Vai trò đối với việc đảm bảo đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 55 - 57)

Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng nền kinh tế Nghệ An vẫn có những bước chuyển biến đáng kể, cuộc sống nhân dân vẫn được cải thiện lên một bước mới, sản xuất kinh tế không chỉ đủ để đảm bảo nhu cầu của địa phương mà còn cung cấp một phần quan trọng cho tiền tuyến. Bình quân lương thực đạt 200kg người/năm [19; 84].

Nguồn thu chủ yếu của nhà nước là thóc. Năm 1951, Chính phủ ban hành thuế nông nghiệp thay cho các hình thức trưng thu lương thực trước đây để đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng trên cở sở giá cả không ổn định. Từ cuối những năm 1950 trở đi, tại các vùng tự do trong đó có Nghệ An Chính phủ tiến hành trả lương bằng gạo, ấn định mức lương tối thiểu và lương tối đa cho mỗi loại công việc…

Cán bộ Đảng từ năm 1951 mới có chế độ sinh hoạt phí và phụ cấp tuổi Đảng, mức thu nhập bằng hoặc thấp hơn một ít so với cán bộ chính quyền cùng cấp. Ngoài lương chính, nhân viên, công nhân cán bộ Đảng còn nhận được các khoản phụ cấp khác như phụ cấp khu vực tiền tuyến…Bình quân lương của cán bộ là 35kg/tháng tùy nơi gạo ít nhiều , nơi có tiền thì cung cấp bằng tiền (từ liên khu V trở ra) khi giá gạo không tăng nhưng giá thực phẩm tăng còn được nhận lương

phụ thêm (Sắc lệnh số 81/Sl ngày 22/5/1950 của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dẫn - định đời sống cán bộ và công nhân viên chức, huy động mọi người hăng hái công tác gắn bó hơn với công cuộc xây dựng hậu phương và phục vụ tiền tuyến.

Với yêu cầu của cuộc kháng chiến ngày quyết liệt càng đòi hỏi sức chiến đấu bền bỉ của quân và dân bên cạnh đó cũng cần phải có sự chi viên bền bỉ của hậu phương, do vậy cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu, công cuộc phát triển kinh tế trên tất cả các ngành cũng được đẩy mạnh.

Cuộc vận động tăng gia sản xuất “vụ mùa chủ lực”, vụ chiêm quyết thắng” được phát động sôi nổi nhằm tăng năng suất cây trồng, đảm bảo lương thực phẩm cho nhân dân và cung cấp cho kháng chiến [13; 122]

Các ngành, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt vải, làm giấy được đặc biệt quan tâm. Đến năm 1950, ngoài xưởng dệt của Tỉnh, khung dệt gia đình cũng được khuyến khích phát triển ở các huyện. Nghề ươm tơ dệt lụa ở Nam Đàn, Quỳnh Lưu được phát triển. Tính chung lúc bấy giờ cả Nghệ An và Hà Tĩnh có 15 xưởng sản xuất giấy, trong đó có 7 xưởng của quốc doanh…

Nhờ việc tích cực sản xuất Nghệ An đã tự túc được nhiều nhu yếu phẩm cần thiết không những đảm bảo nhu cầu địa phương mà còn góp phần cung cấp cho các tỉnh khác. T

Thực hiện cuộc phát động thi đua tự túc ăn, mặc được phát động từ tháng 4 năm 1948, nhằm giải quyết yêu cầu bức bách của bộ đội và nhân dân trong kháng chiến. Để hưởng ứng phong trào này nhân dân Ngệ An đã thi đua sôi nổi giành điểm cao trên mọi ngành, mọi mặt sản xuất và xây dựng kinh tế. Công nhân nông dân khắp nơi đã thi đua

đẩy mạnh sản xuất khai hoang phục hóa cải tiến kĩ thuật, sáng chế phát minh làm ra nhiều lương thực và hàng hóa.

Mỗi đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đều có trại tăng gia sản xuất, trại chăn nuôi để tự túc một phần lương thực, thực phẩm.

Nhờ đẩy mạnh cuộc vận động tự túc ăn mặc mà so với năm 1947, tổng sản lượng lúa ngô ở Nghệ An năm 1948 đã tăng gấp đôi,… [13; 108].

Ngoài ra tỉnh còn phát động nhân dân đóng góp vào quỹ “đỡ đầu dân quân” 11.000 mẫu ruộng, 16 triệu đồng. Tỉnh ủy Nghệ An còn phát động các đoàn thể và các tổ chức tập thể nhận đỡ đầu các đơn vị chủ lục và bộ đội địa phương.

Tuy được sự đùm bọc hết lòng của nhân dân nhưng trang bị của bộ đội vẫn rất thiếu thốn (10 chiến sĩ mới được cấp 1 cái chăn, một bộ quần áo). Nhân dân phát động vận động phong trào “áo ấm mùa đông binh sỹ, hũ gạo, bao tiền tiết kiệm nuôi quân” trong cuộc vận động này nhân dân Nghệ An đã góp 849.210 đồng và nhiều quần áo vải vóc, chăn, màn, dày, dép giúp bộ đội địa phương và bộ đội cảnh vệ của tỉnh [13; 107].

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w