Chiến dịch chống nạn mù chữ đầu tiên

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 53 - 60)

7. bố cục của luận văn

2.2.2.chiến dịch chống nạn mù chữ đầu tiên

11 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946.

Chiến dịch diệt dốt này diễn ra trong một thời kỳ lịch sử trọng đại. Tình hình khó khăn phức tạp trong khoảng thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi cho đến hết năm 1946 là một thử thách rất lớn đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta. Cách mạng Việt Nam vừa phải chống cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp lan rộng ra khắp miền Nam, vừa phải đối phó trên miền Bắc với những âm mu thâm độc của quân đội Tởng Giới Thạch và bè lũ phản động tay sai tìm cách lật đổ chính quyền nhân dân non trẻ của ta.

Trong thời kỳ lịch sử này cũng nh cả nớc, ở Nghệ An Bình dân học vụ đã trở thành mục tiêu trớc mắt trong quần chúng nhân dân.

Chiến dịch diệt dốt đợc phát động dới khẩu hiệu "yêu nớc" và mở màn bằng một cuộc tuyên truyền cổ động rầm rộ, từ nay trở thành bớc khởi đầu thờng lệ của các chiến dịch xoá nạn mù chữ. Vấn đề cơ bản và quyết định là động viên tâm lý hàng triệu ngời mù chữ hăng hái đến lớp và động viên chính trị toàn xã tham gia tích cực vào sự nghiệp diệt trừ nạn dốt.

Trong thời điểm đó Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ra thông cáo cho toàn thể nhân dân trong tỉnh, tuyên truyền, giáo dục.

Thông cáo có nội dung nh sau:

"Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc học bị ngăn cấm, dân trí không mở mang chúng ta đã cảm thấy cái nguy hại của nạn mù chữ. Vì thế chính

phủ đã phải ra lệnh cỡng bách giáo dục. Các lớp Bình dân lần lợt mở khắp thành thị và thôn quê. Các đồng bào hãy lợi dụng thời giờ nhàn rỗi mà học. Có học mới khôn, dân có khôn, nớc mới mạnh.

Từ nay về sau, trừ những kẻ bị bệnh điên cuồng hay già yếu quá độ, mắt không trông thấy, chân cất không khỏi mặt đất, còn ngoài ra ai cũng phải học, phải biết viết, biết đọc chữ Quốc ngữ , biết làm bốn phép tính nhân, chia, cộng, trừ.

Dân chợ (ngời Việt Nam) hạn trong một năm, dân Mờng (ngời Thổ) hạn trong hai năm kể từ tháng 10 năm 1945 nếu ai không biết chữ sẽ bị phạt về tội dốt; lệ phạt sẽ định và công bố sau" [88, 1].

Thông cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã nhanh chóng chuyển tải tới toàn thể nhân dân trong tỉnh, nhờ thế phong trào diệt dốt ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, tình hình vừa phấn khởi, vừa căng thẳng những ngày sau Cách mạng tháng Tám đã khêu gợi mạnh mẽ lòng yêu nớc khắp mọi miền trong tỉnh. Ty Bình dân học vụ ở Nghệ An đã kết hợp lòng yêu nớc ấy vào các khẩu hiệu tuyên truyền vận động mới của mình:

Đi học bình dân học vụ là yêu nớc! Dạy học bình dân học vụ là yêu nớc! Giúp đỡ bình dân học vụ là yêu nớc! Giặc dốt diệt, Việt Nam cờng.

Chống nạn thất học cũng nh chống ngoại xâm,v.v... Với nhiều hình thức tuyên truyền vận động sâu, rộng với những khẩu hiệu viết, kẻ, dán ở từng nhà trên các mặt tờng, thân cây... hô trong các buổi phát thanh, với các đám rớc đuốc, diễu hành các hình mẫu sách học, học cụ, học phẩm... Khắp mọi miền trong tỉnh, Ban Bình dân học vụ các cấp đã nhanh chóng vận động đợc nhiều giáo viên, bảo trợ viên, cổ

động viên và học viên. Nhiều giáo viên truyền bá Quốc ngữ cũ, nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên, công chức, hớng đạo sinh, trong đó có nhiều phụ nữ sốt sắng ghi tên nhận dạy học và làm các việc tuyên truyền cổ động.

