Tưởng sư phạm

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh khi dạy học bài tập chương mắt các dụng cụ quang học vật lý 11 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 48 - 49)

Tiến trình dạy học của chúng tôi xây dựng là tuân thủ các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở chương 1, mục đích là nhằm phát huy tính tích cực và tự lực học tậpcủa HS

Để phát huy tính tích cực, tự lực của HS, chúng tôi sư dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, kết hợp vấn đáp – đàm thoại; phương pháp làm việc độc lập của HS kết hợp với phương pháp học tập hợp tác trong nhóm nhỏ. GV tạo ra các tình huống có vấn đề đó là nội dung các BT, cụ thể hơn là cái cần tìm trong mỗi bài toán. GV định hướng hành động học tập theo kiểu hướng dẫn tìm tòi, trong đó dự kiến đối với những HS yếu không đáp ứng được yêu cầu thì thu hẹp dần phạm vi tìm tòi đến khi có thể giải quyết được vấn đề. Sau đó tổ chức cho HS thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Trong các nhóm HS tự giác, chủ động suy nghĩ và trao đổi ý kiến. Với kiểu hướng dẫn tất cả HS trong lớp sẽ tích cực suy nghĩ và chủ động tranh luận giải quyết bài toán.

Để phát huy tính tự lực học tập của HS, chúng tôi sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ chiếu đầu bài, hình vẽ và nhiệm vụ học tập để HS dễ quan sát và dễ xác định được hiện tượng xảy ra ở mỗi bài toán. Ngoài ra, việc phân tích kĩ đầu bài (cái đã cho, cái cần tìm cũng góp phần tạo hứng thú và kích thích tính tự lực giải quyết vấn đề của HS.

Trong quá trình giải BT giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm và tự trình bày ý tưởng của mình, các nhóm khác nhận xét giúp cho quá trình kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá của HS được diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó cũng phát huy được tính tự lực học tập, rèn luyện được khả năng diễn đạt và trình bày trước tập thể.

Trong quá trình tổ chức hoạt động giải bài tập, GV cũng chú trọng rèn các kĩ năng cơ bản, cần thiết như: cách dùng đơn vị, kĩ năng tính toán, sử dụng máy tính bỏ túi, kĩ năng phân tích, tổng hợp và so sánh … Từ đó giúp các em phát triển tư duy lôgic và rèn luyện ngôn ngữ Vật lí cho HS.

Có thể cụ thể ý tưởng xây dựng tiến trình dạy học một tiết học như sau:  Phần kiểm tra bài cũ: GV nêu ra những câu hỏi đơn giản dạng định tính, chủ yếu để khởi động tư duy và nêu ra những công thức cần nhớ để làm bài tập.

Về nội dung: GV đưa ra ba bài tập: bài mở đầu là bài cơ bản, đơn giản mà HS có thể tự lực giải được nhằm kích thích hứng thú cho HS: hai BT tiếp theo là các BT tổng hợp tăng dần độ phức tạp. Nội dung các BT vừa có tác dụng củng cố kiến thức, vừa có tác dụng nêu ra kiến thức mới cho HS đồng thời phải vừa sức, phù hợp đối với HS.

Về phương pháp:

- Phương pháp chung: Dạy học nêu vấn đề, vấn đáp- đàm thoại, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Phương pháp cụ thể: GV nêu bài toán và hình vẽ trên máy chiếu để HS dễ quan sát. Hướng dẫn HS phân tích đầu bài để chỉ ra cái đã cho, cái cần tìm của bài toán. Sau đó hướng dẫn giải bài toán bằng kiểu hướng dẫn tìm tòi, GV đặt ra những câu hỏi gợi ý về tiến trình giải cụ thể của bài toán. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ giải BT. GV quan sát hoạt động của HS và có sự hướng dẫn thêm với những HS yếu để cho tất cả HS trong lớp tích cực giải BT

Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu để chiếu đầu bài, hình vẽ và nhiệm vụ học tập.

Một số kí hiệu chung:

? : Câu hỏi của GV

• : Câu trả lời của HS

 : Nhận xét, thông báo của GV

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh khi dạy học bài tập chương mắt các dụng cụ quang học vật lý 11 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 48 - 49)