Quan hệ Thái Lan với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của thái lan từ 1973 đến 2001 (Trang 54 - 63)

Thái Lan và Việt Nam là 2 nớc láng giềng gần gũi và có những nét tơng đồng về văn hoá, xã hội, tôn giáo, cách thức làm ăn sinh sống cùng trên một cơ sở nh nhau là xã hội của c dân nông nghiệp lúa nớc. Thái Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ 6/8/1976, trong 25 năm qua, quan hệ Thái Lan - Việt Nam đã trải qua các giai đoạn thăng trầm. Nhng kể từ năm 1991, Thái Lan và Việt Nam đã tìm đến nhau và tăng cờng mối quan hệ kể cả song phơng lẫn đa phơng một cách gắn bó. Không những thế hai nớc còn xây dựng sự hiểu biết đúng đắn về nhau, xoá bỏ và loại trừ những dè chừng không tin cậy lẫn nhau đã từng có trong quá khứ; đặc biệt là những dè chừng đã có trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và trong giai đoạn đối đầu về vấn đề Campuchia. Sự trở lại này đợc thể hiện ở chỗ đã chuyển đổi mối quan hệ từ đối địch sang mối quan hệ hữu nghị và hợp tác.

Vợt qua những sóng gió của thập kỷ 80, từ đầu thập kỷ 90 cả Thái Lan và Việt Nam đều nhận thức đợc rằng trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế hoà bình, hội nhập cùng phát triển đã trở thành xu thế của khu vực và thế giới thì muốn phát triển, tất yếu phải hợp tác với nhau. Nếu năm 1986 là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới thì năm đó cũng là năm mà Thái Lan vừa kết thúc một cách thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội lần thứ V của mình. Với gần 10 năm phấn đấu, Thái Lan đã trở thành nớc có nền kinh tế phát triển trong khu vực. Vấn đề tìm kiếm thị trờng để đầu t và tiêu thụ hàng hoá đã ngày càng cấp thiết. Chính vì vậy, ngay từ khi lên làm Thủ tớng, ông Chạt Chai đã tuyên bố "biến Đông Dơng từ chiến trờng thành thị trờng" và trong cuộc họp báo ở Băng Cốc ngày 22/12/1988 ông đã nói "Việc xích lại gần với Việt Nam là một trong những u tiên hàng đầu của tôi".

Nh vậy là, nhu cầu mở rộng thị trờng đầu t ra nớc ngoài của Thái lan đã gặp ở Việt Nam thời kỳ mở cửa đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trờng.

Do đó, cả về chủ quan lẫn khách quan, bớc vào thập kỷ 90, việc củng cố cải thiện và phát triển mối quan hệ Thái - Việt là nhu cầu và đòi hỏi bức thiết của cả 2 nớc. Đồng thời, cha bao giờ quan hệ Thái - Việt có đợc những điều kiện trong nớc, khu vực và quốc tế thuận lợi để phát triển nh lúc này. Đến lợt mình, mối quan hệ Thái - Việt không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi nớc Thái Lan, Việt Nam mà nó còn là một nhân tố quan trọng làm cho hai khối ASEAN và Đông Dơng xích lại gần nhau, tạo nên hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam

á, điều mà tất cả các nớc Đông Nam á đều rất cần để phát triển đất nớc.

Tất nhiên, để bắt tay thực hiện những điều đã ký kết từ hơn mời năm trớc (1976 - 1978), Thái Lan và Việt Nam không phải không còn những vớng mắc và nghi ngại, mặc dù cả hai đều cố gắng khép lại quá khứ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tơng lai. Để xích lại gần nhau, việc đầu tiên phải tiến hành là Thái Lan và Việt Nam cần hồi phục trở lại các Hiệp định đợc ký kết trong những năm 1976 - 1978 vì sau đó là đàm phán để ký tiếp các hiệp định mới, làm cơ sở cho những hoạt động hợp tác thực sự trong các lĩnh vực giữa hai nớc. Bộ trởng Ngoại giao Thái Lan An-xa Paraxin tuyên bố rằng: Thái Lan sẽ áp

dụng nền ngoại giao theo hớng thị trờng thay cho nền ngoại giao an ninh [16,

87]. Rõ ràng đây là một sự cải thiện mới có lợi cho quan hệ Thái Lan - Việt

Nam bởi vì trớc đây cái cố gắng ngoại giao của Thái Lan đối với Đông Dơng là nhằm vào vấn đề làm sao bảo đảm an ninh cho Thái Lan, nhng nay các cố gắng ngoại giao của Thái Lan đã chuyển hớng tập trung vào vấn đề kinh tế, hay nói cách khác là ngoại giao để mở đờng cho nền kinh tế phát triển.

