Sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ sùng tín trong cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của r tagore và hàn mặc tử (Trang 32 - 41)

Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Sau khi bình định xong nớc ta, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa theo phơng thức t bản chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế xã hội, đời sống văn hoá, điệu sống tâm hồn của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức tiểu t sản, có nhiều thay đổi sâu sắc găn liền với cuộc tiếp xúc văn hoá Đông - Tây. Ngời Việt Nam xa chỉ biết đến văn hoá Hán, nay tiếp xúc với một nền văn hoá mới với những thay đổi sâu sắc về quan niệm nhân sinh, về thẩm mĩ. Theo cách nói của Hoài Thanh, từ những thay đổi về chất "phơng Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta" [48, 17]. Tiếp thu những ảnh hởng ấy sớm nhất phải kể đến tầng lớp trí thức. Hệ quả của nó là phong trào Thơ mới ra đời làm nên một cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam vào những năm ba mơi của thế kỷ XX. Nhận xét về sự ảnh hởng này Hoài Thanh đã viết "một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến, cả nền tảng xa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phơng Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mấy mơi thế kỷ" [48, 15]. Với sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân hiện đại, thơ ca đi vào khám phá thế giới của cái tôi, lấy cái tôi làm trung tâm. Con ngời trong thơ bày tỏ "khát vọng đợc thành thực", giải bày hết mọi bí mật của cõi lòng riêng t, từ nỗi buồn, sự cô đơn, những phút giây yếu đuối, sự thất vọng, nỗi đau đớn... khao khát vơn tới một sự cảm thông giữa ngời với ngời, chủ yếu là trong mộng mơ, hoài niệm. Cái tôi nhà thơ vừa là chủ thể, lại vừa là đối tợng cho mọi sự kiếm tìm khám phá. Cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử xuất hiện trong bối cảch ấy và bị chi phối rất nhiều từ một cuộc sống cá nhân đầy bi kịch.

Hàn Mặc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre Frangois. Xuất thân trong một gia đình công giáo lâu đời, đợc nuôi dỡng trong một không khí gia đình ngoan đạo nề nếp, Hàn Mặc Tử sớm "thấm nhuần ơn trìu mến" của Đức Chúa lòng lành và Đức Mẹ Maria. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, lúc vui sớng cũng nh khi đớn đau, ông luôn nghĩ đến Chúa, Đức mẹ Maria. Đặc biệt là lúc ông phải đứng trớc những tai ơng và nguy hiểm, đối mặt với cái chết cận kề. Trong cảnh ngộ ậy, niềm tin tôn giáo giúp ông giữ đợc chút cân bằng thanh thản trong tâm hồn. Trong nhật ký của mình vào những ngày tháng cuối cùng, ông viết "ngày lại ngày buồn, suốt ngày chỉ đọc thơ và nghĩ đến Chúa". Cách ứng xử ấy

chứng tỏ một niềm tin sâu sắc vào giáo lý Kinh Thánh, coi cuộc đời hiện tại chỉ là gửi gắm, chỉ có cái chết mới trở về với cuộc sống đích thực. Điều này đã đợc ông hình tợng hoá trong thơ. Trong những sáng tác ở giai đoạn cuối đời, Hàn Mặc Tử đã vẽ ra cả một khung cảnh của cuộc sống thần tiên, trong ấy có ông cùng với ngời đẹp là tiên nữ đang vui đùa, ca hát, làm thơ (Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội).

Phát biểu về quan điểm nghệ thuật của mình trong quan niệm thơ, ông đã khẳng định:"Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thơng nhớ ớc ao trở lại với trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ, vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt"[52, 264]. Nguồn cảm hứng của thi sĩ là "say trăng, say ngời thục nữ, say kinh cầu nguyện, say trời tơng t"[52, 256]. Còn ngời tri kỷ của thi sĩ là bậc cao quý toàn tài, toàn năng, đó là Đức Chúa Trời."Thi sĩ chỉ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thơng với ngời, dâng cho Ngời những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện" (Quan niệm thơ). Tri kỷ của thi sĩ là Đức Chúa Trời tạo ra để đảm nhiệm sứ mệnh thiêng liêng. Chính vì vậy mà "chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ... tất cả thi sĩ trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời... Phải lấy Đức Chúa Trời làm chân lý, tiêu chuẩn cho thơ văn. Vì thơ văn không phải bởi không mà có" (Quan niệm thơ). Đó là "một quan niệm thơ tôn giáo, đánh dấu sự hài hoà giữa nghệ thuật với đức tin" (Võ Long Tê). Với quan niệm nh vậy, Hàn Mặc Tử đã xem tôn giáo là một thứ đạo nghệ thuật. Trong cái tôi trữ tình của ông có sự thống nhất giữa tín đồ Nguyễn Trọng Trí - Pierre Frangois và nhà thơ Hàn Mặc Tử. Theo cách nói của Đặng Tiến, "trong Hàn Mặc Tử có sự giao hoà giữa một đức tin sung mãn và một tâm hồn niềm nở tạo ra một nguồn thơ hết sức sâu xa”.

