Thay đổi quan hệ sản xuất.

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 53 - 55)

Suốt thời phong kiến rồi đến thời kì Pháp thuộc quan hệ sản xuất bao trùm lên nền kinh tế Nghệ An là quan hệ phong kiến, những địa chủ Việt và địa chủ

Pháp là những lực lượng có thế lực mạnh nhất sở hữu lớn về ruộng đất và bóc lột tá điền nặng nề.

Đối lập với hiện trạng trên phần lớn nông dân Nghệ An sống trong tình trạng sản xuất manh mún, thiếu tư liệu sản xuất, bị lệ thuộc chặt chẽ vào địa chủ không có yếu tố gì để đảm bảo đời sống cho chính bản thân họ.

Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, cách mạng Việt Nam chuyển sang thực hiện bước thứ nhất trong cuộc cách mạng phản phong đưa ruộng đất về tay nhân dân, thực hiện giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân nghèo, nhằm hạn chế sự bó lột của địa chủ đưa lai một phần quyền lợi cho nông dân.

Tháng 1 năm 1948, Hội nghị Trung Ương Đảng mở rộng lần thứ 2 đề ra một cách có hệ thống về chính sách ruộng đất trong cuộc kháng chiến chống Pháp với nội dung: “Thực hiện giảm tô 25%, tạm cấp ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc cho dân cày…”.

Ngày 14 tháng 7 năm 1949, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh giảm tô. Giai cấp nông dân có cơ sở pháp lí để đấu tranh đòi địa chủ thực hiện.

Tháng 5 năm 1950, Chính phủ ban hành sắc lệnh giảm tức đồng thời thành lập các xã tín dụng phát triển các “quỹ tương tế, cứu tế” trong nông thôn tạo điều kiện giúp đỡ những người túng thiếu.

Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Chính phủ ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và công bố luật cải cách ruộng đất. Cuộc đấu tranh trên con đường thực hiện chính sách ruộng đất chuyển sang giai đoạn mới đó là, “xóa bỏ chế độ phong kiến, sự chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất nông thôn”.

Thực hiện những chủ Chương chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Hành chính Nghệ An đã lãnh đạo nhân dân từng bước thực hiện những chính sách ruộng đất nhằm giải quyết một phần yêu cầu ruộng đất của nông dân phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến lâu dài

Thực hiện chủ trương của Đảng, từ năm 1945 - 1952 Nghệ An bước đầu thực hiện chính Sách ruộng đất, giảm tô, giảm tức lấy ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian chia cho dân cày, thực hiện chia lại công điền, công thổ. Toàn tỉnh có 586 chủ đồn điền thực hiện giảm đúng 25% và các quy chế lĩnh canh, lĩnh điền đối với 5.622 tá điền. Đến năm 1950 về cơ bản toàn tỉnh đã giảm được 25% tô, có nơi lên tới 30 - 90%.

Cũng trong thời gian Đảng bộ Tỉnh cũng đẩy mạnh thực việc thực hiện hiến điền,…Trong năm 1949, đã vận động được một vạn mẫu. dưới tác động của những chính sách này đã làm giảm đáng kể sự bóc lột của địa chủ với nông đân.

Từ năm 1953 trở đi tiếp tục phát động quầm chúng thực hiện giảm tô, giảm tức trong những đợt tiếp theo. Kết quả lớn nhất là đánh

đổ địa chủ về mặt chính trị, đem lại một phần quyền lợi kinh tế chính trị cho nhân dân, làm chuyển biến tình hình nông thôn ở Nghệ An, nhân dân đã dần khẳng định được vai trò chính trị của mình, nhân dân có ruộng đất tiến hành sản xuất nâng cao năng suất sản xuất, phục vụ nhiệm vụ đảm bảo đời sống nhân dân tại chỗ và làm nghĩa vụ hậu phương.

Một phần của tài liệu Kinh tế nghệ an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w