Sự chuyển hớng của Bình dân học vụ

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 79)

7. bố cục của luận văn

3.1.sự chuyển hớng của Bình dân học vụ

nghiệp kháng chiến ở nghệ an.

Bọn thực dân Pháp lợi dụng danh nghĩa Đồng Minh, nấp sau quân đội Anh vào giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dơng, hòng quay lại xâm l-

ợc nớc ta một lần nữa. Sau nhiều lần thơng lợng từ việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đến Tạm ớc 14-9-1946, Chính phủ ta càng tỏ rõ thiện chí thì thực dân Pháp càng lấn tới.

Cuối tháng 11 năm 1946, chúng ngang nhiên dùng vũ lực gây hấn định đánh chiếm Thành phố Hải Phòng, chiếm Lạng Sơn. Đầu tháng 12 năm 1946, chúng đổ bộ đánh chiếm Đà Nẵng, rục rịch tấn công Huế. Chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ khiêu khích, xung đột ở thủ đô Hà Nội. Không khí chiến tranh bao trùm khắp cả nớc.

Trớc hành động xâm lợc của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đờng: cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, bảo vệ sự nghiệp xây dựng và cũng cố Nhà nớc Dân chủ nhân dân trong năm đầu tiên của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 18 và 19 tháng 12 năm 1946, Hội nghị Ban thờng vụ Trung ơng Đảng họp mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), dới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản về đờng lối kháng chiến.

Vào lúc 20 giờ, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Đài tiếng nói Việt Nam phát tín hiệu tổng tiến công. Ngay trong đêm đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi của Ngời đã nhanh chóng truyền khắp cả nớc:

" Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhợng. Nhng chúng ta càng nhân nhợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cớp nớc ta một lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nớc, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!.." [101, 183].

Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nớc, quân và dân Nghệ An đã cầm súng tự vệ mở màn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xác định đờng lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến đó là: Toàn dân, toàn diện, trờng kỳ và tự lực cánh sinh.

Bớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những điều kiện hoạt động của Bình dân học vụ đã đổi khác. Chiến tranh gây ra sự đảo lộn trong đời sống kinh tế, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Công tác phá hoại, bố phòng của địch, tuần tra canh gác, tổ chức tản c hoặc chuẩn bị tản c, những hoạt động sôi nổi tuyên truyền thông tin kháng chiến chiếm nhiều thì giờ, sức lực, suy nghĩ của nhân dân. Nên có nhiều quan niệm sai lầm phổ biến lúc này: "Kháng chiến thành công rồi học cũng cha muộn", "Việc học không cấp bách bằng việc đánh giặc cứu nớc"... nhiều lớp bình dân học vụ ngừng giảng. ở một số nơi cán bộ bình dân học vụ bị điều chuyển sang công tác quân sự, chính trị. Còn ở những nơi bình dân học vụ tiếp tục hoạt động thì vẫn theo phơng hớng cũ về nội dung, về tổ chức, lúng túng trong việc chuyển hớng theo tình hình mới. Lớp học bình dân học vụ cha nhận rõ vị trí, trách nhiệm của mình giữa lúc cách mạng chuyển vào một cuộc đấu tranh gay go, ác liệt.

Trớc tình hình đó, đòi hỏi Bình dân học vụ Nghệ An phải chuyển h- ớng nội dung và phơng thức hoạt động theo yêu cầu mới của kháng chiến toàn dân, toàn diện. Vừa kháng chiến, vừa dựng lên một nền văn hoá mới. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Trớc mắt cần phải nâng cao nhận thức và niềm tin đối với cuộc kháng chiến trờng kỳ, gian khổ nhng nhất định thắng lợi. Cần phải tổ

chức cho các giáo viên và cán bộ tuyên truyền bình dân học vụ các đợt học tập, nghiên cứu hai tài liệu quan trọng: "Kháng chiến nhất định thắng lợi" và "Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam". Hai tác phẩm lý luận này đều do đồng chí Trờng Chinh, Tổng bí th của Đảng thời kỳ này viết dới ánh sáng nghị quyết trờng kỳ về cuộc vận động văn hoá Việt Nam.

Trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" đồng chí Trờng Chinh đã giải thích rõ đờng lối kháng chiến của Đảng nh: Chúng ta đánh ai? Đánh để làm gì? Tính chất của cuộc kháng chiến là gì? Kháng chiến trên tất cả các mặt, kháng chiến về mặt quân sự, kháng chiến về mặt kinh tế, kháng chiến về mặt văn hoá... ở tác phẩm này, trong mục "Kháng chiến về mặt văn hoá", Tổng bí th Trờng Chinh đã tuyên dơng "Các nhà giáo của ta đang cố gắng làm cho nhân dân khỏi mù chữ, đang phát triển giáo dục và bổ túc văn hoá cho cán bộ và nhân dân để họ kháng chiến thắng lợi và xây dựng nớc nhà thành công". Trong sáu nhiệm vụ văn hoá đợc nêu ra thì nhiệm vụ thứ hai sau nhiệm vụ "Dùng văn nghệ tuyên truyền cổ động kháng chiến" là nhiệm vụ "Chống nạn mù chữ, phát triển giáo dục" [36, 214].

Để tạo thêm điều kiện đẩy mạnh diệt dốt, ngày 6 tháng 2 năm 1947, Bộ Nội vụ đã ra chỉ thị số 47/NVCT yêu cầu các địa phơng trả cán bộ và giáo viên bình dân học vụ bị điều đi công tác ở nơi khác trở lại hoạt động cho ngành và cho các đồng chí này đợc miễn tạp dịch để tập trung thời giờ, sức lực củng cố phong trào.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục nói chung và Bình dân học vụ nói riêng lúc này là phải tìm mọi biện pháp khôi phục lại các hoạt động giảng dạy và học tập của các loại hình trờng, lớp, phù hợp với hoàn cảnh mới, và đáp ứng tốt những yêu cầu mới của sự nghiệp kháng

chiến, kiến quốc. Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ơng lần thứ t (tháng 4 năm 1947) đã chỉ rõ những phơng hớng chính:

"- Chơng trình học phải thiết thực nhằm mục đích đào tạo nhân tài, cần dùng cho kháng chiến trớc hết về tất cả các ngành y tế, canh nông, quân giới cũng nh thơng mại, ngoại giao,v.v...

- Học sinh phải vừa học, vừa tham gia sản xuất để tự cấp, tự túc một phần nào.

- Tiếp tục phát triển bình dân học vụ.

- Chú ý mở trờng ở các vùng quốc dân thiểu số" [29, 88].

Chúng ta biết rằng kháng chiến bùng nổ, giặc Pháp chiếm các thành phố, thị trấn, thị xã; còn ta vẫn làm chủ ở nông thôn. Nông thôn bao la, kho ngời kho của là nguồn lực lợng dự trữ bậc nhất của kháng chiến. Do đó bớc vào cuộc kháng chiến ta chủ động tiêu thổ kháng chiến, mọi hoạt động đợc chuyển về nông thôn. Một lực lợng quần chúng có trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức, công nhân, cán bộ kỹ thuật, văn nghệ sỹ tản c về các thôn xóm để vận động tham gia ngay vào các công tác kháng chiến ở địa phơng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời chỉ bảo thôi thúc họ: "Các anh em trí thức thì đem học vấn của mình giúp vào việc văn hoá ở thôn quê. Hoặc ra sức tuyên truyền kháng chiến. Hoặc giúp bình dân học vụ" [63, 145]. "Hiện nay thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động, không thiếu gì công việc làm: Nào ở bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản xuất" [70, 423].

Những chỉ thị và nghị quyết của Trung ơng Đảng, những lời chỉ bảo thôi thúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở ra một giai đoạn mới cho bình dân học vụ, nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới, với tình hình

thời chiến và trở thành ngành học có hoạt động khí thế, mạnh mẽ nhất so với các ngành học khác của nền giáo dục Việt Nam, sau khi kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.

Đợc sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Trung ơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ty Bình dân học vụ Nghệ An đã ấn định một kế hoạch làm việc mới: Từ chơng trình học đến tài liệu giảng dạy và cách thức huấn luyện cán bộ, động viên nhân dân đều sữa đổi lại theo hớng kháng chiến.

