Vần và nhịp trong Khối vuông rubic

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic (Trang 89 - 96)

Vần và nhịp là là hai yếu tố cơ bản đảm bảo sự liên kết trong kết cấu văn bản của một bài thơ. Từ xưa đến nay, trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu lí luận, người ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của hai yếu tố này trong việc tạo nên tính nhạc và chất thơ cho một tác phẩm nghệ thuật. nghiên cứu các đơn vị chỉnh thể của tổ chức bài thơ, chúng ta không thể không xem xét hai yếu tố này.

3.2.3.1. Vần thơ trong Khối vuông rubic

Từ góc độ ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ trong công trình Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học đã định nghĩa về vần như sau: “Vần là sự hòa âm,

cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp [3, tr.12].

Trong Khối vuông rubic, thể thơ mà Thanh Thảo lựa chọn và sử dụng là thể thơ tự do và thể thơ văn xuôi. Cả hai đều là những thể thơ không chịu sự ràng buộc của các quy tắc về vần nhịp, không hạn định về số lượng câu chữ. Do vậy, vần trong tập thơ này xuất hiện không nhiều và vị trí của vần trong các bài thơ cũng không cố định mà được phân bố một cách khá linh hoạt. Riêng bài thơ Khối vuông

rubic, vì viết bằng thể thơ văn xuôi nên vần chỉ xuất hiện một lần duy nhất khi tác

Bình yên nhé em ơi, và kiên nhẫn. Anh đã học điều này từ buổi chia li. Ta như cọng bàng vươn lên chầm chậm như hoa móng bò làm dịu mát đường đi.

Trong 10 bài thơ còn lại, vần cũng chỉ xuất hiện rất ít. Theo kết quả khảo sát

của chúng tôi, trong mười bài thơ này, vần chỉ xuất hiện 71 lần trên tổng số 56 trang thơ. Trung bình, một trang thơ vần xuất hiện 1.2 lần.

Mặc dù xuất hiện với số lượng không nhiều nhưng trong Khối vuông rubic, Thanh Thảo đã phát huy tối đa hiệu quả thẩm mĩ của vần trong việc biểu đạt nội dung của tác phẩm. Chẳng hạn, trong Đêm trên cát, khi xây dựng hình tượng người anh hùng Cao Bá Quát, để thể hiện tâm trạng hụt hẫng, chới với, chán chường của nhân vật, nhà thơ sử dụng những vần thơ có âm cuối là những bán nguyên âm có độ mở hẹp hoặc các phụ âm vang mũi kết hợp với thanh điệu bằng phẳng để tạo ra âm điệu dàn trải kéo dài trong các dòng thơ:

ta đã giải trọn kiếp người

với dòng sông dựng ngang trời thanh gươm với bài ca thuở khốn cùng

hát bên người đói ngập ngừng xin cơm với tàn nhẫn lời roi song

cháy trên da thịt hãy còn biết đau

Ở những dòng thơ này, sự hòa phối giữa bán nguyên âm có độ mở hẹp và các

phụ âm vang mũi làm cho âm hưởng câu thơ như không thoát ra được mà nghèn nghẹn trong lòng. Nỗi chán chường, sự u uất của nhân vật hiện lên từ đó. Ngược lại, khi diễn tả thái độ dứt khoát, kiên quyết đạp đổ sự cương tỏa của chế độ phong kiến của Cao Bá Quát, Thanh Thảo lại sử dụng những vần thơ có kết thúc là những phụ âm cuối tắc, vô thanh phối hợp với những thanh trắc. Do đó, âm hưởng của vần thơ phát ra nghe rất khỏe, gọn và sắc.

những giọt nước mắt tắt nhanh trên cát những giọt nước mắt chẳng cần hóa ngọc

ném gông dài làm chiếc thang mây cười dội tới những tầng cao chất ngất

Trong tác phẩm Một người lính nói về thế hệ mình, khi tái hiện cái khốc liệt, dữ dội của chiến tranh, Thanh Thảo sử dụng rất nhiều vần ép có âm cuối kết thúc là những phụ âm tắc, vô thanh, kết hợp với những thanh điệu trắc.

bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét vỏ đồ hộp lăn lóc

cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom một tiếng gà bất chợt

bên bờ kinh hoang tàn

Thế nhưng, khi thể hiện tâm hồn trong trẻo, khoáng đạt, vô tư của người lính,

nàh thơ lại sử dụng những âm tiết hiệp vần có âm cuối kết thúc là những phụ âm vang mũi kết hợp với những thanh điệu có âm vực cao, bằng phẳng.

lòng vô tư như gió chướng trong lành như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh

Và cũng như thể thơ, vần thơ trong Khối vuông rubic biến hóa theo từng nội dung mà Thanh Thảo muốn thể hiện. Vần thơ trong tập thơ này vì thế không chỉ có chức năng liên kết câu thơ, dòng thơ, đoạn thơ mà còn có giá trị biểu hiện rất cao. 3.2.3.2. Nhịp thơ trong Khối vuông rubic

Vần tuy là một yếu tố quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong mọi bài thơ, nhất là thơ tự do. Trong khi đó, nhịp thơ – một yếu tố có quan hệ khăng khít với vần, lại mang tính tất yếu, phổ quát. “Nếu không có nhịp điệu, người ta không bao giờ nhận thức nổi, nhận thức đúng về nội dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn

từ được phát ra tưởng chừng như vô tận theo thời gian. Nhờ nhịp điệu gắn liền với những chỗ ngừng, ngắt được phân bố hợp lí căn cứ vào quy luật tổ chức nội dung ngữ nghĩa của ngôn từ và khả năng chú ý, theo dõi cũng như nhịp thở tùy trạng thái tâm lí của độc giả mà chuỗi ngôn từ kia được cấu trúc, trở thành tác phẩm nghệ thuật, có khả năng gây xúc động và đưa lại những nhận thức mới về cuộc sống. So với văn xuôi, nhịp điệu của thơ có tính tổ chức cao hơn hẳn, đến mức nó trở thành yếu tố đặc trưng nhất của thơ. Bởi chức năng cơ bản của thơ là biểu hiện, bộc lộ cảm xúc mà cảm xúc lại là một yếu tố khó nắm bắt nên nhịp điệu trong thơ vứa phải đảm trách việc phân định lớp lang của dòng cảm xúc, vừa thuyết minh cho chính dòng cảm xúc ấy. Trong tác phẩm thơ, câu thơ, dòng thơ rất ít khi được tổ chức một cách đầy đặn như câu văn xuôi mà thường được rút gọn ở mức tối thiểu nên nhịp điệu trở thành yếu tố tạo nên tính hàm súc cho ngôn ngữ thơ.

Nhịp điệu được nhận biết “thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của nhưng đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ” [5, tr.64].

Thông thường, để khảo sát hình thức nhịp điệu của một bài thơ, ta có thể dựa

vào nhiều đơn vị tổ chức văn bản như câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, nhưng “thực tế cho thấy rằng giữa chúng, câu thơ (dòng thơ) là đơn vị tạo nhịp cơ bản nhất” [5, tr.66]. Tuy nhiên, trong Khối vuông rubic, vấn đề lại không đơn giản như vậy. Trong tập thơ này, ranh giới giữa câu thơ rất ít trùng với dòng thơ, có những câu thơ trải dài ở rất nhiều dòng thơ, thậm chí là cả đoạn thơ, do vậy, đơn vị cấu tạo cơ sở của nhịp nhiều khi không phải là câu thơ mà là đoạn thơ. Theo đó, mỗi dòng thơ trong đoạn thơ tương ứng với một đơn vị nhịp điệu. Thực ra, hiện tượng này không phải chỉ có trong Khối vuông rubic mà có xuất hiện trong một số bài thơ tự do của các nhà thơ khác. Về vấn đề này, tác giả Phan Huy Dũng trong Kết cấu thơ trữ tình khi bàn về nhịp trong thơ tự do đã khẳng định: “Trong những bài thơ tự do phóng túng nhất, đơn vị cấu tạo cơ sở của nó không phải là câu mà là đoạn. Trước đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng này, sự khảo sát về nhịp phải bắt đầu trước hết vào các đoạn thơ của bài thơ” [5, tr.67-68]. Như vậy, kiểu cấu tạo nhịp điệu này là đặc điểm chung của tất cả những bài thơ tự do phóng túng nhất. Thế nhưng trong những tập thơ của các tác giả khác, chẳng hạn như Thư mùa đông của Hữu Thỉnh và Ánh trăng của Nguyễn Duy, những bài thơ tự do phóng túng không phải là nhiều, và do vậy, hiện tượng nói trên cũng xuất hiện rất ít trong tác phẩm của họ và không phải là một điểm đáng chú ý. Ngược lại, trong Khối vuông rubic, Thanh Thảo không ngừng vượt thoát khỏi giới hạn của dòng thơ, thể thơ, và vì vậy, hiện tượng này trở thành phổ biến, nó cho thấy sự phóng túng thực sự của người viết. Chẳng hạn:

đó là những người qua trước/ không phải trước hai mươi năm/ đó là những người qua sau/ không phải sau hai mươi năm/ mà vào buổi chiều ấy/

trên những dòng kinh ấy/ pháo bắn và nước chảy/ thế hệ chúng tôi/

nhìn rất rõ/

mặt mình/

(Một người lính nói về thế hệ mình) phi qua những ngọn đồi mùa đông/

(Từ đền cao) những tiếng đàn bọt nước/

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt/ lila- lila- lila/

với vầng trăng chuếnh choáng/ trên yên ngực mỏi mòn/

(Đàn ghita của Lorca)

Một điều nữa cũng rất đáng lưu ý là cùng với cách ngắt nhịp hết sức linh hoạt, trong từng bài thơ, Thanh Thảo còn tạo cho nhịp điệu trong tác phẩm khả năng dẫn dụ, thôi miên tựa âm nhạc khi nhà thơ luôn luôn chú ý phối hợp âm điệu trầm bổng, luân phiên bằng trắc cuối mỗi dòng thơ. Nhờ thế, dù vần thơ không xuất hiện nhưng tính nhạc trong mỗi tác phẩm của tập thơ này vẫn hiện lên rất rõ. Nhịp điệu trong Khối vuông rubic có thể nhanh chậm, ngắn dài, mau thưa khác nhau tùy theo sự vận động của cảm xúc, của nội dung được biểu hiện. Vì thế, mỗi bài thơ trong tập thơ này giống như một bản hợp âm của cảm xúc, của nhịp điệu. Chẳng hạn, trong Đêm trên cát, khi khắc họa tâm trạng chán chường của nhân vật Cao Bá Quát trước thực tại đen tối của triều đình, nhịp điệu trong tác phẩm trở nên đều đều, dàn trải, ngừng ngắt một cách chậm chạp, nặng nề. Nói cách khác, đó là nhịp của sự gãy đổ trong vô thức, nhịp của những hy vọng va đập vào thực tại đen tối đã trở thành thất vọng.

bao giờ/

ta không định ra đi hay ở lạ/i hoa gạo trong sương sớm/ nung nấu lòng kẻ xa/

ta đứng/ phía mặt trời lên chậm/ nửa đường đời/ cơn gió thoảng qua

bao giờ/

câu hát thời bé dại/

“ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”/ sẽ tới lúc chăng/

con nghê đá/ nguời lính canh hóa đá/ đêm cứng khô/ như một bức tường/ ai thả rơi từng bước chân/

hoang vắng/… áo phong trần/ tả tơi

Thế nhưng khi Cao Bá Quát giương ngọn cờ cay đắng và vung sự thật như cái vồ bằng đá/ giáng xuống những cơn mê thì nhịp điệu lúc này lại trở nên nhanh,

mạnh, dồn dập. Đó là nhịp điệu của tiếng thét gọi, sự thức tỉnh. hãy tỉnh dậy từ giấc ngủ nhằm đánh lừa cái bụng đói nhằm an ủi vết thương sâu

Và sau tiếng thét gọi ấy, tất cả bừng tỉnh, nhịp điệu lúc này trở nên nhẹ nhàng, thoải mái với tốc độ lưu chuyển chậm hơn, đều đặn hơn. Đó là nhịp điệu của cuộc sống đã được thức tỉnh.

như người thức giấc sau mộng mị/ mùa xuân dụi mắt cười ngơ ngác/ dòng sông mở mát xanh mời mọc/ vươn khỏi cô đơn

hoa bừng tỉnh đón niềm vui ngây ngất/ hoa thanh thản chết đi từng khoảng khắc/ hoa nhẹ nhàng báo trước những lo âu/

Bàn về nhịp điệu trong thơ, Thanh Thảo đã từng khẳng định: “không phải bất cứ nhà thơ nào cũng có nhịp điệu thơ của riêng mình, bởi cái hoàn toàn hình thức đó lại không hình thức chút nào cả. Nhịp điệu thơ – nó xuất phát từ trong máu, nó

vọt trào ra đâu từ cái giếng ngầm nào đó bên trong nhà thơ. Nó băng đi hăy ngắt quãng, dồn nén hay bùng cháy cũng từ một bộ điều khiển nào đó bên trong nhà thơ” [MMLBM, 107]. Có thể nói, trong Khối vuông rubic, nhịp thơ thực sự được xuất phát từ mạch cảm xúc của tác giả. Do đó, nó không chỉ là một hình thức ngôn ngữ đơn thuần mà còn là phương tiện biểu hiện nội dung. Và đó cũng là một nét sáng tạo của Thanh Thảo trong tập thơ này.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic (Trang 89 - 96)