Khác với Hội truyền bá Quốc ngữ trớc Cách mạng tháng Tám, Bình dân học vụ nay dựa trực tiếp vào các Uỷ ban nhân dân và các Ban chấp hành Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, phụ lão cứu quốc... để tiến hành việc tuyên truyền thuận lợi. Mặt trận Việt Minh tỉnh, thành ở Nghệ An chỉ đạo học sinh, giáo viên, công viên chức, những ngời biết chữ thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch "ngời biết chữ dạy cho ng- ời cha biết chữ, vợ cha biết thì chồng bảo, ngời ở ngời làm cha biết thì chủ bảo..."

Chính sự quan tâm của Mặt trận Việt Minh tỉnh, thành ở Nghệ An đã động viên mạnh mẽ sự tham gia tích cực của quần chúng vào công cuộc chống nạn thất học. Các chi hội công nhân cứu quốc đã vận dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để mở lớp bình dân. Uỷ ban xóm thợ nhà máy Trờng Thi tổ chức bán đấu giá cá ở Hồ Goong đợc 2000 đồng Đông Dơng. Số tiền này cộng với số tiền giúp đỡ thêm của nhà máy đủ sắm bàn ghế và các trang thiết bị khác cho một phòng học và cung cấp giấy, bút cho những công nhân khó khăn không có điều kiện theo học.

Khí thế sôi nổi của phong trào đã thu hút đợc sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Quần chúng sẵn sàng cho mợn nhà cửa, bàn ghế, đèn dầu, đèn điện để mở lớp bình dân. Ngoài ra một số nhà hảo tâm còn giúp những khoản tiền lớn để mua sách, giấy...

Chính nhờ sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân và Mặt trận Việt Minh cùng với sự đóng góp của quần chúng nhân dân mà các lớp bình dân mở ra khắp mọi nơi trong tỉnh.

Theo nh quy định khoá học đầu tiên chỉ nhận những học viên từ 16 tuổi trở lên. Phải rất vất vả mới vận động đợc những em dới 16 tuổi nán lại chờ học khoá sau. Lúc bấy giờ ở Nghệ An những ngời trên 45 tuổi đến học cũng khá đông, có cả các cụ ông, cụ bà trên 60 hoặc 70 tuổi. Có cụ đến học cùng với các cháu nội, ngoại của mình, ngồi bên cạnh các cháu để khi cần các cháu chỉ vào trong sách cho các cụ những chữ hay vần mà các thầy, cô giáo đang giảng ở trên bảng. Cá biệt ngời ta còn nhắc đến ở Nghệ An hồi ấy, có cụ 92 tuổi còn chống gậy đi học.

Điều nổi bật trong tất cả các lớp bình dân đợc mở ra, phụ nữ đều đến lớp rất đông, nhiều bà, nhiều chị còn mang theo cả con nhỏ còn bú, còn đìu trên lng hoặc mới 2 - 3 tuổi đến lớp. Giáo viên đã xếp cho các cháu ngồi cùng với bà, với mẹ hoặc chơi với nhau ở gần các bà, các mẹ để họ yên tâm học. Chị em "đã lâu bị kìm hãm" đi học với niềm hạnh phúc đợc giải phóng và ý chí vơn lên mạnh mẽ.

