Thực trạng sử dụng CNTT vào dạy học chương

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 cơ bản với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 40)

Dựa vào kết quả phiếu điều tra tình hình sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức hoạt động dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” cho thấy việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã được triển khai mạnh ở khắp các trường học với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng hầu hết là hình thức thiết kế các bài giảng điện tử (phần lớn là sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint hay sử dụng phần mềm

Violet). Các bài giảng điện tử thông thường được download từ mạng về chỉnh sửa hoặc

tự làm và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất lượng chưa cao, chưa phát huy được điểm mạnh của CNTT. Có rất ít những giáo án được tích hợp Multimedia, các thí nghiệm mô phỏng, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng. Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang mang tính chất thời vụ, theo phong trào và thậm chí là đối phó. Phần lớn giáo viên rất ngại việc ứng CNTT trong dạy học do thiết kế một bài giảng điện tử, thu thập các tư liệu điện tử mất rất nhiều thời gian và việc tổ chức một bài giảng

có ứng dụng CNTT cũng rất phiền phức vì đa số mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 phòng học máy chiếu, rất ít so với nhiều môn học, nhiều lớp.

Chương “Mắt. Các dụng cụ quang” cũng được nhiều giáo viên chú trọng nên có đầu tư bằng bài giảng điện tử. Nhìn chung khả năng trình diễn thông tin chưa được sinh động, học sinh chưa có chiều sâu về kiến thức, khả năng tự nghiên cứu để tìm kiếm tri thức còn hạn chế, chưa được sử dụng một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học. Hướng dẫn công việc ở nhà cho học sinh chưa được chú trọng nên chưa phát huy tính tự học, chủ động tìm kiếm tri thức.

2.3. Nội dung cơ bản của Website hỗ trợ việc tự học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 cơ bản

Website dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” hy vọng sẽ khắc phục phần nào khó khăn cho thực trạng trên. Khi xây dựng Website chúng tôi rất quan tâm đến mục đích của Website là dạy học. Do đó giao diện không cầu kỳ, các liên kết tiện lợi nhằm giúp học sinh và giáo viên truy cập nhanh chóng đến một nội dung kiến thức. Nội dung chính xác và logic nhằm đạt được mục đích phát triển năng lực tự học của học sinh.

2.3.1. Site “Trang chủ”

Site trang chủ là trang đầu tiên của Website. Nội dung của trang này nhằm giới thiệu và hướng dẫn sử dụng website. Từ Site này người đọc có thể tìm đến bất kỳ trang nào của Website theo mục đích sử dụng.

Hình 2.1. Site “Trang chủ”

2.3.2. Site “Bài giảng điện tử”

Site bài giảng điện tử chứa đựng 8 bài giảng điện tử của chương, các bài giảng điện tử thể hiện toàn bộ hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đã được minh họa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện. Trong Website dạy học, việc hình thành các site bài giảng điện tử đã thể hiện thế mạnh và hiệu quả trong thiết kế và trình diễn kịch bản của bài giảng, tổ chức tốt các slide trình chiếu phục vụ bài giảng như một giáo án, giáo viên có thể hoàn toàn chủ động điều khiển bài giảng theo mục đích dạy học của mình. Học sinh cũng có thể tự học trước bài mới thông qua các các bài giảng điện tử này.

Hình 2.2. Site “Bài giảng điện tử ”

2.3.3. Site “Giáo án”

Site giáo án chứa đựng giáo án của 8 bài trong chương “Mắt. Các dụng cụ quang” dưới dạng file Word để giúp giáo viên tham khảo tiến trình dạy học. Giáo án được coi như một “kịch bản” về những hoạt động của học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên. Một giáo án đổi mới được đảm bảo những quy định sau:

- Lượng hóa các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ - Xác định các điều kiện cần chuẩn bị cho các tiết học. - Chia hoạt động thành những đơn vị kiến thức. - Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.

- Hoạch định các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên tương ứng với mỗi hoạt động học tập của học sinh.

- Hoạch định các hoạt động học tập của học sinh thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn vị kiến thức nói trên.

Hình 2.3. Site “Giáo án ”

2.3.4. Site “Tự học”

Trong site này gồm có 4 phần cho học sinh tự học: Kiến thức cơ bản; Kiểm tra kiến thức; Em có biết?; Từ điển Vật lí, cụ thể:

+ Trong phần “Kiến thức cơ bản” trình bày kiến thức trọng tâm của mỗi bài. Đây là phần cốt lõi của nội dung từng bài học giúp học sinh tự hệ thống hóa kiến thức sau khi học xong một bài, một chương. HS cũng có thể xem trước khi học bài mới ở nhà để xác định được nội dung cần nắm. Sau khi giáo viên dạy xong 1 bài, 1 chương, yêu cầu học sinh học phần “kiến thức cơ bản” theo nội dung tương ứng.

