Vấn đề cần nghiên cứu tiếp:

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 43 - 48)

a/ Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2011

2.3Vấn đề cần nghiên cứu tiếp:

doanh nghiệp

Trong quá trình tìm hiểu lãi suất, cơ chế điều hành và tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Do thời lượng nghiên cứu không nhiều và chỉ tập trung nhiều vào cơ chế điều hành lãi suất

của NHNN Việt Nam (SBV), nên nhóm xin để dành phần này để tiếp tục nghiên cứu sau nếu có điều kiện.

Trong phần này, nhóm muốn nghiên cứu “liệu chăng có mối liên hệ giữa lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi”

hay “nếu 1% thay đổi lãi suất thì khả năng phá sản của doanh nghiệp thay đổi như thế nào?”. Có mối liên hệ hay tương quan tuyến tính giữa các biến trên hay không. Chỉ số được đưa ra nghiên cứu ở đây là chỉ số z.

Mô hình kiểm định đề xuất là

IR = f (z) trong đó IR (interest rate) là lãi suất cho vay của NHTM

Chỉ số Z là gì?

Chỉ số Z là một công cụ đo lường Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng.

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).

X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets)

X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets)

X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of

Total Equity / Book values of total Liabilities)

X5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets)

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

 Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

 Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

 Nếu Z’ <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác:

 Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

CHƯƠNG III

KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc trưng cơ chế điều hành lãi suất của NHTW ở các nước phát triển và các nước đang phát triển:

Ở các nước phát triển

NHTW dùng lãi suất chiết khấu để tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay của các ngân hàng trung gian.Trên cơ sở đó các NHTG tùy tình hình thị trường mà áp dụng lãi suất tiền gửi, tiền vay đối

với các doanh nghiệp nhưng thường là cao hơn lãi suất chiết khấu. Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu, điều đó có nghĩa là NHTW muốn hạn chế sự tăng thêm tiền ra lưu thông. Đối với lãi suất cơ bản thì chỉ có tác

dụng trong điều kiện nền kinh tế có biến động vừa phải và coi như khá ổn.

Ở các nước đang phát triển:

Qua nghiên cứu thực tế của ngân hàng thế giới cho thấy rằng việc sử dụng lãi suất trần đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng của đầu tư. Nhiều nước đang phát triển đã thấy

rằng lãi suất chịu sự quản lý của Nhà nước sẽ không có tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và

hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Do đó, dần dần các nước này có khuynh hướng để lãi suất biến

động phù hợp với khuynh hướng lãi suất của thị trường.

Cơ chế điều hành lãi suất của một số nước phát triển:

Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED)

Hiện nay FED điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng là lãi suất chiết khấu (Discount

rate) và lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal funds rate-FFR). FFR được ủy ban thị trường mở (FOMC)

công bố sau các phiên họp định kì (6 tuần) và nó không mang bản chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu để FED giao dịch trên thì trường mở nhằm đạt được mục tiêu đã công bố. Các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay lẫn nhau để bù đắp các khoản thiếu hụt, tuy nhiên các khoản vay lẫn nhau

giữa các trung gian tài chính (lãi suất liên ngân hàng) thường cao hơn FFR vì vấn đề rủi ro. Khi FED cho

các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, số tiền đó tuy được hạch toán báo có

vào tài khoản của các trung gian tài chính tại FED nhưng các trung gian tài chính đó không được phép rút

ngay cả khi phá sản, do đó FED ko có nguy cơ bị mất số tiền cho vay dưới dạng này.

Khác với FED, khi một trung gian tài chính cho một đối tác vay liên ngân hàng, họ phải cắt tiền từ tài khoản

tiền gửi của mình, chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại FED, từ lúc đó bên cho vay không còn quyền sủ dụng với số tiền cho vay nữa; nguy cơ không thu hồi được số tiền cho vay xuất hiện, do đó lãi suất

Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu của FED chính là lãi suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả của các trung gian tài chính. Về

nguyên tắc, thông thường lãi suất liên ngân hàng phải thấp hơn lãi suất chiết khấu, vì nếu không các trung

gian tài chính sẽ không vay trên thị trường liên ngân hàng mà sẽ vay của FED để được lãi suất chiết khấu

thấp hơn. Lãi suất chiết khấu thường cao hơn lãi suất FFR và có ba mức lãi suất áp dụng cho ba loại cho vay

khác nhau là: tín dụng chính (Primary credit), tín dụng mở rộng (Secondary credit) và tín dụng thời vụ

(Seasonal credit).

Như vậy FED bảo vệ lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua chương trình cho vay chiết khấu và bảo

vệ FFR đã công bố thông qua nghiệp vụ thị trường mở. cách điều hành này cua FED khiến cho lãi suất liên

ngân hàng luôn có xu hướng biến động giữa FFR (có vai trò như lãi suất sàn trừ gian đoạn khủng hoảng vừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua) và lãi suất chiết khấu (có vai trò như lãi suất trần) mà không cần đặt ra các giới hạn như sủ dụng các

biện pháp hành chính.

Ngân hàng Trung Ương Anh (BOE)

Lãi suất chính thức là mức lãi suất mà BOE trả cho các khoản tiền dự trữ mà các NHTM gởi tại BOE.

Mức dự trữ là tự nguyện và các thành viên xác định mức cân bằng theo mục tiêu riêng của mình nhưng

không được thấp hơn mức trung bình bắt buộc (tính theo tháng) trong kỳ duy trì. Các NHTM được phép vay

có bảo đảm hoặc gửi tiền ở BOE với mức lãi suất nằm trong biên độ +-1% so với mức lãi suất chính thức

cho tất cả các ngày trong tháng (trừ ngày cuối cùng trong kỳ duy trì thì biên độ thu hệp còn +-0,25%).

