Khái niệm năng lực tự học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 cơ bản với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 26)

Năng lực tự học có thể khái niệm như sau:

- Năng lực tự học là thuộc tính riêng lẻ của mỗi cá nhân người học, nhờ được thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó, mặc dù bỏ ra ít sức lao động mà vẫn đạt hiệu quả cao.

- Năng lực tự học là khả năng mỗi cá nhân tự hoàn thiện thông qua rèn luyện, trang bị, bổ sung kiến thức cho mình thông qua bằng nhiều hình thức, phương tiện.

- Năng lực tự học môn Vật lý của học sinh thể hiện ở chỗ bản thân mỗi học sinh biết tự quan sát phân tích, biết dự đoán, kiểm chứng,...trên cơ sở đó rút ra kết luận, hình thành định luật vật lý. Đồng thời, tự hoàn thiện kiến thức học tại lớp, vận dụng để giải thích được hiện tượng vật lý trong thực tế, cũng như giải các bài tập theo yêu cầu của chương trình, bên cạnh đó còn biết đề xuất những vấn đề vương mắc trong học tập, cũng như một số hiện tượng vật lý thường gặp trong thực tế.

- Năng lực tự học của học sinh còn thể hiện ở chỗ tự kiểm tra những kiến thức, kỹ năng của mình. Thông qua đó các em tự bổ sung những kiến thức còn thiếu.

1.3.2. Vì sao phải phát triển năng lực tự học cho học sinh?

a. Phát triển năng lực tự học cho học sinh chính là phát huy tối đa nội lực của học sinh:

- Để thực hiện được chiến lược giáo dục 2009 – 2020 (công bố dự thảo lần thứ

13 chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020) thì học sinh phải trải qua quá

trình học tập lâu dài bằng nhiều hình thức như học ở trường lớp, học ở nhà, học ở bạn bè, học ở mọi người,...

- Ở bậc THPT, các kiến thức vật lý học sinh được học chủ yếu ở giờ trên lớp, qua việc học tập học sinh tích luỹ dần kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản, biến kiến thức đã học thành của riêng cho mình để vận dụng và giải quyết một số vấn đề có liên quan trong quá trình khám phá ra kiến thức mới, hoặc giải quyết những vấn đề nâng cao.

- Trong thực tế, việc học của học sinh hiện nay chủ yếu là do ngoại lực tác động vào đó là: Của gia đình, của thầy cô, của bạn bè,...Do đó, học sinh có tư tưởng trông chờ

ỷ lại, học sinh không tự mình làm hoặc không muốn làm chỉ nhờ vào sự truyền thụ của giáo viên “thầy làm sẵn”. Điều đó thường gặp trong thực tế nếu giao bài tập hơi khác so với bài thầy đã làm, học sinh thường lúng túng không tự mình tìm ra hướng giải, hoặc cách giải, hoặc học sinh tự mình không thể tiến hành.

Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy phát huy tối đa nội lực của học sinh là khâu then chốt để quyết định chất lượng giáo dục. Do đó, phát huy tối đa nội lực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

b. Phát triển năng lực tự học cho học sinh sẽ giúp cho học sinh tự học, tự rèn luyện, tự nâng cao kiến thức

- Sau quá trình học tập, học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp các em phải tự hiểu sâu và vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. Muốn vậy, đòi hỏi học sinh phải biết tự cân đối thời gian học tập ở trường và thời gian học tập ở nhà bằng nhiều hình thức. Trên cơ sở đó các em tự rèn luyện, tự trang bị, tự bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết. Tự đào sâu và mở rộng kiến thức, tự hệ thống tổng hợp hoá kiến thức giúp các em hiểu rõ, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức đã học. Thông qua đó hình thành cho học sinh những thói quen tự rèn luyện, say mê học tập và ý thức được việc học tập là một nhu cầu cần thiết. Từ đó, các em tự hình thành cho mình động cơ và thái độ học tập đúng đắn để nâng cao kiến thức.

Tuy nhiên, phát triển năng lực tự học của học sinh không có nghĩa là giáo viên khoán trắng cho học sinh để học sinh tự tìm hiểu SGK, tự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan. Giáo viên phải là người chủ đạo cố vấn; thiết kế, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động một cách phù hợp để giúp học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức theo một con đường và thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất.

1.3.3 Những điều kiện và kỹ năng mà học sinh THPT cần có để phát triển năng lực tự học môn Vật lý

a. Những điều kiện cần thiết:

+ Độc lập suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề

Trong các hiện tượng trong tự nhiên có những hiện tượng vật lý. Từ những hiện tượng đó học sinh có thể đề xuất vấn đề cần giải quyết, nhu cầu giải quyết dựa vào những kiến thức và suy nghĩ của mình. Bằng những kiến thức đã học học sinh có thể đề ra phương án và tiến hành thí nghiệm. Nếu làm được điều này thì học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ rất rõ bởi “tôi làm thì tôi hiểu”

+ Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn

- Xác định được động cơ – thái độ học tập đúng đắn “trở thành công dân có ích cho đất nước ”

- Học để “ngày mai lập nghiệp”

- Học để đạt được 4 trụ cột của việc giáo dục: “học để biết, hiểu, làm và học để biết cách ứng xử với mọi người”.

