Giới thuyết khái niệm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của r tagore và hàn mặc tử (Trang 41 - 51)

Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con ngời đang sống, đang cảm thấy vị trí số phận của mình ở trong đó. Nếu không gian địa lý, vật lý chỉ là yếu tố mang không gian sự sống của con ngời thì không gian nghệ thuật đợc xem nh là một “không quyển” tinh thần bao bọc lấy cảm thức con ngời. Là một hiện tợng tâm linh nội cảm, nó là sản phẩm sáng tạo của ngời nghệ sĩ, nhằm biểu hiện con ngời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Với cách nhìn ấy, không gian nghệ thuật là hình tợng của thế giới nghệ thuật, mang tính biểu trng. Không có hình tợng nghệ thuật nào là không có không gian. Và cũng nh các loại hình tợng thuật khác, hình tợng không gian gồm nhiều dạng thức, nh: không gian điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng, không gian bên trong, không gian bên ngoài. Nh vậy có thể thấy, không gian tâm linh hay còn gọi là không gian tâm hồn, không gian bên trong là một hình thức của không gian nghệ thuật. Nó là sản phẩm sản phẩm sáng tạo của nhà thơ, là thế giới của những cảm xúc, suy t, mộng ảo, đối lập với thực tại. Nói một cách khái quat hơn, đó là sản phẩm của một t duy nghệ thuật đặc thù - t duy tôn giáo, gắn với dòng cảm xúc hớng nội.

Nếu thân xác cần một không gian để tồn tại thì tâm hồn cũng vậy. Cái tôi trữ tình của nhà thơ cần có một thế giới đặc thù phản ánh tồn tại tinh thần của chính nó. Đó là thế giới mang tính biểu trng hoá. Thế giới tinh thần ấy có những số đo, chiều kích, nhịp điệu vận động riêng khác hẳn với thế giới vật lý tồn tại trong thực tế. Nó có những quy luật nhận thức và biểu cảm không trùng khớp với quy luật tự nhiên. Một đặc điểm nổi bật của không gian tâm linh là mang tính vĩnh hằng, mà

chiều kích của nó lại gắn liền với biên độ tởng tợng của nhà thơ. Theo cách nói của Lê Lu Oanh, đó là "một không gian linh thiêng cao cả với tinh thần vơn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cữu để nghiền ngẫm, khắc khoải về sự tồn tại của con ngời trong quy luật của tạo hoá.” [36,114]. Hình thức không gian tâm linh bộc lộ một nhu cầu đối thoại trong sâu thẳm ý thức và cảm xúc về những vấn đề mang tính muôn thuở: Sự sống - cái chết, thiện - ác, lòng nhân ái, cái h vô của danh vị, h ảo cuộc đời, niềm vui - nỗi đau đó là những giấc mơ, cơn say, sự mê… sảng, tiếng nói trong đêm khuya lúc mờ sáng. Cõi phi lý tính của thế giới bí ẩn trong tâm hồn con ngời cũng đợc đụng chạm đến thông qua sự đứt đoạn và nối tiếp của dòng ý thức với những hình ảnh ngột ngạt, kỳ dị và căng thẳng về cảm xúc, với những giằng xé, quằn quại, giông bão, rối bời. Bởi thế, đó là một cõi miền bí ẩn, mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt. Đó là thế giới "luôn hớng tới một miền cao siêu, kỳ dị, vô thờng nhng không phải đi đến chốn tịch diệt mà lại là sự thấu suốt trải nghiệm về những nỗi đau trần thế, là một thể nghiệm xác định bản chất hoàn thiện vừa thâm trầm, vừa giông bão của sâu thẳm nội tâm, một khát khao về nỗi thánh thiện vô biên, một sự giải thoát làm nên cái cân bằng giữa đời thờng phàm tục và một niềm tin linh thiêng về những giá trị vĩnh hằng bất biến đầy thành kính nh một niềm tin tôn giáo” [36,117]. Nói khác đi, đó là thế giới siêu thực gắn liền với khát vọng muốn vợt ra khỏi những giới hạn chật hẹp đầy thiên kiến, mặc cảm để giải thoát sức tởng tợng, làm nên sự đầy đặn của việc thể hiện một quan niệm đa chiều về hình tợng con ngời trong thơ. Trong thơ ca phơng Đông, hình thức này xuất hiện nhiều trong thơ ca ấn Độ. Bởi lẽ, ở đó, tôn giáo và thơ ca đã hài hoà làm một. Lý giải điều này, bà Indra Gandhi viết: “cũng nh thể xác cần một không gian để thở, tinh thần hoặc linh hồn cũng cần có một không gian bên trong, một không gian để suy tởng và một không gian để tìm thấy mình trong tất cả cái hợp thành bản ngã” [15,113].