Hình 2.4. Phần “Kiến thức cơ bản”

+ Phần “Kiểm tra kiến thức”: Học sinh cũng có thể kiểm tra ngay khi vừa mới học xong bài mới ở tại lớp để củng cố kiến thức, cũng có thể về nhà làm lại bài để rèn luyện kỹ năng vận dụng hoặc để củng cố trình độ xuất phát trước khi học bài mới kỹ năng vận dụng khi làm việc với nội dung mới. Giáo viên cũng có thể dùng phần này để kiểm tra bài cũ của học sinh. Đây là điểm mạnh của Website dạy học, nó cho phép học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình một cách nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Từ đó học sinh lập tức khắc phục những yếu điểm của mình. Với phần mềm trắc nghiệm Wondershare QuizCreator sẽ giúp học sinh trả lời những câu hỏi nhanh, những bài tập cơ bản theo từng mức độ. Đặc biệt, đối với những bài tập ở mức độ khó thì giáo viên kèm theo hướng dẫn giải để học sinh tự kiểm tra lại bài giải của mình. Từ đó phát triển được năng lực tự học của học sinh.

Hình 2.6. Nội dung trong site “Kiểm tra kiến thức”

+ Phần “Em có biết?”: Giúp học sinh hiểu sâu và rõ nội dung kiến thức đã học bằng những hiện tượng vật lí, trả lời những câu hỏi có thể các em chưa biết. Từ đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo viên cũng có thể dùng những câu hỏi trong phần này để tạo tình huống có vấn đề trong quá trình giảng dạy.

Hình 2.7. Phần “Em có biết”

+ Phần “Từ điển Vật lý” trình bày khái niệm các đại lượng, các hiện tượng vật lý có liên quan đến kiến thức của chương. Phần này sẽ hỗ trợ nhanh nhất cho học sinh trong quá trình kiểm tra kiến thức khi cần thiết để học sinh hiểu sâu kiến thức hơn.

Hình 2.8. Phần “Từ điển Vật lý”

2.3.5. Site “Thông tin bổ sung”

Site này giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức ở nhà sau khi đã học bài mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.9. Site “Thông tin bổ sung”

2.3.6. Site “Thư viện Vật lý”

Gồm thư viện ảnh, thư viện video. Các nguồn tư liệu này được chụp trực tiếp từ thí nghiệm thật hoặc được tạo ra từ phần mềm Flash hoặc được lấy từ Website trên Internet rồi biên tập lại.

Thư viện này dùng làm tư liệu cho giáo viên tham khảo để thiết kế bài giảng của mình được sinh động. Giúp học sinh xem lại những thí nghiệm ở lớp chưa nắm rõ hoặc tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến nội dung của chương để nâng cao kiến thức thông qua các

video và hình ảnh.

Hình 2.10. Site “Thư viện Vật lý”

2.3.7. Site “Học giỏi vật lý”

Nội dung của site này là các phương pháp học tốt môn Vật lý THPT. Nội dung này hỗ trợ cho giáo viên phương pháp dạy học sinh tự học. Đồng thời, giúp học sinh lựa chọn cho mình phương pháp học phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lý ở trường THPT.

2.3.8. Site “Vật lí vui”

Site này sẽ trình bày các thí nghiệm vui, các kiến thức đố vui và các ứng dụng vật lý, rất gần gũi trong đời sống. Nội dung của site này sẽ hỗ trợ cho giáo viên thêm kiến thức phong phú để khi giảng dạy. Đối với học sinh vừa là thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa là mở rộng, đào sâu kiến thức và đặc biệt là giúp các em thêm hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức vào đời sống.

Hình 2.12. Site “Vật lý vui”

2.3.9. Site “Lịch sử vật lí”

Đối với giáo viên vật lý việc nắm vững lịch sử vật lý sẽ giúp cho họ có được phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Đối với học sinh sẽ giúp cho các em tăng thêm tình yêu khoa học, trân trọng những đóng góp quý báu của các nhà khoa học cho nhân loại. Qua đó, các em hình thành ước mơ nghiên cứu khoa học. Trong site này sẽ trình bày tiểu sử của các nhà bác học có liên quan đến kiến thức của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” và có sưu tầm những câu chuyện lịch sử của các nhà bác học tiêu biểu cho nền vật lý hiện đại.

Hình 2.13. Site “Lịch sử Vật lý”

2.3.10. Site “Liên kết”

Trang này chứa một số link đến các trang vật lý liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Hình 2.14. Site “Liên kết”

2.4. Xây dựng tiến trình dạy học của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” bằng Website dạy học dạy học

Giáo án 1:

Tiết 56 Bài 28: LĂNG KÍNH

I. Mục tiêu.

a. Về kiến thức

- Trình bày được hai tác dụng của lăng kính: + Tán sắc chùm ánh sáng trắng

+ Làm lệch về phía đáy một chùm tia sáng đơn sắc - Nêu được các ứng dụng của lăng kính

b. Về kĩ năng: Vẽ được đường truyền ánh sáng qua lăng kính c. Về thái độ: Yêu thích môn Vật lý

II. Chuẩn bị: Các loại lăng kính (nếu có)

III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp, nắm sĩ số (1’)

2. Bài mới. (Bài giảng “Lăng kính” trong Website dạy học)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Đặt vấn đề: (5’) Sau mỗi cơn mưa, hoặc sáng sớm vào mùa có sương mù thì chúng ta quan sát thấy hiện tượng gì dưới chân trời? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hãy thích hiện tượng cầu vòng. - Yêu cầu HS nhận xét

<>Trong hiện tượng cầu vòng, giọt mưa đóng vai trò như “Lăng kính”. Vậy lăng kính có cấu tạo như thế nào? Có tác dụng gì?

