Nghề dạy học

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ lê bật ở cổ định xã tân ninh triệu sơn thanh hoá từ thế kỷ XIII đến năm 2007 (Trang 92 - 150)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Nghề dạy học

Từ xa xa, mảnh đất Cổ Định - Tân Ninh của con cháu dòng họ Lê Bật nổi tiếng là vùng “Địa linh nhân kiệt” với truyền thống văn hiến lâu đời của vùng đất đã từng nổi tiếng từ ý chí Triệu Trinh Nơng xa. Trên mảnh đất “Địa linh” đó cũng đã sản sinh bao nhân vật lịch sử mà tên tuổi họ đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ: Đó là Lê Thân, Doãn Băng Hài, Doãn Nổ, Lê Duy, Lê Lôi, Lê Tuất Kiệt và đặc biệt là Lê Bật Tứ một tể tớng quận công thời Lê Trung Hng còn vang vọng mãi đến ngày nay với đức tính Thanh - Thận - Cần, một quan đại thần có tấm lòng thơng dân. Hiện nay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội số bia 1545 đề danh Hoàng Giáp Lê Bật Tứ.

Nên cũng dễ hiểu, ngay trong con cháu dòng họ Lê Bật khi sống vào thời loạn có nhiều ngời là công thần, võ tớng, còn trong thời bình có nhiều ngời là những ông đồ. Có thể nói nghề dạy học từ xa xa là một trong những nghề truyền thống của dòng họ Lê Bật. Đây là nghề đợc trong vọng, là nghề có ích cho đời, hun đúc nên nguyên khí quê hơng, đất nớc. Nếu nh không nói tới hai nghề chính của dân ở đây đó là nghề nông và nghề khai thác rừng, ngay từ đầu có mặt sớm ở vùng đất Cổ Định, ông Tổ dòng họ Lê Duy Đàn, đã vỡ ruộng khai

hoang, dựng nhà cửa, mở trờng dạy học, ông hết lòng chăm lo việc học tập cho con cái và con em trong vùng, trong số những học sinh của cụ dạy có Lê Thân con nhà nghèo, rất chăm học và học rất giỏi đợc cụ gả con gái út là bà Lê Thị Việt. Nhờ có sự dạy dỗ của cụ mà khoa thi năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, gia đình cụ có hai con và con rể Lê Thân đều đỗ thái học sinh (tiến sĩ).

Từ cụ thuỷ tổ Lê Duy Đàn đến Hoàng Giáp Lê Bật Tứ trãi qua 312 năm (1250 - 1562) với 11 thế hệ, dòng họ đã có rất nhiều ngời làm nghề dạy học và là dòng họ có nhiều ngời đỗ tiến sĩ nhiều nhất thời phong kiến ở Cổ Định (8 tiễn sĩ).

Lê Bật Trực (anh trai Lê Bật Tứ), sau khi nghe tin mẹ mất ông vội vàng ra quê ngoại ở Liên Xá, Kim Bảng, mở lớp dạy học, vất vả nuôi em. Đồng thời anh cả, thay cha mẹ đã mất, dồn tình thơng chăm sóc, dạy bảo, đào tạo hai em, nhất là dạy dỗ đào tạo em út, ít lâu sau

ba anh em lại chuyển c đến xã Nhật Chiêu, huyện Bạch Hạc (nay thuộc Phong Châu, Vĩnh Phú và một phần đất Sơn Tây Hà Tây), cụ Lê Bật Trực lại tiếp tục nghề dạy học và ở đấy cho đến lúc trởng thành.

Chẳng phụ công anh cả, lần hồi dạy học vất vả nuôi em nên ngời, nhờ hiếu học, khổ học kết hợp với ý chí quyết tâm với t chất thông minh ham hiểu biết khoa thi Mậu Thìn (1586) dới triều Mạc, công lao của anh em ông đợc đền bù xứng đáng, cả hai anh em đều đỗ cử nhân. Nhng Lê Bật Tứ không ra làm quan mà trở về nơi ký ngụ dạy học. Năm 1592 nhà Mạc mất Đông Đô, năm 1594, Lê Bật Tứ lặn lội về Thanh Hóa dự kỳ thi Hơng do nhà Lê Trung Hng mở. Ông đỗ tứ trờng, nổi tiếng là ngời hay chữ và tiếp tục dạy học, dùi mài kinh sử. Đến khoa thi Mậu Tuất (1598) Lê Bật Tứ dự kỳ thi hội và đỗ tiến sĩ.