3.2. Cao trào diệt giặc dốt ở Nghệ An từ 1947 đến 1954

3.2.1. Phong trào bình dân học vụ Nghệ An từ 1947 đến 1950. 3.2.1.1. Giai đoạn từ 1947 đến 1948 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kháng chiến bùng nổ lúc ban đầu, hầu hết các lớp học bình dân học vụ ở khắp các địa phơng trong tỉnh đều tự giải thể hoặc đình giảng. Nhng chỉ sau một thời gian ngắn (3 đến 4 tháng) khi Trung ơng Đảng và Chính phủ đề ra chủ trơng tiếp tục phát triển Bình dân học vụ, nhấn mạnh "Bình dân học vụ là một công tác kháng chiến quan trọng" thì Bình dân học vụ của tỉnh lại đợc chỉnh đốn ngay, các hoạt động đều gấp bội, sự cố gắng lên đến tột bậc, vừa thực hành chơng trình chuyên môn, vừa tham gia công tác tuyên truyền. Bình dân học vụ trong tỉnh đã trở thành một cao trào ganh đua học hành giữa các tầng lớp nhân dân. Nghệ An lại là một tỉnh tơng đối an toàn nên Bình dân học vụ đã đợc khôi phục nhanh chóng vào cuối năm 1947 đầu năm 1948.

Đầu năm 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính khu IV đợc thành lập để chỉ đạo đánh giặc và chăm lo đời sống cho nhân dân. Sở Bình dân học vụ khu IV chỉ đạo các Ty Bình dân học vụ Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên duy trì và phát triển phong trào bình dân học vụ . Ty và Ban Bình dân học vụ các huyện đợc cũng cố và tăng cờng, sớm nhận rõ

mối quan hệ giữa việc học văn hoá và các công tác kháng chiến, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về nhiệm vụ kháng chiến cứu n- ớc cho mỗi một công dân. Những khẩu hiệu mới của bình dân học vụ lúc này là: "Đi học là kháng chiến", "Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến", " vừa kháng chiến vừa học tập ", "Mỗi giáo viên bình dân là một đội viên tuyên truyền kháng chiến", "có học thì kháng chiến mới thắng lợi", "Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phơng trừ giặc dốt",v.v...

Thấm nhuần những khẩu hiệu mới, nhiều lớp bình dân học vụ đã biến thành một "câu lạc bộ chính trị" đặc biệt thu hút ngời học và nhiều ngời khác đến dự những buổi sinh hoạt về kháng chiến. Trớc khi vào bài học văn hoá, giáo viên phổ biến những bản tin chiến sự và thành tích kháng chiến ở từng huyện trong tỉnh. Rồi những bài ca kháng chiến đợc nam nữ thanh niên vui hát lên; ngời lớn tuổi thêm bài vè, câu hò, giọng ca...Những lời bàn bạc đợc trao đổi chung quanh chuyện hũ gạo nuôi quân, mùa đông binh sĩ, dân công phá đờng...tạo nên sự phấn khởi hăng say học tập, công tác và phục vụ kháng chiến.

Ngày 10 tháng 11 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi th động viên cho cán bộ và giáo viên bình dân học vụ chẳng những dạy cho đồng bào học chữ, làm tính, làm khoa học thờng thức mà lại dạy thêm về công cuộc kháng chiến, cứu quốc, tăng gia sản xuất, giúp mùa đông binh sĩ, giúp đồng bào tản c" [26, 16].

Cũng ở lớp học bình dân giữa ngời học và ngời dạy, giữa ngời cùng học đã hình thành một nếp sinh hoạt tập thể, đã xây dựng nên những con ngời biết làm chủ, biết suy nghĩ về những công việc chung, biết thơng yêu đoàn kết với nhau để giữ gìn điều thiêng liêng nhất, đó là : độc lập và tự do.

Nghệ An là vùng tự do, lại là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá cho cả khu IV và Trung Bộ trong kháng chiến. Chính nhờ có nhiều tổ chức và cơ sở sản xuất của các cơ quan Trung Bộ đóng chốt mà mọi hoạt động kháng chiến trong tỉnh đợc đẩy mạnh. Nhờ đó Bình dân học vụ trong tỉnh đợc khôi phục và nhanh chóng phát triển. Mọi ngời, mọi ngành, đều thúc dục và giúp đỡ nhau học tập. Các huyện vui rộn lên những đêm rớc đuốc bình dân; nam nữ thanh niên học viên tổ chức những cuộc diễu hành vác quản bút dài nh súng, khiêng lọ mực khổng lồ nh hòm đạn. Đội du kích bình dân học vụ nai nịt gọn gàng, bớc đi rầm rập d- ới ánh những bó đuốc sáng rực giữa đêm tối, tạo nên một hình ảnh thật đẹp gắn chặt hai nhiệm vụ chống mù chữ và chống xâm lăng. Những bài ca, tiếng hát sôi nổi vang lên ở các huyện:

Bình dân học vụ là trái bom rơi

Rơi trúng giấc mơ màng xâm chiếm [32, 68].