- Giới thiệu lăng kính, các loại thấu kính (dựa vào vật thật)

- Hãy tìm ra vật nào là lăng kính.

GV cho điểm cộng nếu HS trả lời đúng (HS tự học tốt)

- Lăng kính có cấu tạo như thế nào?

<>Lăng kính thường có dạng lăng trụ tam giác.

- Giới thiệu các đặc trưng của

Hiện tượng cầu vòng

Suy nghĩ, dự đoán, giải thích . (có thể xem trước

phần “Em có biết?”)

Tiếp nhận vấn đề

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo lăng kính. (10’)

HS đã xem bài trước ở nhà trên Website nên chọn ra lăng kính

- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất.

I. Cấu tạo lăng kính

Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng

lăng kính qua hình vẽ.

- Khi cho ánh sáng trắng qua lăng kính thì có hiện tượng gì?

- Gọi cá nhân lên cho ánh sáng tuyền qua lăng kính

- Cho HS xem lại hình ảnh ánh

sáng trắng bị tán sắc khi qua lăng kính.

<> Đó là sự tán sắc ánh sáng bởi lăng kính do Niu-tơn khám phá ra năm 1669.

- Hãy giải thích hiện tượng cầu vòng.

- Hiện tượng cầu vòng thường xuất hiện khi nào? Vì sao? Tại sao cầu vòng có dạng một vòng cung?

<> Về nhà hãy xem phần “Em có biết?” trong Website dạy học

- Ghi nhận các đặc trưng của lăng kính.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua lăng kính (15’)

Tranh luận, Nhắc lại (học ở lớp 9)

- HS tiến hành TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xem hình ảnh

- Ghi nhận tác dụng tán sắc của lăng kính.

Giải thích hiện tượng cầu vòng.

Sau cơn mưa, hoặc nắng sớm vào lúc có sương mù ta thấy hiện tượng cầu vòng. Giải thích hiện tượng cầu vòng.

Ghi nhận nhiệm vụ

lăng trụ tam giác.

Một lăng kính được đặc trưng bởi:

+ Góc chiết quang A; + Chiết suất n.

II. Đường đi của tia sáng qua lăng kính

1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng

Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau.

Đó là sự tán sắc ánh sáng.

để tìm hiểu thêm về hiện tượng cầu vòng.

- Hãy vẽ hình về đường truyền các tia.

- Nhận xét cách vẽ của học sinh, đưa ra đáp án đúng.

- Yêu cầu học sinh nhận xét về tia ló ra khỏi lăng kính.

- Yêu cầu học sinh thực hiện C1. - Nhận xét câu trả lời của học sinh: Vì ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang hơn nên i > r (không có phản xạ toàn phần)

- Nhận xét và giới thiệu góc lệch.

-

Phần III (đọc thêm) – Về nhà xem phần “Kiến thức cơ bản”

- Vẽ hình theo nhóm

- Xem lại từng bước cách

vẽ trên website

- Tia ló lệch về phía đáy lăng kính.

- Thực hiện C1 theo nhóm

- Ghi nhận khái niệm góc lệch

Ghi nhận nhiệm vụ về nhà tự học

Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng của lăng kính. (10’)

- HS có thể nêu công dụng

2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI.

+ Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính.

+ Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy của lăng kính.

Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính.

III. Các công thức của lăng kính (đọc thêm)

- Lăng kính có các tác dụng như vậy. Hãy nêu công dụng của lăng kính.

GV cho điểm cho HS trả lời đúng (HS tự học tốt)

- Bộ phận chính của máy quang phổ?

- Máy quang phổ hoạt động như thế nào?

- Giới thiệu máy quang phổ qua hình ảnh.

- Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần. - Giới thiệu máy quang phổ qua hình ảnh.

- Hãy giải thích sự phản xạ toàn phần ở hai mặt bên của lăng kính. - Nhận xét câu giải thích của HS và cho điểm hoặc điểm cộng cho

HS trả lời đúng tuỳ theo mức độ trả lời của HS (mức độ tự học của HS)

của lăng kính: Máy quang phổ, lăng kính phản xạ toàn phần (HS đã tự học ở website)

- Cá nhân trả lời theo sự hiểu biết của mình

Ghi nhận cấu tạo, hoạt động của máy quang phổ

- Cá nhân trả lời theo sự hiểu biết của mình

- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần.

- HS giải thích sự phản xạ toàn phần ở hai mặt bên của lăng kính

Ghi nhận

IV. Công dụng của lăng kính Lăng kính có nhiều ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật. 1. Máy quang phổ Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.

Máy quang phổ phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng.

2. Lăng kính phản xạ toàn phần

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 cơ bản với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 40)