+ Ham hiểu biết, có tinh thần học hỏi, có thói quen đọc sách, say mê tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ

+ Có ý chí vượt khó, cần cù, kiên trì + Có kỹ năng đọc và hiểu tốt

+ Có đầy đủ các điều kiện và phương tiện học tập

Tất cả các điều kiện trên không phải bất kỳ học sinh nào cũng tự có mà phải qua một quá trình rèn luyện. Muốn vậy trong suốt quá trình giảng dạy giáo viên cần có phương pháp giáo dục thích hợp để giúp học sinh hình thành được các điều kiện trên. Điều đó là rất cần thiết đối với người học.

b. Những kỹ năng: + Kỹ năng tư duy

Tư duy là quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết .

Kỹ năng tư duy bao gồm những kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, khái quát hoá, suy luận, quy nạp, …

- Kỹ năng quan sát

Trong tự nhiên chúng ta thường bắt gặp hiện tượng vật lý. Ví dụ quan sát về hiện tượng: Hiện tượng về sấm sét, hiện tượng cầu vòng trước và sau cơn mưa hoặc bên cạnh thác nước, thí nghiệm về sự lưu ảnh của mắt.Thông qua đó học sinh tự đặt ra câu hỏi: Tại sao lại xảy ra các hiện tượng đó? Từ quan sát học sinh có nhu cầu tìm hiểu và giải thích các hiện tượng trong thực tế. Với môn Vật lý, kỹ năng quan sát là hết sức quan trọng khi tiến hành làm thí ngiệm vật lí. Nhờ kỹ năng quan sát học sinh phát hiện được các quá trình vật lý xảy ra trong thí nghiệm để từ đó nhận xét hoặc rút ra kết luận.

Trong một hiện tượng vật lý có thể có một hay nhiều hiện tượng xảy ra do đó học sinh phải có kỹ năng phân tích, tách từng quá trình để tìm hiểu và tổng hợp, trên cơ sở đó rút ra kết luận tương ứng với từng quá trình ấy.

- Kỹ năng phán đoán, dự đoán, suy đoán

Với môn Vật lý kỹ năng dự đoán, phán đoán là một trong những kỹ năng cần thiết trong học tập của học sinh, nhất là khi tiến hành thí nghiệm vật lý. Từ các hiện tượng vật lý trước đó học có thể suy đoán được các hiện tượng vật lý tiếp theo diễn ra như thế nào? Hoặc dự đoán trước kết quả, từ đó có thể dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại điều dự đoán, rút ra được câu kết luận đúng hoặc sai điều dự đoán. Qua đó kích thích được sự hứng thú lòng say mê nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Kỹ năng suy luận, khái quát hoá

Từ kiến thức đã học hoặc thí nghiệm vật lý, học sinh có thể suy nghĩ và rút ra những kết luận mới (đối với học sinh). Hoặc từ những kết luận qua từng thí nghiệm học sinh rút ra thành một kết luận hoặc một nội dung định luật nào đó.

+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm

Trong thực tế, học sinh rất ít tự mình làm thí nghiệm mà thường thầy làm trò quan sát hoặc trò làm dưới sự hướng dẫn của thầy vì nhiều lí do: Do thời gian khống chế của giờ học, dụng cụ thí nghiệm ít hoặc không có. Do đó, học sinh làm thí nghiệm thường vụng về, thao tác không nhanh nhẹn, một số học sinh ngại làm thí nghiệm vì sợ không thành công, sợ nguy hiểm,...Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn Vật lý giáo viên phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thí nghiệm cơ bản. Bên cạnh đó, giáo viên cần khích lệ cũng như kích thích sự tìm tòi, hứng thú học tập để học sinh tự mình làm được thí nghiệm ngoài giờ học. Qua kết quả thí nghiệm đó, học sinh hiểu sâu nội dung bài học hơn, hoặc tự chiếm lĩnh kiến thức nào đó trong cuộc sống.

1.4. Phát triển năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của Website dạy học Vật lý ở trường THPT học Vật lý ở trường THPT

1.4.1. Website dạy họca. Khái niệm về Website a. Khái niệm về Website

- Trang web (web page) là trang tin trên mạng Internet. Nội dung thông tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ họa, ảnh tĩnh, ảnh động, phim, âm thanh, … Mỗi trang web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với các trang khác và giúp mọi người truy cập đến.