Đi liền với tuyên bố đó, các doanh nghiệp Thái Lan đã nhanh chóng xúc tiến đầu t vào Việt Nam. Trớc hết, 5 công ty liên doanh đầu tiên của Thái Lan với Việt Nam trong các ngành nuôi tôm đông lạnh xuất khẩu, khai thác gia công đá quý, lắp ráp xe máy... với tổng số vốn đầu t 7.242.000 USD. Từ tháng 3 đến tháng 9/1990, phía Thái Lan đã lập thêm 5 công ty liên doanh nữa với số vốn 8.100.092 USD và trong vòng 7 tháng đầu năm 1991 lại có thêm 10 công ty nh thế đợc thành lập, đa số công ty liên doanh Thái - Việt lên 20 công ty. Hoạt động của các công ty này cũng đợc mở rộng sang các lĩnh vực chế biến đồ hộp xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác nớc khoáng, xây dựng khách

sạn...[16, 89]

Vào tháng 9/1991, Bộ trởng Ngoại giao Thái Lan Anxa Paraxin đã sang thăm Việt Nam. Chuyến viếng thăm này khẳng định thiện chí tích cực hợp tác

giữa 2 nớc bằng việc cùng nhau hội đàm và ký kết hiệp định thành lập Uỷ ban hỗn hợp về kinh tế Thái Lan - Việt Nam.

Về phía Việt Nam, sau chuyến thăm đầu tiên của Thủ tớng Phạm Văn Đồng tới Thái Lan năm 1978, vào tháng 10/1991, Thủ tớng Võ Văn Kiệt đã sang thăm Thái Lan, ngoài việc củng cố lòng tin cho nhân dân Thái Lan vào Tuyên bố ngoại giao 4 điểm của Việt Nam, chuyến thăm của Thủ tớng Võ Văn Kiệt không chỉ nhằm thảo luận với Thủ tớng Thái Lan về những kế hoạch hợp tác kinh tế mà còn là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nớc, hai chính phủ đã đa ra những vẫn đề còn tồn đọng vớng mắc giữa hai bên để cùng thảo luận và tìm phơng hớng tích cực giải quyết. Việc làm đó của hai chính phủ đã giúp cho nhân dân hai nớc hiểu nhau hơn và đó chính là cơ sở của một lòng tin vững chắc khi muốn cùng nhau hợp tác phát triển. Thông cáo chung của chuyến thăm này đã khẳng định quyết tâm của hai chính phủ là củng cố và phát triển mối quan hệ song phơng Thái Lan - Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, Việt Nam đã giành một động thái u tiên cho ngời bạn láng giềng Thái Lan mà cha hề giành cho một nớc phơng Tây nào từ khi thực hiện đờng lối kinh tế mở cửa tới nay, đó là việc ký với Thái Lan Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu t. Đứng về phía ngời đầu t thì chính Thái Lan là đợc lợi trớc tiên vì đây là sự bảo đảm cho các nhà kinh doanh Thái Lan khi làm ăn tại Việt Nam và trên cơ sở đó họ có thể sử dụng Việt Nam nh một bàn đạp tiến vào các thị trờng khác ở Đông Dơng.

Những cố gắng cải thiện và nâng cao một bớc mối quan hệ trong chuyến viếng thăm Thái Lan của Thủ tớng Võ Văn Kiệt đã đợc Thủ tớng Thái Lan Anăn Păngiachun coi nh là sự mở đầu một giai đoạn lịch sử mới trong quan hệ hai nớc Thái Lan - Việt Nam, đó là giai đoạn giải quyết những mối ngờ vực, v- ớng mắc trớc đây và mở đờng cho việc hợp tác rộng rãi từ nay về sau. Tác động tích cực của cuộc gặp gỡ cấp cao này không chỉ giành cho các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế mà nó còn góp phần làm nguôi đi bầu không khí căng thẳng của giới quân sự Thái Lan, bằng chứng là ngay sau chuyến thăm của Thủ tớng Võ Văn Kiệt, tớng Xuchinđa, T lệnh lục quân Thái Lan (ngời đã từng tuyên bố rằng đối với Thái Lan, Việt Nam vẫn là mối đe doạ tiềm tàng...), đã tới thăm Việt Nam vào đầu tháng 1/1992. Chuyến thăm này của t lệnh lục quân Thái Lan mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa quân đội hai nớc. Hai bên đã thoả thuận sẽ trao đổi thờng xuyên các đoàn quân sự hai nớc.