Bên cạnh các vở kịch châm biếm, chế diễu ngời lời học, ban kịch bình dân ở Nghệ An diễn thêm các vở mới mang nội dung t tởng kháng chiến nh: "Phá tề", "Hũ gạo", "Cô hàng gạo", "Bản mật lệnh"...Nhiều tranh vẽ, khẩu hiệu to, đẹp hơn trớc xuất hiện trên đờng ở các vùng nông thôn trong tỉnh.

Trong kháng chiến toàn quốc, Bình dân học vụ không thể tồn tại nếu không quán triệt và phát triển không ngừng tính sáng tạo của quần chúng vốn sẵn có trong phong trào diệt dốt. Những lớp học chia nhỏ, phân về nhiều địa điểm, mở vào những giờ giấc khác nhau; lớp t gia mở cho vài phụ nữ con mọn ở gần nhau,v.v...dần dần thay thế các lớp "công cộng" đông đảo, quy mô. Loại lớp nhỏ có khẳ năng thu nhận những ngời bận rộn nhất, ngần ngại và ở hẻo lánh và lớp còn đến với bộ đội, dân công, ngời trong lán tản c, đến tận nơi công tác, nơi kháng chiến...ở

những lớp công cộng, không có bàn ghế, không có bảng, thầy trò ngồi chung quanh cái phản hay cái chiếu mỗi ngời có một ống tre để đựng sách, bên cạnh chỗ học bày những đồ đạc, vật liệu làm ăn cần đến nhiều ngời, ngoài đờng có tự vệ canh gác, hễ có báo động thì sách vỡ cuộn bỏ vào ống tre đem dấu ngoài bờ tre, thầy trò quay ra tiếp tục làm việc nh trong một xởng công nghiệp nhỏ. Cứ nh thế, cơ sở bình dân học vụ tồn tại đợc ở nhiều nơi bị địch tạm chiếm.

ở các huyện nh ở Hng Nguyên tổ chức các đội giáo viên xung kích đến dạy ở các xã khó khăn; huyện Yên Thành, Quỳnh Lu, Diễn Châu thành lập ban bảo trợ bình dân, ban khuyến học bình dân; huyện Con Cuông các vị có học vấn thành lập ban "Danh dự khuyến học" đi vận động bà con học chữ.

Bên cạnh việc vận động, tuyên truyền, cổ động học viên đến lớp thì một việc làm cũng hết sức quan trọng là mở rộng, tăng cờng đội ngũ cán bộ và giáo viên bình dân học vụ.

Ngày 6 tháng 2 năm 1947 Uỷ ban kháng chiến hành chính khu IV đã thực hiện chỉ thị của Bộ Nội vụ là chuyển lại cán bộ bình dân học vụ, đợc điều đi công tác ở nơi khác trở về hoạt động cho Ty Bình dân học vụ của tỉnh. Đồng thời giảm tạp dịch cho giáo viên bình dân học vụ để có điều kiện cũng cố và phát triển phong trào Bình dân học vụ trong kháng chiến. Để mở rộng đội ngũ cán bộ và giáo viên bình dân học vụ Ty Bình dân học vụ Nghệ An đã tiếp tục mở nhiều lớp đào tạo kiểm soát viên sơ cấp và cao cấp. Sau khi đợc đào tạo các cán bộ cốt cán về mở lớp huấn luyện cấp tốc để đào tạo đội ngũ cán bộ và giáo viên ở xã.

Khi bế mạc lớp huấn luyện đào tạo các cán bộ giáo viên bình dân học vụ đều trịnh trọng đọc lại lời tuyên thệ truyền thống. Những lớp huấn luyện đào tạo đã gây một tinh thần hoạt động và khí thế mới trong phong

trào Bình dân học vụ. Ví dụ nh ở các huyện Quỳ Châu, Tơng Dơng đã cử

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 79)