Sau khi đỗ tiến sĩ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ ra làm quan dới thời Lê Trung Hng, trãi qua 29 năm làm quan phụng sự đất nớc, ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1601, Lê Bật Tứ đợc thăng lại khoa đô cấp sự, làm giám khảo trờng thi kinh Bắc. Năm 1603, làm giám khảo trờng thi Thiên Trờng, sau đó đợc cử đi dẹp loạn Cao Bằng. Năm 1619 vua Thần Tông lên ngôi, thăng Lê

Bật Tứ làm Binh bộ thợng th kiêm chức Huy văn điện thiên sự, giảng văn cho các sĩ tử trong nớc.

Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, đội ngũ giáo viên là con cháu dòng họ Lê Bật ngày càng đông đảo hơn, là quản lý, giảng dạy ở nhiều loại trờng, ở nhiều bậc học từ mầm non đến đại học nh: ông Lê Bật Bảy là thiếu tớng phó giám đốc học viện quân sự Đà Lạt; phó giáo s, tiến sĩ Lê Mạnh Tân, thạc sĩ Lê Bật Cần... có gia đình tất cả con cái đều đi dạy nh gia đình ông Lê Bật Điển. Có gia đình vợ chồng đều đi dạy, cha con đều đi dạy, mẹ con cùng đi dạy, cháu trai, cháu gái, cháu dâu đều đi dạy...

Nh vậy, ở bất kỳ thời đại nào, nghề dạy học vẫn là một nghề u ái đối với con cháu dòng họ Lê Bật. Dới thời chữ hán, thầy học dòng họ Lê Bật đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập ở Cổ Định lên một bớc cao hơn. Trong thời thuộc Pháp bị áp bức bóc lột, con cháu dòng họ Lê Bật một số dạy ở quê nhà, một số khác phải dạy ở xã quê, nhng dù dạy ở nơi đâu thì con cháu dòng họ Lê Bật ngoài việc tìm kế sinh nhai còn tạo nên một lá chắn hợp pháp để hoạt động cách mạng.

Ngày nay, các thế hệ con cháu dòng họ Lê Bật tiếp tục phát huy truyền thống của tổ tiên, miệt mài hăng say với sự nghiệp trồng ngời của mình, vẫn với một tinh thần tôn s trọng đạo, khiêm tốn, thanh bạch, giản dị và trung thực.

3.4. Đền thờ, bia ký, đình làng Đài 3.4.1. Đền thờ

Đền thờ là một trong những di sản văn hoá vật thể vô giá của các dòng họ và của dân tộc. Nó không chỉ là một bảo tàng lịch sử, lu giữ những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc... mà là một bộ phận quan trọng không thể thiếu để hình thành nền văn hoá truyền thống dòng họ nói riêng văn hoá truyền thống của dân tộc nói chung.

Trên mảnh đất Cổ Định- Tân Ninh đã có rất nhiều đền thờ đã đợc Sở văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh: Đền thờ Bà Triệu

(Đền Na) đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ Tào Sơn Hầu, đền Lê Tộc Công Thần (Lê Lôi), đền thờ Luật Quốc công Lê Thân...

Để hiểu thêm về lịch sử - văn hoá dòng họ Lê Bật ở Cổ Định, chúng tôi đã nhiều lần đi khảo sát thực địa tìm hiểu rất kỹ đền thờ của dòng họ mà chủ yếu là đền thờ cụ Lê Bật Tứ ở Cổ Định xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, chúng tôi đã tìm hiểu về lịch sử của ngôi đền, nhân vật sự kiện lịch sử, địa điểm phân bố đờng đi đến, giá trị văn hoá, khoa học nghệ thuật của di tích. Tháng 1/1998 nhà nớc công nhận và cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.

