Cơ chế lãi suất thỏa thuận (Từ giai đoạn năm 2002 đến tháng 5/2008)

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 29 - 31)

f/ Cung tiền tệ:

1.5Cơ chế lãi suất thỏa thuận (Từ giai đoạn năm 2002 đến tháng 5/2008)

Một quyết định mang tính bước ngoặt trong điều hành lãi suất đó là Quyết định 546 của NHNN ngày 30/5/2002 (hiệu lực 01/06/2002) thì “các tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam

trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay”. LSCB lúc này chỉ mang

tính tham khảo và định hướng lãi suất thị trường

Sang đầu năm 2003, cơ chế điều hành lãi suất tiếp tục được điều chỉnh, theo đó lãi suất tái cấp vốn đóng vai

trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị

trường mở là công cụ điều hành thường xuyêncủa NHNN. Lãi suất cho vay qua đêm được áp dụng trong

thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN đóng vai trò làm phương tiện thường xuyên điều tiết lãi suất liên ngân hàng

Với quyết định mang tính lịch sử này đã giúp các Ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt đọng của mình, nhất là trong việc huy động, cho vay vốn, lãi suất phản ánh được cung – cầu thị trường, khai thác triệt để tiền năng,

sức mạnh thị trường,…

Nhưng vào thời đó, 04 Ngân hàng :Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Nhà đồng bằng

sông Cửu Long -MHB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - ICB và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – BIDV chiếm 70% tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng, quản lý khối lượng tài sản

khổng lồ, chiếm tương đương 15 - 20% GDP, mà khách hàng chính lại là Doanh nghiệp nhà nước. Nên về

bản chất cơ chế lãi suất thỏa thuận vẫn chưa mang tính thị trường, theo đúng quy luật cung – cầu.

Năm 2007, đánh dấu bằng tỉ lệ lạm phát phi mã, đạt mức 02 con số là 12,63%, giá cả tăng một cách chóng

mặt. Một chính sách tiền tệ, được NHNN đưa ra để kiềm chế lạm phát là Quyết định số 187/2008/QĐ- NHNN, NHNN sẽ mở rộng diệncác loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ

hạn và có kỳhạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ24

tháng trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối vớicác tổ chức tín dụng nhằm thu hút

20.300 tỉ đồng.

Hệ quả của nó là việc khan hiếm tiền tệ lại bắt đầu, chạy đưa lãi suất bắt đầu, mức lãi suất này lên đến 15%-

16%/năm đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu

(11%/năm). Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăngtheo tỷ lệ thuận khiến hệ

thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản xuất

Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, NHNN đã đưa ra Quyết định số

187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm

soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế

vĩ mô. Sang tháng 02/2008, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công

điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này. Tới tháng 05/2008, NHNN ban hành

Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, theo đó, các tổ

chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam

Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách tiền tệ, nhất là nghiệp vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ đã không tạo tác động đáng kể

nào tới lãi suất. Trong tuần thứ ba của tháng 2-2008, NHNN bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông nhưng

các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi. Ngày 30-6-2008, Ngân hàng Kiên

Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục là 20%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Ngày 30-6-2008, Ngân hàng Kiên Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục là 20%/năm cho

khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Cuối tháng 6-2008, 2 tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm với lãi

suất 11%/năm đã được huy động thành công

Diễn biến lãi suất được biểu diễn bằng đồ thị sau

Năm 2008, còn đánh dấu bằng cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín

dụng ở Mỹ diễn ra vào tháng 8/2007 ngày càng rõ nét. Cơ chế lãi suất thỏa thuận bọc rõ những hạn chế của nó đòi hỏi phải có cơ chế mới để điều hành chính sách.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 29 - 31)