Quan hệ Thái Lan - Việt Nam càng đợc mở rộng sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tớng Thái Lan Anăn Păngiachun vào giữa tháng 1/1992. Trớc hết

cần phải đánh giá cao tình hữu nghị mà Thái Lan đã giành cho Việt Nam bằng lời kêu gọi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán chống Việt Nam của Thủ tớng Anăn Păngiachun. Kết quả hội đàm hai nớc lần này đã gia hạn Hiệp định thơng mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật mà hai nớc đã ký từ tháng 1/1978. Hai bên cũng đã phê chuẩn Hiệp định khuyến khích vào bảo hộ đầu t. Phía Thái Lan đề nghị cho Việt Nam vay 150 triệu bạt để mua hàng hoá Thái Lan, phía Việt Nam đã đồng ý cho phép Thái Lan lập một Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã ký ghi nhớ về việc cùng bán gạo ra thị trờng quốc tế và thoả thuận việc cùng khai thác khí tự nhiên ở vịnh Thái Lan.

Nh vậy, cho tới thời điểm này, tuy mới chỉ là một vài năm sau khi "tan băng", mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam rõ ràng đã tiến triển đáng khích lệ và đầy triển vọng. Thủ tớng Thái Lan Anăn Păngiachun đã nói: "ở Thái Lan chúng tôi không coi Việt Nam là đối thủ, chúng tôi muốn thấy Việt Nam thịnh vợng và sẽ hoan nghênh việc Việt Nam trở thành một cờng quốc kinh tế ở Đông Nam

á" [38].

Cho đến tháng 7/1992, đã có tất cả 27 công ty liên doanh Thái Lan đợc thành lập ở Việt Nam với số vốn là 48,6 triệu USD. Tuy đây là con số khiêm tốn nhng hầu hết đợc thực hiện trong vòng 3 năm từ 1990 - 1992. Cho nên, đây là con số có ý nghĩa. Điều đáng nói hơn nữa là quan hệ Thái Lan - Việt Nam không chỉ gây đợc niềm tin cho nhau và thu đợc kết quả trong hợp tác đầu t, mối quan hệ này chỉ mới qua vài năm đều thập kỷ 90 đã làm cho chính giới Thái Lan bắt đầu có sự nhất trí với nhau về quan điểm cần phải coi Việt Nam là bạn. Thủ tớng mới Chuônlịchphay của Thái Lan đã tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam và Đông Dơng mà các chính phủ trớc đây đã làm.

Tháng 11/1992, Thái tử Thái Lan Mahả Vigilalôngcon đã thay mặt Quốc vơng tới thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của hoàng gia Thái Lan đối với Việt Nam. Chuyến thăm này có một vai trò rất quan trọng đối với quan hệ Thái Lan - Việt Nam, bởi lẽ ở Thái Lan, Quốc vơng có ảnh hởng rất lớn tới mọi tầng lớp nhân dân và chính giới Thái Lan. Sau chuyến viếng thăm này, đại diện của một số Đảng phái cũng bắt đầu sang thăm hữu nghị Việt Nam.

Vào cuối năm 1992, Hiệp định tránh thuế 2 lần, Hiệp định tín dụng giữa Thái Lan và Việt Nam đã đợc ký kết. Trong Thông cáo chung Thái Lan - Việt Nam nhân dịp ngoại trởng Thái Lan Praxổng Xunxiri thăm Việt Nam, một loạt vấn đề sau đây đã đợc nhất trí giải quyết: cho phép 50.000 Việt kiều sang Thái Lan từ những năm 1950 đợc nhập quốc tịch Thái; hai bên Thái Lan và Việt

Nam sẽ tiến hành phân định đờng biên giới trên biển, liên doanh đánh bắt cá, cải tiến và mở rộng hợp tác kinh tế kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục... Ngoài ra , Thái Lan nhận giúp Việt Nam phát triển hạ tầng cơ sở vận tải và cùng với Việt Nam xây dựng tuyến quốc lộ Thái - Việt qua Lào.

Chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí th Đỗ Mời tháng 10/1993, và chuyến thăm Việt Nam của Thủ tớng Thái Lan Chuônlịchphay tháng 3/1994 đã báo hiệu một sự phát triển cao hơn, sâu và rộng hơn của mối quan hệ Thái - Việt. Thái Lan đã chính thức tuyên bố ủng hộ Việt Nam tham gia hiệp ớc Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Đồng thời, để tiếp tục khẳng định hơn nữa quyết tâm và mong muốn đẩy mạnh mối quan hệ với Việt Nam, Quốc vơng Thái Lan đã tiếp tục cử Công chúa Mahả Chặc - Kri - Xị - Xin - Thon thay mặt mình sang thăm Việt Nam vào tháng 2/1993. Cuộc viếng thăm Việt Nam của Công chúa Thái Lan không chỉ có tác dụng tích cực thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam mà còn làm cho nhân dân và các chính giới Thái Lan hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam để từ đó đợc sự nhất trí cao trong chính sách quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam cũng nh tin tởng vào những kết quả tốt đẹp trong tơng lai mà mối quan hệ này đa lại.

Rõ ràng là mối quan hệ song phơng này đã đa lại rất nhiều lợi ích cho cả hai bên. Thái Lan đã đợc khích lệ trong việc hợp tác làm ăn dài hạn với Việt Nam, nhờ chính sách mở cửa và khuyến khích đầu t của Việt Nam, những vấn đề tồn tại giữa hai bên đã đợc giải quyết qua đàm phán hoà bình. Còn Việt Nam thì đã học hỏi đợc ở Thái Lan rất nhiều kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế thị trờng, xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp ở một nớc mà điều kiện tự nhiên, lao động, văn hoá có nhiều nét tơng đồng. Sau hai chuyến viếng thăm cấp cao trong vòng 4 tháng này, Thái Lan và Việt Nam đã thành đợc Uỷ ban hỗn hợp cấp Thứ trởng ngoại giao để giải quyết vấn đế tranh chấp trong vịnh Thái Lan và một số Uỷ ban hỗn hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng vốn từng làm chậm quá trình hợp tác của hai bên nh vấn đề vùng chống lấn trên biển, vấn đề thềm lục địa, vấn đề Việt kiều...

Từ năm 1994 đến năm 1997, quan hệ Thái Lan - Việt Nam vẫn phát triển theo chiều hớng tích cực này. Những hoạt động ngoại giao giữa hai nớc không ngừng tăng cờng ở cấp chính phủ, Quốc hội và cấp Bộ.

Ngoài ra, hai nớc còn trao đổi nhiều đoàn thăm và làm việc ở các cấp và các ngành thuộc Trung ơng và địa phơng. Hai bên đã lập Tổng lãnh sự, Văn phòng thơng mại, trao đổi Tuỳ viên quân sự. Các tổ chức hữu nghị nh Hội hữu

nghị Thái Lan - Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan đã đợc thành lập.

Mối quan hệ chính trị ngoại giao tiến triển tốt đẹp và tích cực đã mở đờng cho tất cả cảc mối quan hệ khác giữa Thái Lan và Việt Nam phát triển không ngừng. Về quan hệ kinh tế, tính đến 20/1/1997 đã có 97 dự án đầu t của Thái Lan vào Việt Nam đa tổng số vốn đầu t của Thái Lan ở Việt Nam đạt 1.044 triệu USD, đứng trong hàng ngũ 10 nớc đầu t lớn nhất vào Việt Nam.

Đầu t trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 5-99

Số dự án 5 6 11 19 13 14 11 2 1

Tổng vốn đầu t (triệu USD)

20,5 23,0 79,9 198,2 135,7 190 271 0,850 2,0

Nguồn: Số liệu 1991 - 1995 theo Bộ Kế hoạch và Đầu t - số liệu 7 tháng năm 1996 theo Tuần báo quốc tế, đặc san chuyên đề "Việt Nam - Thái Lan 1976 - 1996" tháng 8/1996; số liệu 1997, 1998, 1999

Bộ Kế hoạch và Đầu t [16, 147]

Lĩnh vực ngành đầu t cũng đợc mở rộng, ngoài nông nghiệp (chiếm tới 63,3% tổng số dự án và 46,8% tổng số vốn đầu t của Thái Lan vào Việt Nam), Ngành khách sạn du lịch (chiếm 19,6% tổng dự án và 32,7% tổng vốn đầu t),

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của thái lan từ 1973 đến 2001 (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w