0,374 ± 0,007a 0,295 ± 0,010b 15 ÷ 30 0,324 ± 0,049a 0,287 ± 0,024a 30 ÷ 45 0,159 ± 0,041a 0,115 ± 0,020a 45 ÷ 60 0,115 ± 0,003a 0,090 ± 0,007b 60 ÷ 75 0,133 ± 0,009a 0,077 ± 0,008b

Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày khối lượng ốc qua các lần kiểm tra

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày khối lượng ốc nuôi được thể hiện qua bảng 3.10 và hình 3.6.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ốc nuôi ở mật độ 1 qua cả 5 lần thu mẫu kiểm tra đều cho kết quả cao hơn ốc nuôi ở mật độ 2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng bình quân ngày của ốc nuôi ở mật độ 1 qua các lần kiểm tra đạt 0,374; 0,324; 0,159; 0,115; 0,133 g/ngày; ốc nuôi ở mật độ 2 đạt: 0,295; 0,287; 0,115; 0,090; 0,077 g/con.ngày. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày khối lượng ốc nuôi cao ở thời gian đầu và thấp dần vào thời gian sau của quá trình nuôi.

Qua các lần thu mẫu kiểm tra nhận thấy tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ốc nuôi cao nhất vào 30 ngày nuôi đầu tiên, ở mật độ 1 dao động trong khoảng 0,324 ÷ 0,374 g/ngày; ở mật độ 2 dao động trong

khoảng 0,287 ÷ 0,295 g/ngày. Thời gian còn lại của quá trình nuôi, ốc có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày thấp hơn, ốc nuôi ở mật độ 1 dao động trong khoảng 0,133 ÷ 0,159 g/ngày; ốc nuôi ở mật độ 2 dao động trong khoảng 0,077 ÷ 0,115 g/ngày.

Để so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ốc nuôi qua các lần thu mẫu, chúng tôi tiến hành phân tích ANOVA 1 nhân tố và dùng ngưỡng LSD để so sánh. Kết quả cho thấy ở các giai đoạn ngày nuôi 0 ÷ 15, 45 ÷ 60 và 60 ÷ 75, sự sai khác về về tốc độ tăng trưởng khối lượng bình quân có ý nghĩa thống kê (p<0,05); các giai đoạn còn lại (ngày nuôi 15 ÷ 30 và 30 ÷ 45) thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nuôi

Bảng 3.11 Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nuôi

Ngày nuôi Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày)

Mật độ 1 Mật độ 2 0 ÷ 15 4,169 ± 0,096a 3,480 ± 0,127b 15 ÷ 30 2,249 ± 0,288a 2,222 ± 0,162a 30 ÷ 45 0,883 ± 0,255a 0,721 ± 0,128a 45 ÷ 60 0,574 ± 0,016a 0,513 ± 0,044a 60 ÷ 75 0,602 ± 0,034a 0,410 ± 0,043b

Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc qua các lần kiểm tra

Qua bảng 3.11 ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nhồi cao ở thời gian đầu và thấp dần vào thời gian cuối của quá trình nuôi. Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nhồi nuôi ở mật độ 1 (4,169; 2,249; 0,883; 0,574; 0,602 %/ngày) qua cả 5 lần thu mẫu kiểm tra đều cao hơn so với ốc nhồi nuôi ở mật độ 2 (3,480; 2,222; 0,721; 0,513; 0,410 %/ngày) (Bảng 3.11).

Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc có sự chênh lệch rõ ràng ở giai đoạn ngày nuôi 0 ÷ 15 và 60 ÷ 75. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng ốc nhồi ở 2 giai đoạn này (P<0,05), ở các giai đoạn còn lại thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

3.4 Tỷ lệ thịt ốcBảng 3.12 Tỷ lệ thịt ốc ở các nghiệm thức Bảng 3.12 Tỷ lệ thịt ốc ở các nghiệm thức Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Mật độ 1 Mật độ 2 Min 68,73 62,66 Max 79,40 69,49 Tỷ lệ thịt 74,733 ± 2,811a 66,094 ± 1,545 b

Những ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt thống kê (P<0,05)

Hình 3.8 Tỷ lệ thịt ốc ở các nghiệm thức nuôi

Tỷ lệ thịt ốc ở các nghiệm thức nuôi được thể hiện qua bảng 3.12 và hình 3.8. Tỷ lệ thịt ốc ở các nghiệm thức nuôi dao động trong khoảng 62,66 ÷ 79,40%. Kết quả kiểm tra sau 75 ngày nuôi cho thấy, ốc nuôi ở mật độ 1 có tỷ lệ thịt ốc cao hơn ốc nuôi ở mật độ 2. Kết quả phân tích thống kê cũng

cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thịt ốc khi nuôi ốc ở 2 mật độ này.

Một phần của tài liệu Xác định loại thức ăn ưa thích và ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ốc nhồi ( pila polita deshayes) nuôi trong ao ở thành phố vinh luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w