ở một số địa phơng nh Anh Sơn, Thanh Chơng, Nam Đàn, Diễn Châu... còn có những ngời tàn tật, hằng ngày chống nạng đến học, làm cho các giáo viên xúc động, càng vui vẻ, tận tình giúp đỡ. Số học viên rất đông cho nên không thể chỉ mở lớp học bình dân ở các trờng công và t có sẵn, vốn rất ít dới chính quyền thực dân, mà còn phải mở ở các đình, chùa, đền miếu, điếm, và các nhà t tơng đối rộng ở rải rác khắp các đờng phố, xóm ngõ để học viên ở đâu thì học ở đấy cho thuận tiện. Lớp bình dân cố gắng tìm đến với ngời học.

Ngoài những lớp học chung cho mọi đối tợng học viên ở các khu phố và xóm làng, bình dân học vụ còn mở những lớp học riêng cho các đơn vị bộ đội, tự vệ, công an; cho công nhân ở từng xí nghiệp, nhiều xí nghiệp gần nhau nh nhà máy Trờng Thi, xóm thợ Trờng Thi; cho các tăng ni ở các chùa, đền, cho các ngời bán hàng ở trong các gian chợ hay ở

ngoài cổng chợ, trong các giờ nghỉ bán hàng hay chờ vào chợ, cho các ng dân ở các bến sông, bờ biển nh ở Nghi Lộc, Diễn Châu...và lu động trên sông nớc, và cho cả cho các phạm nhân ở các trại giam, các chị em trớc làm nghề hát ả đào, là những ngời mà xã hội trớc đây thờng có thành kiến và khinh rẻ.

Khắp mọi miền trong tỉnh, Ban Bình dân học vụ các cấp đã tích cực giải quyết vấn đề chỗ ngồi, sách học, học phẩm, học cụ cho các lớp học.

Các lớp học mở ở các đình, chùa, đền, miếu, điếm, nhà t...không có đủ bàn, ghế, bảng đen, thì dùng các cánh cửa, có khi mợn chiếu trải xuống đất cho học viên ngồi học. Những lớp học buổi tối ở nông thôn phải dùng đèn dầu, dầu hoả khan hiếm thì dùng dầu lạc, hạt bởi, nhựa trám...Giấy viết thiếu, Ban Bình dân học vụ đã xin đợc Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan trong địa phơng lục trong kho hồ sơ cũ từ thời thực dân Pháp, chọn những tờ giấy mới dùng một mặt để đóng thành những quyển vở cho học viên. Có nơi còn dùng cả những tờ đã viết hai mặt và cho học viên viết đè lên bằng bút lông và mực nho. Ty và Ban Bình dân học vụ tỉnh đã cho lập những tiểu ban học cụ để lo liệu mua sắm hoặc tự làm lấy những học cụ học phẩm nh bảng đen con, phấn viết, mực,v.v...

Lớp bình dân không phải là lớp học xoá nạn mù chữ mà còn là câu lạc bộ chính trị, ở đó học viên thờng xuyên đợc nghe nói chuyện về thời sự, về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, do cán bộ thông tin ở địa phơng đến nói trực tiếp hoặc cung cấp tài liệu cho các giáo viên bình dân học vụ nói vào đầu hoặc cuối buổi học.

Các cán bộ Việt Minh tỉnh cũng thích đến nói chuyện ở các lớp học bình dân, nơi tập hợp một lực lợng quần chúng sẵn sàng hởng ứng, lại đợc các giáo viên bình dân học vụ giúp đỡ nhắc lại cho học viên và cùng học viên bàn kế hoạch, thi hành những chủ trơng của Mặt trận.

Giáo viên và học viên bình dân học vụ không phải chỉ dạy và học chính trị ở trong lớp, mà còn thực hành bằng việc tham gia với t cách tổ chức của lớp bình dân học vụ vào những hoạt động chính trị và xã hội ở địa phơng, thờng xuyên tham gia tuần tra canh gác, luyện tập tự vệ, tích cực tham gia các tổ chức cứu đói, chống đói, tăng gia sản xuất, bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân ở địa phơng, v.v...