Lê Bật Tứ sinh năm 1562 ở Cổ Định, cha là cụ Lê Duy Tốn, mẹ là bà Nguyễn Thị Oánh, dòng họ Lê Bật là một trong mời dòng họ có mặt sớm nhất ở Cổ Định, một làng tối cổ có từ thời đại các vua Hùng.

Lê Bật Tứ đỗ Hoàng Giáp năm 1598 làm quan đời Lê Trung Hng (1598 - 1627), Tại vơng triều Lê Trịnh trong lúc đất nuớc có nhiều biến động, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đó là thử thách lớn đối với các vị quan trớc hết là các quan đại thần, làm sao cho đất nớc phát triển, rõ ràng phải có những ông quan có ý thức đầy đủ về trách nhiệm đối với thời đại, biết đặt lợi ích của đất n- ớc, của nhân dân lên trên có lòng thơng dân, có tính cơng trực, thanh liêm, thận trọng và cần mẫn, biết tận dụng triệt để hoàn cảnh, thời đại thì mới đáp ứng đợc yêu cầu góp phần phát triển đất nớc trong điều kiện khó khăn.

Trong Lịch triều hiến chơng loại trí của Phan Huy Trú đã xếp Hoàng Giáp Lê Bật Tứ là một trong ba chín vị phò tá có công lao tài đức đời Lê Trung Hng. Chính là khẳng định t tởng việc làm và cuộc đời của cụ trong 29 năm làm quan thể hiện đầy đủ t tởng nhân văn, tinh thần dân tộc của một vị quan có tâm, có tài, một danh nhân yêu nớc chân chính.

Trãi qua 29 năm làm quan, Hoàng Giáp Lê Bật Tứ đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng nh: Đô Ngự Sử (1604), làm Chánh sứ sang triều Minh (1606), năm 1608, đi sứ về vì có công đợc thăng Tả thị lang Bộ Hộ. Năm 1610, đợc phong Diễn gia hầu, vào những năm 1610, 1615, 1618 cụ đã dâng 3 khải.

Đặc biệt trong khải năm 1618 đã cùng cụ Ngô Trí Hoà điều trần 6 việc nhằm diệt nhũng trừ gian để yên dân, yên xã tắc. Triết Vơng Trịnh Tùng khen và nhận lời, năm 1619 làm thợng th Bộ Binh. Năm 1620 làm tham tụng phủ chúa.

Năm 1623, dẹp loạn Trịnh Xuân và dẹp quân Mạc quấy phá Cao Bằng góp phần làm cho Mạc Kính Khoan quy thuận làm bề tôi nhà Lê ngoài phiên trấn (1623 - 1638) cụ đợc thăng Thiếu Bảo. Năm 1626 đợc thăng Thiếu Phó. Năm 1627 cụ từ trần lúc đang làm nhiệm vụ, thọ 65 tuổi, đợc tặng Thái Bảo, tớc Diễn Quận Công, tên thuỵ là Hoà Nghĩa. Năm 1629 vua Lê Thần Tông ra lệnh lập đền thờ và khắc bia đá, để ghi công đức của cụ (ngày 16 tháng 3 niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 11 năm Kỷ Tỵ 1629) tại làng Cổ Định.

Đền thờ cụ Lê Bật Tứ trớc năm 1965 thuộc Cổ Định huyện Nông Cống sau năm 1965 thuộc huyện Triệu Sơn. Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đi đến đền thờ Lê Bật Tứ bằng đờng bộ qua bến xe nội tỉnh đến ngã ba Phú Sơn đi qua cầu Đống theo đờng tỉnh lộ 9 hoặc qua rừng thông theo tỉnh lộ 9 đi Quán Giắt km số 9 và trải theo tỉnh lộ đi Cầu Quan đến Na (xã Tân Ninh). Muốn đi đến tham quan di tích chúng ta có thể đi bằng các phơng tiện nh ôtô, xe máy, thuận tiện.