Những ảnh hởng của thời đại và những bi kịch của cuộc sống riêng t và cùng với nó là một quan niệm thơ độc đáo, đó là những nhân tố cơ bản hình thành cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử. ở đó có sự thống nhất hài hoà giữa một nhà thơ và một tín đồ sùng tín. Và chính dòng cảm xúc chảy tràn từ cái tôi trữ tình ấy đã làm nên sự mới lạ, huyền diệu cho thơ ông.

1.3.2. Một tín đồ bị đoạ đày trớc Chúa, hiện thân của cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử

Quan niệm về thi sĩ, Hàn Mặc Tử xem đó là một "loài"đợc Chúa Trời tạo ra và rơi xuống, coi đời nh một trích tiên bị đày đoạ, sống cô đơn lạc lõng. Muốn cho thi sĩ có những tác phẩm tuyệt diệu, sống mãi với thời gian, Thợng Đế bắt họ phải "mua bằng giá máu" luôn có một định mệnh tàn khốc theo bên mình. "Không rên xiết nghĩa là thơ vô nghĩa lý" (Dấu tích). Về điểm này, Hàn Mặc Tử đã gặp Beaudelaire trong Cầu Phúc: "Lạy Chúa, xin cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban sự đau khổ cho chúng tôi, để dùng làm liều thuốc thần diệu chữa lành mọi sự xấu xa nhơ nhuốc. Đó là chất tinh tuý tốt đẹp, trong sạch nhất sửa soạn cho chúng tôi đủ mạnh mẽ mà hởng sự khoái lạc lành thánh. Tôi biết Ngài đã dành cho thi sĩ một chỗ ngồi giữa hàng các bậc thánh thiện đầy ơn phớc trên Thiên cung" [52, 27] .Thử thách của Chúa đã đến với Hàn Mặc Tử. Đau thơng với ông nh một định mệnh. Hai mơi bốn tuổi, thuở đẹp đẽ anh hoa đang phát tiết, Hàn Mặc Tử biết mình có bệnh. Một chứng nan y khủng khiếp vô phơng cứu chữa. Ban đầu còn dấu diếm, cắn răng chịu đựng, tuyệt giao với bạn bè: "Không nói không rằng nín cả hơi" (Cô liêu). Song bệnh mỗi ngày một nặng, nỗi đau đớn bị dồn nén bộc lộ ra ngoài một cách bồng bột, rồi lại ăn sâu, nung nấu ngấm ngầm, vò xé tâm hồn và hành hạ thể xác ông"Thịt da tôi sợng sần và tê điếng/ Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên" (Hồn là ai). Căn bệnh quái ác ấy nh một bản án tử hình không hẹn giờ hành quyết đối với Hàn Mặc Tử. Nó khiến ông đau khổ đến phát điên: "Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại, rồ dại/ Ta đi thuyền trên mặt nớc lòng ta!/ Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại, rồ dại/ Ta đắm thuyền chính giữa vũng hồn ta!" (Biển hồn ta)

Đau đớn, rồ dại bởi những cơ hành hạ của bệnh trạng, cha hết, Hàn

Mặc Tử còn phải đối diện với những hệ quả khốc liệt của nó: Nghèo túng, tuyệt vọng bởi ngời yêu bội ớc. Dù đã đón lờng việc ấy, song những nỗi đau đã làm cho ông chết lịm đi trong cảm giác mất mát sững sờ:

Họ đã xa rồi không níu lại/ Lòng thơng cha đã mến cha ba/Ngời đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. (Những giọt lệ)

Sự thật tàn nhẫn bủa vây nhà thơ. Nỗi đau lên tới cực điểm cộng với cảnh sống thiếu thốn, bế tắc vì bệnh tật vô phơng cứu chữa đã bật lên những tiếng thơ nhức nhối, quặn lòng:

Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói?/Gió trăng có sẵn làm sao ăn?/Làm sao giết đợc ngời trong mộng/ để trả thù duyên kiếp phũ phàng. (Lang thang)

Hụt hẫng trong cảm giác bị bỏ rơi và đắm chìm trong tiếc nhớ, mặc cảm bệnh tật và nỗi cô đơn khủng khiếp bủa vây, nhà thơ nh rơi vào trạng thái cuồng loạn triền miên, đau đớn đến chết đi sống lại. Tâm trạng nhà thơ luôn chập chờn cơn tỉnh, cơn mê với cảm giác mọi cái là h ảo, chỉ có nỗi khổ đau là có thực:

Và sóng buồn dâng ngập cả hồn/ Lan tràn đến bến mộng tân hồn/ Khóc c- ới nức nở nơi đầu miệng/ Là nghĩa, trời ơi, nghĩa héo hon.

(Sầu vạn cổ) Bệnh mỗi ngày một nặng, hành hạ xác thân Hàn Mặc Tử, các vết sng trên da ngày một sợng sần và các đầu ngón tay co rút lại. Nhiều khi ông nh muốn nổ tung ra và vô cùng lo sợ cái giây phút bị bứt khỏi trang viết - lẽ sống còn lại của mình. Đối với ông, đó là sự đày đoạ cao nhất. Nghĩ đến lúc tâm linh cũng buộc phải câm bặt trớc nhứng tờ giấy trắng, tâm hồn ông đau đớn đến tột độ:

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút/ Mỗi lời thơ đều chính não cân ta/ Bao nét chữ quay cuồng nh máu vọt/ Nh mê man chết điếng cả làn da/Cứ để ta ngất ng trong vũng huyết/ Trải niềm đau trên trang giấy mong manh/ Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang viết/ Cả hồn ta trong mớ chữ rung rinh.

(Rớm máu) Đau đớn, điện dại, nhà thơ không còn kiểm soát đợc ly trí của mình, nhờng chỗ cho những phút siêu thăng của sáng tạo nghệ thuật. Hàn Mặc Tử đã thú nhận: "Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên" (Tựa "Thơ điên"):

Tôi điên tôi nói nh ngời dại/ Van lạy không gian xoá những ngày /

Hàn Mặc Tử đã để cho những đau đớn, rung động của tâm hồn, của máu thịt, của cảm xúc trào ra đầu ngọn bút. Chính vì thế mà thơ ông có một sức mê đắm, quyến rũ mãnh liệt làm cho ngời đọc xúc động, say mê. Theo Hàn Mặc Tử, thơ phải làm cho ngời ta say, thơ là tình cảm ở nồng độ mãnh liệt, làm cảm giác phát triển toàn vẹn đến gần đứt sự sống. Trong lời tựa Thơ điên, ông viết: "Tôi đã

sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận hờn đến gần đứt sự sống... nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú... có ai ngăn đợc lòng tôi?". Hàn Mặc Tử đã sống trọn vẹn đau thơng và trong nỗi đau đớn đến tột cùng cả thể xác lẫn linh hồn ấy, nhà thơ - tín đồ đau khổ bị đoạ đầy ấy luôn khao khát đợc cứu rỗi, giải thoát với "niềm hoài vọng bất lực về một hạnh phúc sơ khai, tráng lệ đã phôi pha".

1.3.3. Các dạng thức thể hiện của cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử

Với t cách là một giới hạn tiếp xúc đời sống, cái tôi trữ tình trong thơ có nhiều dạng thức biểu hiện. Sự đa dạng trong cảm xúc, t tởng nhà thơ là ngọn nguồn làm nên sự đa dạng của cái tôi trữ tình trong thơ. Cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử trong thơ là một hiện tợng nh vậy.