- Website là tập hợp nhiều trang web thể hiện thông tin của một tổ chức, một chủ đề nào đó. Thường mỗi website có một trang web gọi là trang chủ, trang chủ sẽ chứa các hyperlink chỉ đến các trang web khác trong website. Người xem sẽ vào website bắt đầu từ trang chủ, từ trang chủ này, nhờ các link trong đó mà họ sẽ đến được các trang khác trong toàn website.

b. Khái niệm về Website dạy học

Website dạy học là một phương tiện dạy học được tạo ra bởi các siêu văn bản (đó là các tài liệu điện tử), trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu

giao diện (văn bản, âm thanh, hình ảnh động, phim, phần mềm mô phỏng,...) để hỗ trợ cho việc dạy và học. Các siêu văn bản chứa đựng các tài liệu liên quan đến chương trình học tập của học sinh và tài liệu tham khảo cho giáo viên.

c. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Website dạy học [13]

Muốn đưa một Website trở thành phương tiện dạy học, khi xây dựng cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo tính sư phạm:

Xây dựng Website dạy học phải xuất phát từ những ý đồ sư phạm đối với các hoạt động dạy học trên lớp. Sự hấp dẫn người sử dụng khi truy cập các Website trên mạng là ở khả năng trình diễn các thông tin Multimedia rất sinh động. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó trong thiết kế thì có khi sẽ phản tác dụng trong dạy học. Trình tự xuất hiện của các thông tin, sử dụng các hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc... đều phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng tuân theo những nguyên tắc sư phạm trong quá trình dạy học.

- Đảm bảo tính hiệu quả:

Các hoạt động dạy học rất đa dạng và phong phú bao gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc. Website dạy học với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải hỗ trợ được nhiều mặt trong quá trình dạy học. Giúp người dạy có nhiều thời gian hơn để đầu tư cho việc tổ chức, thiết kế, điều khiển, giám sát và điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo được những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của học sinh được diễn ra một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo.

- Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng:

Trong một Website dạy học thường có sự liên kết của nhiều Site, mỗi một Site sẽ đảm nhận hỗ trợ một số chức năng nào đó. Xây dựng cấu trúc của Website dạy học cũng

tức là thực hiện việc phân nhóm các chức năng mà Website có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc mô đun hoá một chương trình để dễ dàng cho thiết kế, cài đặt, bảo trì và nâng cấp sau này. Mặt khác, Website dạy học phải được viết dưới dạng một phần mềm công cụ để có thể sử dụng cho mọi môn học bất kỳ khi thay đổi cơ sở dữ liệu tương ứng.

- Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu:

Khi thiết kế một Website dạy học, việc xây dựng cơ sở dữ liệu rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với dạy học, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa,...

- Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng:

Xu hướng xây dựng các phần mềm hiện nay là chương trình phải có giao diện hết sức thân thiện đối với mọi người theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen có sẵn. Việc sử dụng quá nhiều phím chức năng; sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lí thị giác sẽ là những cản trở lớn đối với người sử dụng đến với Website. [24]

d. Vai trò của Website dạy học

Website có thể chứa một dung lượng lớn các kiểu dữ liệu khác nhau phục vụ đắc lực cho mọi chức năng của quá trình dạy học. Sử dụng Website dạy học mang lại các hiệu quả sau:

- Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm tri thức.

- Làm tăng tính trực quan sinh động của bài giảng tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.

- Là diễn đàn trao đổi thông tin của nhiều người.

1.4.2. Website dạy học vật lý với sự phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT a. Lựa chọn công cụ xây dựng Website dạy học

+ Yêu cầu về công cụ:

dụng và mang lại hiệu quả cao trong dạy học. + Công cụ thiết kế Website dạy học

Hiện nay có nhiều phần mềm thiết kế Website như: Microsoft FrontPage, MacroMedia Dreamweaver,…Mỗi công cụ thiết kế Website đều có phần ưu điểm và yếu điểm của nó. Chọn Microsoft FrontPage để thiết kế với những tiện lợi sau đây:

- Các menu và thành phần giao diện sẽ rất thuận tiện cho người quen sử dụng và các sản phẩm của Microsoft như Word, PowerPoit…

- FrontPage tích hợp nhẹ nhàng với Office khác, có thể dễ dàng di chuyển văn bản hình ảnh và ngay cả một Slide của PowerPoit vào FrontPage.

- FrontPage cũng có công dụng để truy cập cơ sở dữ liệu mà không cần phải lập trình.

b. Hình thức triển khai Website dạy học

Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có thể tiến hành cài đặt và khai thác các Website dưới các hình thức sau:

- Cài đặt Website dạy học trên các máy tính cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 cơ bản với sự hỗ trợ của website luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w