BOE sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để duy trì lãi suất qua đêm, lãi suất các kì hạn khác dưới 3

tháng luôn nằm trong biên độ. Lãi suất các khoản vay có kì hạn 3-12 tháng được xác định bởi các thành viên và không phụ thuộc vào biên độ so với lãi suất chính thức.

Như vậy, về bản chất lãi suất chính thức mà BOE công bố là lãi suất mục tiêu chứ không phải là lãi suất mang tính ấn định cụ thể và BOE sẽ bảo vệ lãi suất chính thức công bố thông qua nghiệp vụ thị trường

mở.

Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB)

Hội đồng thống đốc của ECB ấn định ba mức lãi suất chủ chốt của đồng tiền chung Euro bao gồm:

- Lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn (Main Refinancing Operations-MRO): là mức lãi suất áp dụng

cho các khoản vay giúp đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng

- Lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên, áp dụng cho các khoản tiền gửi qua đêm của

các ngân hàng với Eurosystem (cơ quan quản lí ngoại tệ khu vực đồng tiền chung Euro).

ECB sẽ bảo vệ MRO bằng nghiệp vụ thị trường mở thông qua đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.

Song song đó NHTW của các quốc gia thành viên có nhiệm vụ bảo vệ hai lãi suất chủ chốt còn lại thông

qua hoạt động cho vay và nhận tiền gửi để cho lãi suất các phương tiện tiền gửi thường xuyên đóng vai trò lãi suất sàn, còn lãi suất cho vay giới hạn đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất cho vay qua đêm sẽ dao động

quanh biên độ này. Rõ ràng cũng như lãi suất chính thức của BOE hay FFR của FED, các lãi suất chủ chốt

mà ECB công bố đều mang tính chất lãi suất mục tiêu, và ECB sẽ bảo vệ lãi suất mục tiêu thông qua các công cụ chính sách tiền tệ của mình để lãi suất thị trường hướng về mức lãi suất mục tiêu.

Ngân hàng Trung Ương Úc (RBA)

Hội đồng RBA sẽ ấn định lãi suất tiền mặt (cash rate) là mức lãi suất mang tính mục tiêu nhằm tác

động đến lãi suất cho vay qua đêm của các trung gian tài chính. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, RBA

tác động đến lãi suất cho vay qua đêm càng tiệm cận với lãi suất mục tiêu càng tốt. Thực tế cho thấy, RBA đã khá thành công thông qua nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát lãi suất qua đêm luôn được điều chỉnh

gần sát với mức lãi suất mục tiêu mà RBA mong muốn.

Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ)

Không khác nhiều so với cách thức điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung Ương các nước phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển, trước đây BOJ sủ dụng công cụ lãi suất có tên gọi lãi suất chiết khấu chính thức (Official Discount

Rate) bao gồm lãi suất chiết khấu thương phiếu và lãi suất cho vay có đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ (thường thấp hơn 0.25% lãi suất cho vay có đảm bảo bằng tài sản khác).

Kể từ ngày 11/8/2006 các lãi suất cho vay khác nhau được gộp lại bằng nhau, được gọi là lãi suất cho vay cơ bản và lãi suất chiết khấu cơ bản (Basic discount rate and basic loan rate). Việc thay đổi tên không hề làm thay đổi bản chất của loại lãi suất này bởi vì nó vẫn là lãi suất mà BOJ chiết khấu các giấy tờ có giá

cho các NHTM, các NHTM sẽ vay chiết khấu của BOJ khi không tìm được nguồn vay nào trên thị trường

liên ngân hàng có chi phí thấp hơn chi phí vay từ BOJ. Do đó lãi suất mà BOJ công bố trở thành giới hạn

trần của lãi suất cho vay qua đêm cho dù BOJ không đưa ra rào cản hành chính nào cho hoạt động cho vay

CHƯƠNG IV

CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA

4.1. Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua

Lãi suất cơ bản là công cụ điều hành vĩ mô giúp cho Nhà nước quản lý, can thiệp kịp thời nhằm hạn chế

mặt tiêu cực của tự do hóa lãi suất là thường tạo ra cuộc chạy đua giữa các NHTM đẩy lãi suất lên cao, tác

động xấu đến mặt bằng giá cả trên thị trường trong thời kỳ lạm phát cao. Tuy nhiên, việc tồn tại song hành

cơ chế cho vay lãi suất cơ bản và lãi suất thỏa thuận đã hình thành “cơ chế hai giá” trên thị trường tín dụng.

Việc này đã “đóng chặt” lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, nhưng lại thả nổi theo điều tiết thị trường đối

với cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ. Từ đó, dòng chảy vốn tín dụng dịch chuyển sang cho vay tiêu dùng, lãi suất trên thị trường bị biến dạng do sự “co kéo” giữa các phân khúc thị trường và góp phần làm cho diễn

biến lãi suất thị trường trở nên phức tạp, khó kiểm soát.

Trong khi đó, NHNN Việt Nam lại thiếu công cụ điều tiết, gây trở ngại cho việc điều hành kinh tế vĩ mô

và hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, mục tiêu tăng trường và kiểm soát lạm phát trong điều hành CSTT trong và hậu suy thoái kinh tế luôn có sự co kéo, lãi suất cơ bản được duy trì ở mức thấp và lượng cung tiền

được kiểm soát một cách thận trọng đã tác động mạnh đến việc huy động tiền gửi, cung ứng tín dụng cho

nền kinh tế và khả năng thanh khoản của các TCTD.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ điều HÀNH lãi SUẤT của NHNN VIỆT NAM và NHỮNG vấn đề đặt RA (Trang 43 - 48)