Xây dựng nền móng Bình dân học vụ

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 49 - 53)

7. bố cục của luận văn

2.2.1.xây dựng nền móng Bình dân học vụ

năm 1945 đến tháng 11 năm 1945.

Sau khi xác định đợc nhiệm vụ, biện pháp và phơng thức hoạt động, Nha Bình dân học vụ đã tổ chức ba lớp tập huấn ở trung ơng để đào tạo cán bộ Bình dân học vụ cấp tỉnh. Sau đó việc huấn luyện đợc triển khai tới các tỉnh, các huyện trong cả nớc.

Nội dung học tập phản ánh chủ định đào tạo những ngời chiến sĩ bình dân học vụ : Chính trị, thờng thức quân sự, s phạm, tuyên truyền cổ động và tổ chức phong trào, văn nghệ.

Khoá huấn luyện cán bộ phụ trách các tỉnh đầu tiên, khai giảng ngày 8 tháng 10 năm 1945, đúng một tháng sau ngày thành lập Bình dân học vụ, đợc vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khoá này giành cho các uỷ viên và các cán bộ bình dân học vụ các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ và tỉnh Thanh Hoá. Về dự có 79 uỷ viên và cán bộ, trong đó có 15 nữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai giảng khoá huấn luyện. Ngời hoan nghênh chơng trình chống nạn thất học của Bình dân học vụ, tinh thần tự nguyện làm việc không lĩnh lơng của cán bộ, giáo viên bình dân học vụ; đồng thời Ngời nêu rõ 3 nhiệm vụ cách mạng trớc mắt có liên quan với nhau là: "Chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm" và chỉ ra :"Chống nạn thất học cũng nh chống nạn ngoại xâm" trong thời gian dự huấn luyện, các uỷ viên bình dân học vụ sinh hoạt nội trú theo hình thức trại, buổi sáng nghe giảng lý thuyết, buổi chiều thực hành, buổi tối sinh hoạt văn nghệ.

Để các uỷ viên Bình dân học vụ có thể về địa phơng triển khai chiến dịch sớm, thời gian huấn luyện chỉ dài 10 ngày.

Khi khoá huấn luyện bế giảng, đã đợc nghe các đồng chí giảng dạy và đặc biệt đợc nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện về kinh nghiệm chống nạn thất học ở khu giải phóng.

Trong buổi lễ bế giảng, các uỷ viên bình dân học vụ các tỉnh lên lĩnh những "gói nhiệm vụ" gồm "Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch", các bài giảng về chính trị, s phạm, tổ chức, các sách Vần Quốc ngữ... và tuyên thề:

"- Sẽ hành động xứng đáng với lòng tin cậy của chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, để mu việc ích chung.

- Sẽ hy sinh, kiên quyết, vui vẻ, tuân theo mọi kỷ luật, và giữ vững mãi tinh thần đấu tranh, để mu việc ích chung.

- Sẽ tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của chính phủ, khi có ngoại xâm, nhất là thi hành triệt để chính sách bất hợp tác để đánh đuổi kẻ thù chung" [32, 43].

Những lời thề này làm cho buổi lễ bế giảng càng thêm trang nghiêm và nhắc nhủ các cán bộ giáo viên bình dân học vụ nhiệm vụ của họ cũng thiêng liêng nh nhiệm vụ của các chiến sĩ ở tiền tuyến.

Sau khi rút kinh nghiệm về khoá huấn luyện Hồ Chí Minh, Nha bình dân học vụ đã cử các đồng chí Nguyễn Văn Luân, Vũ Văn Quí, Võ Quí và Nguyễn Thị vào Huế, phối hợp với Sở Bình dân học vụ Trung Bộ, tổ chức khoá huấn luyện cho các uỷ viên và cán bộ bình dân học vụ các tỉnh Trung Bộ. Khoá huấn luyện lấy tên Phan Thanh, mở từ ngày 15 tháng 11 năm 1945 đến ngày 24 tháng 11 năm 1945.

Đoàn cán bộ bình dân học vụ của tỉnh Nghệ An đã dự khoá huấn luyện này, đây đợc xem nh là bớc khởi đầu đặt nền móng cho Bình dân học vụ ở Nghệ An sau Cách mạng tháng Tám.

Khoá huấn luyện "Phan Thanh", bao gồm có 67 uỷ viên và cán bộ bình dân học vụ các tỉnh Trung Bộ dự. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân Trung Bộ, đến dự lễ khai giảng. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Việt Minh, đến giảng về chính trị, nội

dung, phơng thức hoạt động của khoá huấn luyện đầu tiên. Sau khi kết thúc khoá huấn luyện các cán bộ bình dân học vụ của tỉnh Trung Bộ trong đó có Nghệ An đã nhận nhiệm vụ do trung ơng giao phó và tuyên thề.

Những cán bộ bình dân học vụ ở Nghệ An sau khi đợc Nha Bình dân học vụ trung ơng đào tạo, thì trọng trách của họ là đa những kiến thức tiếp thu đợc đem về các huyện, các địa phơng phổ biến, thi hành với tất cả tinh thần của những ngời chiến sỹ quả cảm, hy sinh.

Trong thời kỳ đầu, tất cả lực lợng bình dân học vụ đổ dồn vào việc trừ sạch nạn mù chữ. Bao nhiêu công việc, bao nhiêu sáng kiến đều nhằm vào điều đó. Họ chạy ngợc, chạy xuôi, họ làm ngày, làm đêm, lao động cật lực để dựng lên một hai, rồi mời, mời lăm, rồi hàng trăm trờng học, lớp bình dân. Họ đã nghĩ đủ mọi hình thức từ nhẹ đến nặng, từ hình thức này sang hình thức khác để động viên, thuyết phục bằng đợc anh nông dân lỳ nhất, chị bán hàng rong bận bịu nhất đi học lớp

i, t

Lúc bấy giờ những ngời thờ ơ lãnh đạm, bảo thủ nhất sau khi thấy cán bộ bình dân học vụ nhiệt tình, tận tuỵ hết mình không kể ngày đêm họ đã cảm phục và thờng trở nên sốt sắng tích cực: Ngời bỏ tiền, bỏ của ra mua giấy bút cho học viên, ngời bỏ công lao, giờ giấc ra để hàng ngày đi dạy...

Vì vậy, trong những tháng cuối năm 1945, đi đến đâu ngời ta cũng nhắc đến Bình dân học vụ. Từ thành thị đến thôn quê,... các lớp mở ra bất cứ ở chỗ nào, có thể nói công tác chống nạn thất học đã đồng thời phát triển mạnh mẽ trên các mặt. Bình dân học vụ xây dựng phơng thức hành động và xây dựng bộ máy của ngành và khẩn trơng chuẩn bị tiến hành chiến dịch diệt dốt.

Nh vậy, phong trào Bình dân học vụ trong cả nớc nói chung và ở Nghệ An nói riêng đã tiến triển mạnh mẽ trên khí thế cách mạng của quần chúng. Và đến khi đủ điều kiện để phát động chiến dịch diệt dốt đầu tiên của lịch sử chống nạn thất học thì phong trào tiến ngay lên cao trào.

Một phần của tài liệu Phong trào bình dân học vụ ở nghệ an ( 1945 1954 ) (Trang 49 - 53)