Cơ sở khách quan

Một phần của tài liệu Lí tưởng sống của người con trai phong kiến trong thơ văn nguyễn công trứ (Trang 57 - 60)

T tởng nghệ thuật của một tác giả văn học không phải là một hiện t- ợng tiên nghiệm, mà là sự ảnh hởng bởi hoàn cảnh xã hội và thời đại mà tác giả đang sống.Nó chi phối toàn bộ t tởng, tình cảm, và việc xác định h- ớng đi cho mình .Cho nên ta có thể nói rằng t tởng hành đạo, thái độ tích cực nhập thế, khao khát công danh hay là sự ham muốn đợc hởng lạc, đợc thích chí ngao du với bầu rợu túi thơ... khi dã hoàn thành nghĩa vụ, đã trả hết nợ đời trong thơ văn Nguyễn công Trứ là có cơ sở của nó.

- Cơ sở xã hội: Lịch sử xã hội Việt Nam ba thập kỷ đầu thế kỷ XVI diễn ra vô cùng phức tạp, đất nớc cùng song song tồn tại hai chính quyền Trịnh – Nguyễn. Hai thế lực này tranh chấp nhau khiến cho đất nớc lầm than khổ cực. Nền kinh tế kiệt quệ, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn, vua thì dâm ô, trụy lạc, các “khanh tớng” thì đại nghịch vô đạo dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân mà đỉnh cao của nó là phong trào Tây Sơn với ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Song đó chỉ là hào quang chớp nhoáng. Đầu thế kỷ XIX Nguyễn ánh chiến thắng nhà Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn - một triều đại hết sức độc đoán, khắt khe và tàn nhẫn.

Tuy vậy, nó không phải đã đợc bộc lộ hết ngay từ đầu. Một chính quyền dù phản động đến mấy lúc đầu cũng phải tỏ ra ít nhiều tiến bộ để mị dân, đánh lừa quần chúng, Nguyễn ánh cũng vậy. Ông biết để giành đợc chính quyền thì dùng uy lực nhng muốn củng cố chính quyền thật vững chắc thì phải có sự ràng buộc của từng con ngời trong xã hội. Chính vì thế Nho giáo đã đợc đa lên làm Quốc giáo, mở lại các trờng học để đào tạo các nhân tài ra phục vụ cho triều đình. Nguyễn ánh còn kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra hợp tác cho chính quyền mới.

Sau hàng trăm năm chiến tranh liên miên, chết chóc, đói nghèo nh một định mệnh treo lơ lững trong cuộc sống, con ngời khao khát thái bình thì việc thành lập của chính quyền nhà Nguyễn làm cho bộ mặt của xã hội có vẻ nh ổn định. Chính điều đó đã gây ra ảo tởng cho một phân số ngời trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp Nho sĩ. Là những ngời xuất thân từ những gia đình quan lại lớp dới vì thế sự “ thắng lợi” của nhà Nguyễn đem đến cho họ khá nhiều hy vọng. Khác với đám quan lại và quý tộc của thời Lê - Trịnh đã đổ vỡ về phơng diện tinh thần, tầng lớp Nho sĩ này ít nhiều có tiếp xúc với quần chúng, chừng mực nào đó họ tiếp thu đợc cái khoẻ, cái mạnh của quần chúng. Và nếu nh t tởng trung quân “ tôi trung không thờ hai chủ” làm cho những quan lại thời Lê- Trịnh rụt cổ, co vòi trớc thực tế mới, khăng khăng làm một kẻ “ ngoan dân” thì đối với lớp ngời này trung quần có nghĩa là đem hết sức mình ra phục vụ cho triều đại đơng thời, bởi vì họ cha từng chịu hoặc cha chịu nhiều ân huệ của triều đại trớc. Thêm vào đó việc dùng thi cử để đào tạo quan liêu dới thời nhà Nguyễn nh mở ra trớc mắt họ triển vọng tơng lai.

Suốt mấy trăm năm chiến tranh loạn lạc nền kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng. Nông nghiệp thì mất mùa liên miên, dân chúng đói khát dắt

díu nhau đi ăn xin đầy đờng, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ cờng hào .

Công thơng nghiệp bị đình đốn do chính sách “bế quan tỏa cảng” của các tập đoàn phong kiến. Công thơng nghiệp chỉ đợc u tiên phát triễn phục vụ cho triều đình và các cuộc chiến tranh, vì vậy đã làm cho nền kinh tế không có điều kiện để phát triển dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.

Dù thế thì các chính quyền phong kiến cũng không thể khống chế đợc luồng không khí của thời đại. Sự phát triển mạnh mẻ nền kinh tế

hàng hoá trong các thế kỷ XVII, XVIII đã làm hng thịnh bộ mặt các đô thị đồng thời thổi vào cuộc sống của ngời dân một luồng văn hoá mới mang tinh thần đô thị . Luồng văn hoá mới này đã tác động lên cuộc sống và t tuởng của ngời dân, mà tầng lớp Nho sĩ và trí thức đợc coi là những thành phần bắt nhịp nhanh nhất.T tởng thị dân đòi hỏi hởng lạc, nhu cầu thể hiện bản thân.... Có thể nói, t tởng hành lạc của Nguyễn Công Trứ một phần bắt nguồn từ đó.

- Cơ sở văn học: Xã hội Việt Nam trong mấy trăm năm loạn lạc nh vậy đến đây tiếp thu luồng t tởng thị dân mới cùng với sự cần thiết phải bứt phá vợt ra ngoài lề luật của Nho giáo, để thể hiện mình và thoả mãn nhu cầu cá nhân. Trên cơ sở đó trào lu nhân văn chủ nghĩa ra đời.

Theo Vôn-ghin thì chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức chính trị bắt nguồn không phải từ những cái gì siêu nhiên kỳ ảo mà bắt nguồn từ con ngời tồn tại thực tế trên mặt đất với những nhu cầu, những khát vọng, những khả năng trần thế, hiện thực nhất của nó...những yêu cầu ấy đòi hỏi phải phát triển đầy đủ, đòi hỏi phải đợc thoả mãn. Đề cao con ngời cá nhân, cuộc sống trần tục, đề cao khát vọng tự do vợt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Nếu ở giai đọan trớc thế kỷ XVIII

quan niệm về con ngời là “nặng mùi đạo, nhẹ mùi đời ” thì giờ đây nhu cầu tự nhiên của con ngời cá nhân đợc khẳng định: chữ “thân ”, “tài ”, đặc biệt là chữ “tình ” trở thành những khái niệm để con ngời tự ý thức về mình. Bất chấp mọi ràng buộc, họ không hề giấu giếm nhu cầu sống, nhu cầu hởng thụ của bản thân. Công khai ớc muốn hởng thụ, say sa hởng lạc, coi đó là nhu cầu tự nhiên chính đáng của con ngời.

Một phần của tài liệu Lí tưởng sống của người con trai phong kiến trong thơ văn nguyễn công trứ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w