2.2. Không gian tâm linh trong thơ R. Tagore

Thơ R. Tagore phong phú về đề tài, cảm hứng, nhng thống nhất trong một t duy hớng nội. Điều này có cội nguồn ở một quan điểm triết học. Trong quan điểm của ông, thế giới khách quan không phải là không thực, mà là thực một cách tơng

đối. Ông cho rằng, có một hiện thực tinh thần và khát khao đi kiếm tìm chân lý trong cái hiện thực tinh thần ấy. Trong thơ, nó đã đợc hình tợng hoá thành một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc tôn giáo - không gian tâm linh. Sau đây chúng tôi đi vào khảo sát hai hình thức không gian tiểu biểu trong thơ ông.

2.2.1. Không gian chiêm nghiệm suy t

Chiêm nghiệm suy t là một trạng thái tâm lý tự nhiên của con ngời, là khoảng lặng tâm linh, đa con ngời trở về với chính mình trong một thế giới tinh thần thuần khiết. Nó đợc xem nh một dấu hiệu đặc trng của thơ ca ấn Độ, một biểu hiện của sự thống nhất hài hoà giữa tôn giáo, triết học, thơ ca. Trong tôn giáo, triết học ấn Độ, thiền định suy tởng là một khái niệm cơ bản gắn liền với sự tu luyện kiếm tìm chân lí. Ngời ấn cho rằng, chỉ có sự yên tĩnh và suy t mới có thể thấu đạt đợc chân lý, một chân lý nằm sâu trong bản thể con ngơi. Sự yên tĩnh trong tinh thần, tâm linh là con đờng tìm đến sự đốn ngộ, là điều kiện để đạt tới sự hiểu biết chân lý. Với một tâm hồn mơ mộng, sùng đạo và một trí tởng tợng phong phú, ng- ời ấn luôn tìm cách vợt qua những giới hạn chật hẹp của thế giới vật chất, tìm đến sự vô biên trong thế giới tinh thần. Bức tờng ngăn cách giữa vô thức và ý thức trong tâm thức ấn Độ dờng nh đã không còn. Ranh giới giữa tỉnh và mơ, thực và mộng hết sức mong manh.

Trong thơ R.Tagore, sự xuất hiện của không gian chiêm nghiệm, suy t gắn liền với dòng cảm xúc hớng nội. Nó giúp nhà thơ sáng tạo ra một thế giới của riêng mình, một thế giới không phải từ những điều nhìn thấy, mà từ những điều đã đến trong suy t, tởng tợng và cả trong những giấc mơ. Đó là thế giới siêu thực, "một khu vờn còn nguyên sơ trong kinh nghiệm con ngời" (J. Nehru). Chiều kích của không gian đợc cảm nhận bằng chiều sâu tâm linh. Và bởi vậy, thị giác luôn đóng vai trò chủ yếu trong việc nhận thức tái tạo thế giới.

Chúa ơi, đây là điều toi muốn cầu xin Ngời/ Xin hãy đánh, đánh cho tận gốc/ cái tình trạng khốn cùng trong trái tim tôi. Xin hãy cho tôi sức mạnh để có thể nhẹ nhàng chịu đựng những niềm vui và cả những nỗi sầu muộn của tôi/ Xin hãy cho tôi sức mạnh để làm cho tình yêu của tôi để có thể phục vụ đợc nhiều hiệu quả/ Xin hãy cho tôi sức mạnh để không bao giờ xua đuổi ngời nghèo và quỳ

gối trớc uy quyền láo xợc/ Xin hãy cho tôi sức mạnh để nâng cao tâm trí tôi lên trên những chuyện phù phiếm hàng ngày/ Và hãy xin cho tôi sức mạnh để khép sức mạnh của tôi vào ý muốn của Ngời với tất cả tình thơng. (Thơ Dâng, bài số 36)

Không gian nghệ thuật của bài thơ trên đây là một không gian tĩnh lặng. Không có gì ngoài những lời bộc bạch, giải bày của một tín đồ trớc Chúa khát vọng vợt thoát mọi trói buộc của cuộc đời trần thế, để hoà hợp với Ngời. Nhân vật trữ tình, đối tợng trữ tình, tất cả đều chìm trong sự yên tĩnh sâu lắng. Không phải chủ thể trữ tình đang giải bày bộc bạc, mà là những tiếng vọng về từ sâu thẳm tâm linh dới hình thức một đối thoại vô ngôn. Mọi hiện tợng, vấn đề của đời sống thực tại nh niềm vui, nỗi khổ, sự giả dối kiêu căng, lối sống tầm thờng vụ lợi, đều đã đ- ợc nhà thơ nội cảm hoá. ý nghĩa triết lý của bài thơ đợc mở ra theo chiều sâu của không gian. Trong không gian ấy chỉ có s hiện hữu của một con ngời trong dáng dấp một thánh nhân suy t, tìm đờng đến với tự do - một thứ tự do tuyệt đối trong tinh thần, t tởng. Đó là thế giới mang đậm màu thiền:

Lòng ta ơi, xin hãy bình yên/ Hãy để cho giờ phút ra đi dịu dàng, êm ái/ Hãy xem nó là điều viên mãn/ đừng xem là cuộc tử vong/ Hãy để cho tình yêu tan ra thành kỷ niệm và nỗi khổ đau thành tiếng hát lời ca/ Hãy để cho chuyến bay qua trời thẳm kết thúc trong đôi cánh xếp về trên tổ ấm/ Hãy để cho lần bắt tay cuối cùng cũng đáng yêu nh một đoá hoa đêm/ Ôi chung cục mỹ miều/ Xin hãy đứng yên trong giây phút và hãy nói lên trong im lặng những lời nói cuối cùng/ Ta xin cúi mình và nâng ngọn đèn lên soi sáng cho ngời trong lúc ra đi. (Ngời làm vờn, bài 61).

Bài thơ là những suy ngẫm về tình yêu, nói đúng hơn là về sự biệt ly trong tình yêu. Đây là một vấn đề không mới. Tuy nhiên, đọc kỹ bài thơ ta vẫn bắt gặp ở đó một điều gì mới mẻ, đầy bí ẩn. Giọng điệu bài thơ là giọng suy t triết lý đợc ẩn dấu đằng sau một hình thức giọng điệu giải bày, tha thiết. Trong cái nhìn của R. Tagore, tinh yêu là vĩnh hằng, bất diệt, dù cuộc sống mỗi con ngời có chấm dứt, tình yêu vẫn mãi trờng tồn. Tính triết lý của bài thơ thấm đợm vào thế giới hình t- ợng thơ, trong đó có không gian nghệ thuật. Mọi sự biến đổi trong thời gian,

không gian chỉ có ý nghĩa tơng đối. Thời gian đã đợc vĩnh hằng hoá trong chiều sâu tĩnh lặng và không còn chi phối đến cảm giác của con ngời. Trong thế giới ấy, tất cả đều rõ nét nhng yên tĩnh đến lạ lùng, mọi màu sắc, âm thanh đều đợc cảm nhận bằng cảm giác. Nhà thơ dờng nh không viết những gì nhìn thấy mà từ những gì đang chợt đến trong một dòng suy tởng miên man bất tận:

"Vũ trụ của Ngời đangdệt lời thơ trong trí tôi, nguồn vui của Ngời đang đem âm điệu vào lời thơ ấy". (Thơ Dâng, bài số 65)

R.Tagore đã làm thơ trong một thế giới của riêng mình, thế giới của mộng mơ và tởng tợng, của chiêm nghiệm và suy t. ở đó, nhà thơ nh đã nghe đợc những tiếng thì thầm của vũ trụ, của muôn kiếp nhân sinh đầy bí ẩn từ những cõi miền xa xăm nào đó vọng về. Tâm hồn thi nhân bồng bềnh trong một dòng suy tởng, mãi miết chảy về cõi miền tâm linh sâu thẳm để đến với cuộc đời:

Thần thờ, tôi là ngời khách phiêu du trong chính hồn tôi. Qua màn sơng tắm nắng của những giờ khắc uể oải, hình ảnh mênh mông của bên kia bao la hiển hiện mới rõ rệt làm sao trên nền trời xanh xanh.

(Ngời làm vờn, bài số 5)

Giữa một thế giới ồn ào đầy biến động, thơ R.Tagore đã mang đến cho ngời đọc những phút giây tĩnh lặng suy t để nhận ra mình. ấn tợng này là hết rõ ràng, nhất là trong một cuộc sống xô bồ, phồn tạp, bon chen vụ lợi. Triết lý ấn Độ là nền minh triết đi tìm cái tuyệt đối, vô biên, cái vĩnh hằng, cao cả, bỏ qua cái tơng đối nhất thời, cái đích cuối cùng mà mọi sự tìm kiến, suy t triết học hớng tới là con đờng giải thoát gắn với một quá trình thực nghiệm tâm linh của cá nhân cá thể. Trong thơ R.Tagore t tởng triết lý ấy đợc nhà thơ cụ thể hoá qua hình tợng cái tôi trữ tình tự thú, tự bạch, chiêm nghiệm suy t trong một không gian mang đậm màu thiền:

Tôi ra đi trên chiếc xe của tia sáng đầu tiên, và tiếp tục cuộc viễn du

qua những cảnh hoang sơ của muôn vàn thế giới, và đã để lại dấu chân trên vô số tinh cầu/ Chuyến đi trăm sông, nghìn suối nàylà để đến sát bên Ngời,

nhà mình, anh ta đã lang thang qua không biết bao nhiêu là thế giới bên ngoài để cuối cùng tìm thấy điện thờ gần gụi nhất/ Mắt tôi đã lu lạc khắp nơi vừa xa, vừa rộng trớc khi tôi nhắm mắt lại và bảo rằng: "Đây là chỗ của ngơi !"/ Câu hỏi và tiếng kêu: "Đâu, đâu nào ?"/ hoà trong những giọt lệ của hàng nghìn sông suối, và dìm cả thế gian này trong dòng nớc lũ của niềm tin vững chắc: "Tôi đây !" (Thơ Dâng, bài số 12)

Những câu thơ văn xuôi tự do, phóng túng đợc liên kết với nhau theo một dòng suy tởng. Niềm vui đốn ngộ của "ngời lữ khách" ở cuối bài thơ cũng chính là sự bừng sáng tâm linh của ngời đọc khi chợt nhận ra chân lý trong bản ngã của mình. Bài thơ khiến cho ngời đọc đắm chìm vào một không gian của những phút giây thiền định, trầm mặc trong dòng chiêm nghiệm suy t, cả một thế giới tinh thần với muôn vàn bí ẩn mở dần ra trớc mắt họ. Đây cũng chính là sự huyền bí của cuộc đời, một sự huyền bí khơi nguồn cho mọi sự tìm tòi sáng tạo. Không gian chiêm nghiệm suy t là không gian tồn tại của một cái tôi trữ tình - cô đơn đang tự thú, tự bạch với chính mình. Đối tợng trữ tình không xuất hiện trực tiếp trong thơ, phía tr- ớc chỉ là một vùng mờ hun hút của chân bản ngã. Hình thức đối thoại đã đợc thay thế bằng hình thức độc thoại:

Đây là chiếc ghế đẩu của Ngời/ Ngời hãy đặt chân lên, nó là chỗ của kẻ nghèo khổ nhất, của kẻ thấp hèn nhất và bị hắt hủi nhất/ khi tôi muốn nghiêng mình về phía Ngời/ lòng cung kính của tôi không sao xuống đợc tới chiều sâunơi chân Ngời đặt giữa kẻ nghèo khổ nhất kẻ thấp hèn nhất và bị hắt hủi nhất/ Trái tim tôi không sao có thể tìm ra con đờng dẫn đến nơi Ngời đánh bạn với kẻ cô đơn, giữa kẻ nghèo khổ nhất, thấp hèn nhất và bị hắt hủi nhất.

(Thơ Dâng, bài số 10)

Một cái tôi cô đơn khép kín trong thế giới của riêng mình, đối mặt với chính mình để rồi chợt nhận ra sự lầm lạc của mình trên con đờng giải thoát hợp nhất cái t ngã (Atman) với cái đại ngã (Brahman). Màu sắc triết lý lộ rõ trong sự vận động của cảm xúc hớng nội, trong sự ăn năn chân thành trớc sự lầm lỗi của một cái tôi tự thú tự bạch trong một không gian thiền định, suy t, một không gian tinh thần thuần

2.2.2. Không gian ngoại giới đợc nội cảm hoá

Nội cảm hoá là một đặc trng sáng tạo của thơ ca, đặc biệt là thơ ca phơng Đông, gắn liền với t duy hớng nội. Về thực chất, đó là quá trình chủ quan hoá thế giới bên quàn, gắn liền với một t tỏng nghệ thuật của nhà thơ. Khác với không gian chiêm nghiệm suy t, hình thức không gian này vẫn còn liên hệ với ngoại giới, dù rất mờ ảo. Vì vậy, đặc điểm nổi bật của hình thức không gian này là mang tính biểu tợng, góp phần chuyển tải dòng cảm xúc hớng nọi của nhà thơ.

Khảo sát thơ R.Tagor, một điều dễ thấy, hình thức không gian này hết sức phổ biến. Về thực chất, đó là sự khúc xạ không gian ngoại giới qua trí tởng tợng, gắn với cách nhìn cuộc sống của nhà thơ. Hình thức thể hiện của nó rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, mọi không gian ngoại giới đều có khả năng đợc nội cảm hoá.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của r tagore và hàn mặc tử (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w