Do những hoạt động chính trị và xã hội này, giáo viên và học viên ngày càng gắn bó với lớp học, phong trào xoá nạn mù chữ càng sôi nổi và phát triển mạnh mẽ có chiều sâu.

Trong khoá học Bình dân học vụ này, Nghệ An đã thu đợc nhiều thắng lợi rực rỡ, hoà nhịp cùng với những thắng lợi về chính trị, xã hội, quân sự của cả nớc cuối những năm 1945 đầu năm 1946. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu năm 1946, Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trơng tổ chức bầu cử Quốc hội, lập chính phủ chính thức, xây dựng Hiến pháp của nớc Việt Nam độc lập. Thực hiện chủ trơng của chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Nghệ An đã cùng các cấp chính quyền, các đoàn thể vận động quần chúng tham gia cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Đó thực sự là một ngày hội lớn và đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tiếp theo, để khắc phục nạn đói, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã bãi bỏ các thứ thuế vô lý do thực dân phong kiến đặt ra, giảm thuế ruộng đất, thuế môn bài, vận động giảm tô, giảm tức, xoá nợ công. Các loại ruộng đất công hoặc ruộng đất của thực dân Pháp và bọn Việt gian phản động đều đem chia cho dân... Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp tích cực chống đói khác. Do vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, sản lợng ngô, khoai, sắn, và các thứ rau màu khác tăng gấp bội, nạn đói bị đẩy lùi, cuộc sống mới thay đổi

hẳn bộ mặt xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng, ven biển, đến trung du, miền núi.

Trong lúc này ở miền Nam tình hình chiến sự có chuyển biến tốt. ở miền Bắc, trớc khí thế cách mạng sôi nổi của nhân dân ta và lập trờng mềm dẻo và kiên quyết của Đảng và chính phủ ta, những âm mu khiêu khích và gây rối của bọn Tởng và bè lũ tay sai đã bị thất bại.

Sau khi kiểm tra nhiều lớp học, đầu tháng 1 năm 1946, Nha Bình dân học vụ đã quy định thể lệ thi mãn khoá để cấp giấy công nhận thoát nạn mù chữ cho những học viên đạt yêu cầu về đọc và viết. Thể lệ quy định : Học viên phải viết đợc một bài chính tả gồm 40 đến 50 tiếng, không có câu hỏi và phải đọc đợc một bài tập đọc chữ in và chữ số (Từ 1 đến 1000), không có hỏi miệng.

Thực hiện chủ trơng của Nha Bình dân học vụ, tháng 2 năm 1946, Ty và Ban bình dân học vụ tỉnh đã tổ chức trọng thể kỳ thi mãn khoá cho khóa học đầu tiên này. Sau đó tổ chức lễ bế giảng khoá học, tuyên bố kết quả kỳ thi, phát giấy công nhận thoát nạn mù chữ và phần thởng cho những ngời thi đạt yêu cầu. Trong buổi lễ còn tổ chức triển lãm những bản sơ đồ, biểu đồ và tài liệu giảng dạy và học tập của các lớp học, các khu trờng, đồng thời còn biểu diễn những bài hát và vở kịch cổ động cho bình dân học vụ và tuyên truyền các nhiệm vụ cách mạng khác.

Sau một thời gian ngắn từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946, với những phơng pháp hiệu nghiệm, với sự nhiệt tình, tận tuỵ của các cán bộ bình dân học vụ, với sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh, Bình dân học vụ đã đạt đợc những kết quả rạng rỡ. Theo thống kê của Nha Bình dân học vụ thì kết quả kỳ thi mãn khoá học đầu tiên là 29.963 lớp học, 31.686 giáo viên, 815715 học viên của 25 Ty Bình dân học vụ Bắc

Bộ và 10 ty ở Trung Bộ. Trong đó Nghệ An có 51 trờng, 5300 học sinh và 114 giáo viên.

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 53 - 60)