Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 50 - 53)

a/ Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2011

4.3Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam hiện nay:

Nguyên tắc chung :

- Cần tăng cường công tác dự báo cho nền kinh tế, đảm bảo việc điều hành kinh tế vĩ mô và lãi suất không bị sốc đối với nền kinh tế. Việc điều chỉnh tăng giảm lãi suất nên có lộ trình và nên có thông báo trước

hoặc có tín hiệu báo trước cho doanh nghiệp để họ có kế hoạch điều chỉnh sản xuất, hạn chế thất nghiệp

- Chính sách tiền tệ cũng phải đảm bảo hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và kịp thời hơn. Sự lành mạnh và

năng lực quản lý rủi ro, thẩm định dự án của các NHTM cũng cần được bảo đảm để chính sách tiền tệ

được truyền tải nhanh đến các doanh nghiệp. Các NHTM cần nâng cao năng lực về quản trị rủi ro nói

chung và quản trị rủi ro lãi suất, trong đó đặc biệt là hệ thống quản lý tài sản Nợ -Có .

- Xây đựng các biện pháp hỗ trợ để hạn chế tính biến động của lãi suất trên thị trường, ổn định thị trường

tiền tệ và tạo sự yên tâm trong công chúng. Đó là điều hành linh hoạt công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái

cấp vốn nghiệp vụ thị trường mở nhằm đạt được lãi suất định hướng. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng

hợp lý và mang tính hệ thống trên cơ sở yêu cầu tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đầu tư vốn vào sản xuất, tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư

chứng khoán, bất động sản, vàng, gây áp lực cho ngân hàng kích hoạt chạy đua lãi suất .  Về trước mắt

Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường.

Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể phát huy được tốt vai trò định hướng của lãi suất

cơ bản thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở

bằng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.

NHNN xác định lãi suất tái cấp vốn là lãi suất chủ đạo để điều hành nền kinh tế.

Để lãi suất tái cấp vốn thực sự là lãi suất chủ đạo, điều hành nền kinh tế, cần phải làm đồng bộ các việc sau:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát được thị trường liên ngân hàng, theo dõi kịp thời diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, làm cơ sở nghiên cứu ban hành lãi suất tái cấp vốn.

- Làm đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị

trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, hạn mức tín dụng và kiểm soát khối lượng tiền cung

ứng.

- Dự báo sự biến động lãi suất theo tình hình kinh tế trong và ngoài nước, qua đó áp dụng các biện pháp định hướng lãi suất phù hợp với thực tế nền kinh tế.

- NHNN nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế tái cấp vốn, quy chế chiết khấu-tái chiết khấu của NHNN đối với các NHTM theo hướng thông thoáng hơn về điều kiện vay, hạn mức vay...

Sự cần thiết để duy trì mức lãi suất trần

Đối với lãi suất huy động, do những bất cập về cấu trúc thị trường hiện nay làm nảy sinh tình trạng cạnh

tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng như là diễn biến của lãi suất thực huy động có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng nên việc thực hiện duy trì mức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất.

Đồng thời trong thời gian này, NHNN cần tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài

hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ và chỉ đạo các

NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến

nền kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dỡ trần lãi suất huy động cũng sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất để kiểm soát lạm phát hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là nhiệm vụ trước mắt và trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới. Để thực hiện nhiệm vụ

đó, ngành Ngân hàng đang triển khai những giải pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các giải

pháp ngắn hạn này có hiệu quả, có cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng các giải pháp điều hành trong dài hạn,

vay với lãi suất ưu đãi, phát triển các thị trường nợ một cách có hiệu quả, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho

khu vực ngân hàng trong việc cung cấp vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước.  Về lâu dài :

- Thứ nhất: Cần đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo tín hiệu của thị trường, về lâu dài nghiên cứu xem xét xóa bỏ trần lãi suất vào thời điểm thích hợp để giảm bớt khó khăn trong hoạt động kinh doanh của

NHTM và giảm tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

- Thứ hai: Sử dụng linh hoạt các công cụ, chính sách điều hành tiền tệ như chính sách chiết khấu, chính

sách DTBB và đặc biệt là chính sách tỷ giá và lãi suất.

- Thứ ba: Cần tăng cường biện pháp hành chính để ổn định thị trường, xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp vi phạm kinh doanh tiền tệ .

- Thứ tư: Cần nghiên cứu để xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa ngân hàng, doanh nghiệp và

người gửi tiền. Làm được điều này sẽ đạt được rất nhiều mục tiêu: tránh đồng tiền chạy vòng vèo trong nền kinh tế, ngăn chặn những chi phí vô ích, hạn chế tăng trưởng đồng vốn ảo và quan trọng nhất là tạo

1. Tiền và hoạt động ngân hàng – TS.Lê Vinh Danh – Năm 2009

2. Wesbsite Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3. Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “tổ chức, bộ máy Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam” ngày 26/03/1988

4. Bài viết “Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1986 - 1990: Trang sử khắc nghiệt “ của TS.

Nguyễn Đại Lai - Tạp chí kinh tế và dự báo (2009)

5. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001

6. Quyết định 546 của NHNN ngày 30/5/2002 (hiệu lực 01/06/2002)

7. Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

8. Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008

9. Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN

10. Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010

11. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về quy định về tỷ lệ bảo đảm an

toàn của TCTD

12. Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011

13. Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ

15. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011

16. Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01 tháng 03 năm 2011 của Thống đốc NHNN.

17. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và

đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012

18. Công văn số 2956/NHNN-CSTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 về kiểm soát hoạt động

tín dụng năm 2011

19. Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010

20. Bài nghiên cứu “Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam – nhóm Bụi Tre – K11

21. Bài viết “Nhìn lại cơ chế điều chỉnh lãi suất ở Việt Nam” – Trần Trí Dũng– tạp trí

Luật tài chính

22. Dữ liệu tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng, dữ liệu tổng hợp từ

các khoản vay nợ thực tế phát sinh tại nhiều công ty (vay tại BIDV, Vietinbank,

ACB, Techcombank, Sacombank, Eximbank, Indovinabank, Navibank, Westernbank, Habubank,…)

23. Dữ liệu tổng hợp từ BCTC của 40 công ty niêm yết trên sàn HOSE, HNX (gồm VIC, KBC, MSN, VNM, VPL, VCG, PVS, PVI, ACC, BHC, BT6, BCI, CII, D2D, HDG, ITA, ITC, NBB, QCG, TDH, VRC, ABT, CMX, HVG, SJ1, SSM, CMT, FPT, SGT, COM, PIT, PVD, PLC, BMC, KSH, GMC, TCM, BHS, DPM, PNC) 24. Website a. vi.wikipedia.org b. Saga.vn c. Google.com.vn d. http://www.sbv.gov.vn 25. Và rất nhiều tài liệu khác

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 50 - 53)