1.2.3.1. Cái tôi cô đơn với nỗi khát khao đợc cứu rỗi, giải thoát

Có thể nói hành trình sáng tạo thơ ca với Hàn Mặc Tử, trớc hết là hành trình đi tìm sự giải thoát đau thơng. Và trong cuộc hành trình đó, đức tin của một tín đồ đã có ảnh hởng rất lớn đối với nhà thơ. Trong tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử đã tìm đợc nguồn an ủi lớn nhất ở nguồn đạo. Ông đã chấp nhận bệnh tật trớc hết vì nó là hậu quả tất nhiên của nguyên tội và thứ đến là vì phơng tiện thân xác mà chúa dùng để cứu thế. Linh mục Charles Journet, giáo s Đại chủng Viện Fai Bourg đã trình bày vấn đề một cách mạch lạc và nhất quán trong tác phẩm về nỗi thống khổ. Ông nói "Chúng ta xem khổ ải của thân xác nh một mãnh lực hợp cứu thế vì chúng ta tham dự vào đau đớn và huyết mạch của Chúa Kitô. Vậy không có vấn đề đau đớn mà chỉ có huyền nhiệm đau đớn của Chúa Kitô và trong sự tham dự của chúng ta. Nh vậy, không nên nói chấp nhận đau thơng mà chỉ nên nói đến gia nhập vào công đức cứu rỗi. Chúng ta không chấp nhận vì nó là một định luật của thể xác; chúng ta thu nhận vì nó nối liền ta với bản thân Thiên Chúa hiện là ngời" [chuyển dẫn 30, ]. Trớc Thợng Đế, đau thơng của tín đồ là một huyền nhiệm. Hàn Mặc Tử đã chịu đựng đợc đau thơng chính là nhờ huyện nhiệm ấy trong đức tin, nhờ sức mạnh của xác tín. Nhờ đó, ông luôn cảm nhận đợc một sự che chở của thánh nữ Maria:

Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!/ Run nh run thần tử thấy long nhan/ Run nh run hơi thở chạm tơ vàng.../ nhng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến/... Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy/... lân luỵ vừa trải qua dới thế.

(Thánh nữ đồng trinh Maria) Hai nguồn an ủi lớn đối với ông trong nững tháng ngày đau thơng, tuyệt vọng là đọc kinh và ngâm thơ. Nó đa ông vào thế giới của riêng mình, một thế giới tinh thần thuần khiết, cao siêu. Trớc mặt ông, trong lòng ông chỉ có Chúa và Đức mẹ nhân từ:

Ta chấp hai tay lạy quỳ hoan hảo/ Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian. (Đêm xuân cầu nguyện)

Theo lời kể của Nguyễn Văn Xê, trong những ngày cuối cùng Hàn Mặc Tử tỏ ra rất sốt sắng lo về phần hồn tôn giáo, thích nói về đức mẹ Maria đầy ơn phớc. Đời ngời vốn dĩ ngắn ngủi. Đối với Hàn Mặc Tử, cuộc đời chỉ tính đợc bằng khoảnh khắc, những khoảnh khắc đau thơng phải đấu tranh giành giật sự sống trong nỗi ám ảnh của cái chết. Cái chết - bến đỗ cuối cùng của mỗi cuộc đời có lẽ lại là gải pháp cho đau thơng, là cửa ngõ cho sự siêu thoát của linh hồn đến cõi vĩnh viễn. Nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh của mình và vợt qua đợc sự thử thách của Chúa với một tín đồ. Ngời đã ru nhẹ mọi gánh nặng núi non chụp xuống đời mình, để nỗi đau cất thành lời thơ. Thơ và đạo đó là hai nguồn an ủi lớn, là cứu cánh cho đau thơng của Hàn Mặc Tử. Từ ngày nhuốm đau thơng, "thơ của ông bớc vào tận xoáy lốc, hoà trộn giữa đời ngời, đời thơ, giữa sự cẩn thận tận đáy lòng về khổ đau và hạnh phúc; giữa cứu cánh, cầu mong những thứ siêu hình và những khát vọng riêng t, của chính cuộc đời sống hết mình trong bệnh tật, trong đắm đuối thi ca và trong những cảm nhận linh thiêng chỉ ông mới có giữa cõi huyền vi và cuộc đời trần thế [30, 242]. Nhờ thơ và Đạo, tâm hồn Hàn Mặc Tử trở nên yên lành và sinh ra nhiều ý tởng thanh khiết. Ông đã mơ ớc khôi phục lại mùa xuân trinh nguyên của ngày sáng thế đầy thinh sắc, tinh hoa và châu báu. Thơ ông cũng nh lòng lê thứ, nói nh Pascal, “là niềm hoài vọng bất lực về một hạnh phúc sơ khai, tráng lệ đã phôi pha".

1.2.3.2. Cái tôi cô đơn với "niềm hoài vọng bất lực về một hạnh phúc sơ khai, tráng lệ đã phôi pha".

Niềm hạnh phúc sơ khai của những ngày xanh đẹp đẽ với bóng dáng của khuynh thi. Nhng thời gian đã xoá nhoà tất cả, đau thơng dội xuống để ngời trai trẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của r tagore và hàn mặc tử (Trang 32 - 41)