Hệ vào của module

Một phần của tài liệu Module hóa nội dung di truyền học quần thể để bồi dưỡng học sinh giỏi bậc trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 34 - 36)

Đặt nền mĩng cho di truyền học quần thể nhờ G.Hardy và W.Weinberg đã chứng minh tính di truyền tự nĩ khơng làm thay đổi tần số alen (allele) trong quần thể. Sau này gọi là nguyên lý Hardy- Weinberg (Hardy - Weinberg principle ). Các nghiên cứu của R.A.Fisher, J.B.S. Haldane, S.Wright đưa ra những mơ hình tốn học giúp di truyền học quần thể phát triển mạnh.

Di truyền học quần thể trở thành nền tảng của các thuyết tiến hĩa hiện đại.

A.2. Mục tiêu A.2.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản của di truyền học quần thể. - Hiểu được nội phối và sự gia tăng tần số thể đồng hợp.

- Hiểu được nguyên lý Hardy- Weinberg, mối quan hệ giữa các tần số alen và kiểu gen trong những trường hợp khác nhau.

- Hiểu được vai trị của nhân tố tác động tới thành phần di truyền quần thể.

A.2.2. Kĩ năng

- Rèn luyện khả năng phát hiện, quan sát sự vật, hiện tượng. Phát triển kĩ năng tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận. Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng, năng lực tự học, tự đánh giá.

- Biết khai thác tài liệu theo phương pháp tự học. - Phát huy khả năng làm việc độc lập, làm việc nhĩm.

A.2.3. Thái độ

- Tích cực học tập, nghiên cứu, cĩ tinh thần tự học, sáng tạo.

- Yêu thích sinh học, cĩ tinh thần trách nhiệm, năng động, siêng năng.

A.3. Phương pháp dạy – học

- Các phương pháp hoạt động hĩa người học, tự học cĩ hướng dẫn, e-learning.

A.4. Phương tiện dạy – học

- Tài liệu: SGK, bộ đề thi HS giỏi, nội dung module DTHQT, website. - Thiết bị: máy chiếu, máy tính,...

A.5. Điều kiện tiên quyết để học module

- Học sinh cĩ thể học module Di truyền học quần thể cần phải cĩ kiến thức cơ bản sau: Hiểu được khái niệm quần thể, vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình, nội phối, ngẫu phối; cấu trúc di truyền của quần thể; trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên; các nhân tố ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của quần thể.

- Để kiểm tra điều kiện tiên quyết, xác định mức độ nhận thức của học sinh về module Di truyền học quần thể. Chúng tơi biên soạn KT01: Bài kiểm tra đầu vào ( xem phụ lục 6, 9).

KT02: Bài kiểm tra trước ( Xem phụ lục 7, 9)

Phần thân của module Di truyền học quần thể gồm bốn tiểu module. Mỗi tiểu module gồm cĩ : Giới thiệu tiểu module; mục tiêu; phương pháp dạy – học; phương tiện dạy – học; đặt vấn đề; hoạt động để HS tự giải quyết hoặc cĩ hướng dẫn; nội dung tổng hợp lý thuyết để HS ơn tập và mở rộng kiến thức, luyện tập để HS củng cố, hệ thống hĩa kiến thức và rèn luyện kĩ năng; bài kiểm tra trung gian giúp HS tự kiểm tra, đánh giá xem đã đạt được các mục tiêu hay chưa đạt. Nội dung cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Module hóa nội dung di truyền học quần thể để bồi dưỡng học sinh giỏi bậc trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 34 - 36)