Đền thờ họ Lê Bật thờ các tiền nhân họ Hứa đổi là Lê Duy sau đổi là Lê Bật là nơi thờ các tiến sĩ của dòng họ và nơi tởng niệm ghi nhớ các tấm gơng về học hành thi cử, các quan thanh liêm của dòng họ, của quê hơng của dân tộc.

Đền thờ dòng họ Lê Bật tại thôn Bính (đội 6) xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn nằm ở trung tâm làng Bính, phía trớc đi vào cổng đền thờ nhìn ra là sông nhà Lê. Đền thờ hớng Nam có khuôn viên diện tích hơn 1.000km2 hiện nay thu hẹp lại hơn 500m2, phía Bắc giáp thửa số 4379, phía Nam giáp thửa 4891 và 4575, phía Đông giáp đờng đi liên thôn sông nhà Lê.

Trong khu vực đền hiện nay gồm hai thửa 4578 và 4579 bao gồm 474 m2 là khu vực bất khả xâm phạm, khu vực vờn đền và cổng ra vào là thửa đất số 4576 và 4577 bao gồm 550 m2 và đờng đi lại giữa hai thửa là khu vực II khu vực

tôn tạo và điều chỉnh xây dựng, trong khu vực bất khả xâm phạm bao gồm các diện tích ngôi chính diện là ngôi nhà cổ 3 gian, nền ngôi tiền đờng, bên phải nền ngôi tiền đờng là tấm bia cổ: Lê Tớng Công Từ bi.

Ngôi chính tâm:

Là ngôi nhà gỗ 3 gian, kiến trúc theo kiểu trồng giờng, ở 2 vì bên gồm 6 cột, hai vì giữa chôn cột cái, phía trớc có số đo gian giữa 2,30m, gian bên tả 2,10m, gian bên hữu 1,90m, chiều ngang hiên và tam cấp 1,44m, cột gỗ trớc đến cột con sau 2,94m, hiên sau cột con 1,05m cái cao 4,31m, cột quần cao 2,91m, cột hiên cao 2,35 cửa trớc.

Ngôi tiền đờng:

Là một ngôi nhà cổ 5 gian, do biến thiên của lịch sử thì nhà đã bị phá gỡ, hiện tại còn lại nền móng 16m x 7m. với các chân tảng hiện còn mặt tảng 0,75 x 0,75.

Bài trí nội thất:

Gian chính giữa là bức đại tự đề “Lê Công Tử” tức đền thờ họ Lê Công Thần hàn viên cùng thờ các vị thuỷ tổ họ Lê gồm Long ngai giao ỷ, bát hơng cổ hình tròn, bộ đai nhỏ. Bàn chung “đệ nhị” thờ các vị tiến sĩ họ Lê Bật đựng trong hộp kẽm. Bình hơng gốm cổ “Đệ Tam” bàn hội đồng gồm các bình hơng đá hình vuông, chân nến đế cao, đài lớn, đài nhỏ, ống hơng, ống hoa, hộp đựng sắc, giá trúc bàn đèn trúc văn... phía trớc dới là sập hội đồng, là một sân gỗ chạm trổ tinh vi, gian bên tả thờ các chi họ, gian bên hữu thờ các chi họ, câu đối nhà thờ:

Câu đối 1: Hiển tại triều vi danh tiến sĩ Đăng xã vị hơng tiên sinh

Tạm dịch: Nổi ở triều ghi danh tiến sĩ Về quê hơng tôn trọng bậc thầy

Câu đối 2: Phợng lân giá trọng thiên chi Bắc Kiều nhạc danh cao đẩu dĩ Nam.

