Những căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT chuyên lương thế vinh, tp biên hòa, tỉnh đồng nai) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 78)

B. NỘI DUNG

3.1. Những căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học

GDCD lớp 12

Mơn GDCD lớp 12 cĩ nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất, vai trị của pháp luật trong đời sống xã hội, các quyền nghĩa vụ cơ bản của cơng dân trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp HS cĩ thể điều chỉnh hành vi cá nhân phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, của đất nước. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, cho nên` nội dung chương trình GDCD lớp 12 cĩ tính thời sự rất cao, với những quy định pháp luật của Nhà nước ta thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cùng với sự phát triển của xã hội. Nếu dạy và học chỉ căn cứ đơn thuần vào các số liệu, thơng tin trong SGK mà thiếu sự cập nhật thơng tin mới, số liệu mới thì nội dung bài học sẽ trở nên khơ khan, nhàm chán khơng tạo được hứng và thuyết phục cho người học. Hơn nữa, chương trình GDCD lớp 12 cĩ nhiều nội dung rất khĩ, yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác của từng điều luật cũng như tính mở rộng kiến thức rất cao. Để việc dạy học cĩ hiệu quả, ngồi việc học trên lớp với sự hướng dẫn trực tiếp của GV, HS cần cĩ ý thức tự học qua nhiều kênh thơng tin khác nhau để nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc và tồn diện hơn. Trên cơ sở đĩ, hình thành những kỹ năng cơ bản của bản thân, vận dụng những kiến thức pháp luật vào đời sống thực tiễn cĩ hiệu quả.

3.1.2. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, năng lực tự học của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hịa, Đồng Nai

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh được thành lập từ năm 1994 với diện tích 27000 m2, tính bình quân 31,3m2/1 HS, tọa lạc ở trung tâm Thành Phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Trong nhiều năm qua, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh luơn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đầu tư, phát triển cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Hiện nay, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh là một trong những trường cĩ cơ sở vật chất khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy và học của hơn 900 HS. Trường cĩ 39 phịng học cao tầng, cĩ 1 phịng lap, 4 phịng học giành riêng để dạy học CNTT với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.Trường cĩ đầy đủ các phịng thí nghiệm, hội trường cĩ diện tích lớn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của hơn 500 HS. Đặc biệt trường cĩ khu vui chơi thể thao như sân bĩng chuyền, sân cầu

lơng, sân bĩng rổ….phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tập thể cho HS. Thư Viện của trường cĩ hàng ngàn đầu sách, phục vụ nhu cầu đọc, nghiên cứu, học tập của GV và HS. Trang thiết bị dạy học của nhà trường được đầu tư khá hiện đại như: máy chiếu, đầu đĩa, máy Catset… tạo điều kiện thuận lợi cho GV dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho HS.

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh là đơn vị cĩ chất lượng GV cao nhất trong tồn Tỉnh, trường được quyền tuyển chọn GV theo nhu cầu của các tổ bộ mơn. GV được tuyển dụng phải cĩ kết quả học tập từ loại khá trở lên hoặc đã cĩ bằng thạc sĩ,tiến sĩ. Để đáp ứng nhu cầu của người học, GV của trường khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của mình. Mặc dù mơn GDCD ở trường khơng phải là mơn học chuyên nhưng do đối tượng HS của trường đa số là HS giỏi tồn diện, ý thức học tập của các em rất cao. Cho nên GV phải cĩ năng lực chuyên mơn vững vàng để đáp ứng nhu cầu học hỏi của các em. Qua hội thảo về mơn học được tổ chức tại Đà Lạt vừa qua thì mơn GDCD cũng cần được điều chỉnh cả về nội dung phương pháp, phương tiện và cơng tác quản lý chỉ đạo, đánh giá. Đã cĩ nhiều tấm gương sáng tạo về dạy tốt mơn GDCD, làm cho giờ học GDCD trở thành tiết học đầy hứng thú và cảm động, hiệu quả khơng thể đo đếm bằng những con điểm. Điều này cũng cho thấy, vai trị của GV là rất quan trọng, để các mơn phụ khơng cĩn là mơn phụ, để việc học khơng bao giờ là sự đày ải (vừa khĩ, vừa khơ, vừa khổ ) mà là một niềm vui, một sự trải nghiệm bổ ích. Cùng với xu hướng này, GV giảng dạy bộ mơn GDCD của trường chủ động đẩy mạnh đưa ra các giải pháp và tiến hành các biện pháp dạy học khác nhau, trong đĩ cĩ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh, để từ đĩ các em tập dợt nghiên cứu khoa học.

