Phân tích và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang học”

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh khi dạy học bài tập chương mắt các dụng cụ quang học vật lý 11 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 45 - 48)

học” Vật lí 11 chương trình chuẩn

Chúng tôi tiến hành việc lựa chọn hệ thống bài tập trên cơ sở xác định kiến thức cơ bản của chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí 11 chương trình chuẩn mà HS cần nắm vững, các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS khi giải BT của chương này, từ đó chỉ ra cácdạng BT cơ bản tương ứng với từng đơn vị kiến thức. Sau đó căn cứ vào các BT cơ bản để lựa chọn các BT tổng hợp theo chiều tăng dần độ phức tạp. Các BT được sắp xếp theo trình tự từng chủ đề kiến thức trong chương. Mỗi BT là một mắt xích trong hệ thống BT, đóng góp một phần nào đó vào việc giúp HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải BT trong chương, các BT có quan hệ với nhau, việc giải BT trước có thể là cơ sở cho BT sau.

Chủ đề: Lăng kính: gồm 9 bài từ bài 1.1. đến 1.9, trong đó có 7 bài tập cơ bản và 2 bài phức hợp.

Các BT này chủ yếu để củng cố kiến thức về lăng kính theo phương diện quang học. Tuy đây là bài đầu tiên của chương, nhưng kiến thức của bài này lại liên quan chặt chẽ đến chương “Khúc xạ ánh sáng” vì vậy HS có thể tiếp thu được kiến thức

chủ động và dễ dàng hơn. Tuy nhiên vì đây là bài đầu tiên của chương nên chúng tôi cũng đưa ra các BT có nội dung vừa sức, dễ vận dụng để gây hứng thú cho HS. Từ đó, HS sẽ tự lực giải được BT và GV cũng dễ nhận ra trình độ nhận thức và mức độ tích cực của lớp mình dạy. Khi tự lực giải được những BT này sẽ tạo động lực cho HS giải quyết những BT sau.

Từ bài 1.1 đến bài 1.7 là những BT cơ bản, chủ yếu sử dụng để củng cố kiến thức ngay khi học xong mỗi phần lý thuyết trên lớp. Bài 1.1, 1.2, 1.3,1.4 là những câu hỏi định tính có tác dụng kiểm tra mức độ hiểu bài của HS. Bài 1.5, 1.6 là các BT vận dụng công thức tính góc ló và góc lệch. Bài 1.8 thoạt mới đọc qua HS tưởng như là một bài định tính nên thường vẽ rất tùy tiện, bài này đòi hỏi HS phải nắm vững về hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần thì mới vẽ được đường đi của tia sáng một cách chính xác. Qua bài này HS sẽ cũng cố được kiến thức của chương “Khúc xạ ánh sáng” đồng thời giúp các em sẽ làm tốt được bài 1.8.

Bài 1.8 là bài tập phức hợp, HS phải nắm rất vững kiến thức của chương “Khúc xạ ánh sáng”, phải biết vẽ được hình để hình dung được đường đi của tia sáng đồng thời phải biết vận dụng một cách linh hoạt các công thức lăng kính thì mới tìm ra đáp án của bài toán.Qua bài này một lần nữa các em được hiểu sâu hơn về hiện tượng phản xạ toàn phần.

Bài 1.9. là bài tập phức hợp đòi hỏi HS phải biết tổng hợp kiến thức của các phần lý thuyết đã học trước và biết vận dụng các bài tập trước để tìm lời giải cho bài toán

Chủ đề : Thấu kính mỏng gồm 18 bài(từ bài 2.1 đến 2.18)

Từ bài 2.1 đến 2.12 là các bài tập cơ bản chủ yếu dùng để củng cố kiến thức mới. Bài 2.1 đến 2.5 là những bài rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào để trả lời các câu hỏi, để kiểm tra sự nắm vững kiến thức của HS đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng vẽ đường đi của tia sáng. Các BT từ 2.6 đến 2.11 là những bài mà HS chỉ cần áp dụng được các công thức về thấu kính để giải quyết mà không gặp phải khó khăn.Tuy nhiên khi các em làm tốt những bài này thì đó là cơ sở để các em làm tốt

các BT phức hợp. Bài 2.12 tuy là bài không khó nhưng lại đòi hỏi ngoài kiến thức vật lí thì các em còn phải có khả năng toán học nữa.

Bài 2.13 là một bài đòi hỏi kĩ năng tổng hợp các bài toàn cơ bản ở phía trên. Bài 2.14 là một bài mang tính thực tế, kết quả của bài toán có thể áp dụng cho nhiều bài toán khác. Bài 2.15 là một bài có liên quan đến hệ thấu kính giúp các em có thể tiếp thu tốt bài toán về quang hệ và là cơ sở để các em làm tốt bài tập về mắt.

Các bài từ 2.16 đến 2.19 là các bài tập liên quan đến vấn đề dịch chuyển giữa vật - ảnh qua thấu kính. Đây cũng là dạng bài tập khó, HS cũng thường hay lúng túng khi gặp phải. làm các bài tập này giúp các em khắc sâu tính chất ảnh – vật qua thấu kính luôn di chuyển cùng chiều mà các em phải chứng minh trong phần lý thuyết.

Chủ đề : Mắt. Các tật của mắt gồm có 12 bài từ bài 3.1 đến 3.12

Các bài từ 3.1 đến 3.4 là những câu hỏi đinh tính giúp kiểm tra việc nắm bài của các em. Từ bài 3.5 đến bài 3.7 là các bài tập giúp các em củng cố kiến thức liên quan đến thấu kính mắt, giúp các em hiểu rõ hơn về mắt theo phương diện quang học. Từ bài 3.8 đến 3.10 là các bài liên quan đến sửa tật của mắt. Đây là các bài rất cơ bản, nó liên quan đến kiến thức thực tế những em HS bi cận các bác sĩ thường cho đeo kính số mấy.

Bài 3.11 và 3.12 là các bài tập phức hợp đòi hỏi HS phải nắm vững lý thuyết vế các tật của mắt mới có thể giải được, đồng thời giúp các em hiểu hơn về kính áp tròng trong thực tế.

Chủ đề: Kính lúp. Kính thiên văn. Kính hiển vi gồm có 14 bài từ bài 4.1 đến 4.14.

Các bài từ 4.1đến 4.4 là những câu hỏi định tính giúp GV kiểm tra việc nắm bài của các em. Các bài 4.5 và 4.6 là các bài tập cơ bản liên quan đến kính lúp. HS chỉ cần vận dụng các công thức của kính lúp là có thể làm được mà không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Tương tự như vậy với các bài 4.7 và 4.8; 4.9 và 4.10 giúp HS ôn tập về kính hiển vi và kính thiên văn.

Từ bài 4.11 đến 4.14 là các bài tập phức hợp để giải được các BT này đòi hỏi HS phải nắm rất vững lí thuyết và phải biết tổng hợp các phần kiến thức đã học. Đối

với các BT này thì HS trung bình khó có thể hoàn thành được. Do đó, GV phải hướng dẫn thật kĩ để HS suy nghĩ ở nhà trước sau đó lên lớp thảo luận thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn giúp các em trung bình cũng hiểu được bài toán.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh khi dạy học bài tập chương mắt các dụng cụ quang học vật lý 11 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 45 - 48)