Tạm dịch: Phợng lân có giá, trời phơng Bắc trọng Non sông cao, sao Bắc Đẩu lừng Nam

Câu đối 3: Nhất triều khoa hoạn tồn th quyển Quán thế văn chơng ngỡng đẩu Sơn

Tạm dịch: Đầu triều: thi đậu, làm quan ghi sử sách Lừng lẫy văn chơng sao Bắc Đẩu soi đờng

Câu đối 4: Công đức thiên thu Na lĩnh tuấn Bản chi bách thế lãng giang trờng

Tạm dịch: Công đức ngàn năm, thế núi Na sừng sững Chi họ trăm đời, dòng sông Lãng vơn vai

Phía trớc chính tẩm là một sân hẹp, phía bên hữu là tấm bia cổ đặt trên bệ rùa: Bia cao: 1,70m, rộng: 1.0m, dày: 0,2m đặt trên bệ rùa. Rùa dài 1,70m, rộng: 1,10m, cao: 0,40m. Bia hai mặt, mặt trớc đề "Lê Tớng công từ bi" nghĩa là bia ông tớng họ Lê, trán bia chạm mặt trời có 6 tia ngang và nhiều tia nhỏ, hai bên là ngôi rồng chầu mặt trời, rìa ngoài trang trí hoa cúc dây cách điệu, nội dung văn bia bị mờ nhiều chỗ, theo gia phả ghi lại là bài minh, nói về bài thơ của vua Lê phong tặng họ Lê - Lê Bật Tứ là một ông tớng công văn võ song toàn, mặt sau bia bị mờ quá nhiều, nội dung ghi công đức và quá trình xây dựng đền thờ. Hai bên mép bia có đôi câu đối đề:

Tích thiện chi gia khánh hữu nghĩa Cộng đồng chi tộc chí năng hoà

Tạm dịch: Nhà tích thiện thờng hay có nghĩa Họ cộng đồng luôn tặng hài hoà.

Bệ rùa là vật tợng trng cho sự bền vững, móng vuốt chắc khoẻ, đầu cất cao, mắt sáng, miệng ngậm hạt ngọc để lộ hai răng hàm trên, mai khắc xuyên - mút - giáp tám miếng phiến (phía trớc 3 cặp đối xứng nhau, ở giữa là một mảnh mai to hình bát giác, mỗi cạnh 42cm còn các miếng mai cạnh nhỏ và lợn một

cạnh theo vòng lớp của mai) Mai tròn hơn thân, có 4 chân thì lộ ra ngoài, có 5 móng vút sắc nh quặp chặt lấy đế (đất) thể hiện sự vĩnh hằng, bốn chân lại cấu trúc 2 bên khác nhau theo 2 kiểu, đòn đuôi thì vòng xuống rồi lợn lên vắt chéo qua bên phải, dấu kín dới mai đuôi, đuôi dài 0,25cm.

Hiện tại bia bị gẫy làm 2 đoạn và bị mờ chữ bia khắc dựng ngày 16 tháng 3 niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 11 (tức năm 1629 - Kỷ Tỵ).

Tại văn miếu Hà Nội bia số 1545. Quang Hng Nhị thập nhất niên Mậu Tuấn khoa tiến sĩ đề danh ký Trịnh Cao Đệ soạn, Dơng Chí Trạch nhuận sắc, Nguyễn Quang Đắc viết chữ, Nguyễn Quang Độ khắc bia. Bia tạc năm Thịnh Đức 1 (1663) nhà Lê. Bia 1 mặt khổ 1,05m x 1,57), chạm mặt nguyệt rồng mây, hoa dây. Toàn văn chữ Hán khắc chân phơng, gần 52 dòng, khoảng 2.000 chữ, tên bia khắc chữ Triện. Bia bị đục cả dòng 11và mấy chữ dòng 13.

Bia ghi họ tên quê quán 4 vị đỗ đại khoa năm Mậu Tuất niên hiệu Quang Hng thứ 21 (1598) đời vua Lê Thế Tông đệ nhị giáp tiếp sĩ xuất thân là Nguyễn Thứ, Nguyễn Duy Thì, Lê Bật Tứ, Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân là Nguyền

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ lê bật ở cổ định xã tân ninh triệu sơn thanh hoá từ thế kỷ XIII đến năm 2007 (Trang 92 - 150)