3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm của HS THPT

Khi bước vào tuổi THPT, HS bước vào thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực và tâm sinh lý. Sự phát triển của hệ thần kinh cũng cĩ những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não và các chức năng của não cũng đã phát triển đầy đủ. Cho nên quan sát của các em cũng trở nên cĩ chủ đích hơn, cĩ hệ

thống hơn, các em đã cĩ khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Suy luận chặt chẽ hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.Vai trị của ghi nhớ logic, ghi nhớ trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một rõ rệt. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho HS cĩ khả năng dễ dàng phân tích và nắm được nội dung cơ bản của kiến thức trừu tượng.

Ở lứa tuổi HS THPT các em cĩ nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm và tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích sống và hồi bão của mình. Nội dung của ý thức cũng khá phức tạp, các em đã nhận thức được vị trí của mình trong hiện tại và tương lai. Các em khơng những cĩ nhu cầu đánh giá mà cịn cĩ khả năng đánh giá rất sâu sắc và tốt hơn lứa tuổi trước đĩ. Tuy nhiên, các em thường cĩ xu hướng đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực hoặc đánh giá quá cao nhân cách của mình, dễ tạo ra tự cao, coi thường người khác. Tuy hay cĩ sai lầm trong đánh giá, nhưng việc phân tích cĩ mục đích là một dấu hiệu tốt và là tiền đề của sự tự giáo dục cĩ mục đích.

HS THPT đã trưởng thành hơn, kinh nghiệm sống cũng đã phong phú hơn lứa tuổi trước, do vậy, thái độ cĩ ý thức của các em đối với các mơn học trở nên cĩ lựa chọn hơn. Các em hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, hứng thú của các em cũng dần dần ổn định đối với một số mơn học nào đĩ, từ đĩ dẫn đến sự hình thành động cơ học tập. Lúc này cĩ ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đĩ là ý nghĩa xã hội của các mơn học rồi mới đến động cơ cụ thể khác.Thái độ học tập lúc này cĩ ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tính định hướng của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển của bản thân HS trong quá trình học tập.

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “tích cực hĩa hoạt động của HS” đã được áp dụng ở những cấp học dưới. Vì vậy, năng lực tự học của HS THPT đã được hình thành, rèn luyện ở những mức độ khác nhau, đây là một thuận lợi khi dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho HS THPT

Đối với Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, là trường chuyên duy nhất của tỉnh Đồng Nai, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Cho nên đa số HS ở đây rất chăm chỉ, siêng năng và đặc biệt là cĩ tinh thần ham học hỏi. Mặc dù phải mang gắng nặng học mơn chuyên nhưng nếu cĩ điều kiện, nếu được khuyến khích thì các em cũng rất hăng say và thích được độc lập trong việc học tập và tìm hiểu các mơn học khác như Sử, Địa, GDCD.

Từ những đặc điểm của HS THPT, trong dạy học GV cần phải hướng sự tự ý thức của HS vào hình thành động cơ, hứng thú học tập, luơn tạo cơ hội để HS khẳng định mình, tạo cơ hội để HS cĩ được thành cơng trong học tập để từ đĩ phát triển năng lực tự học cho HS.

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hịa, Đồng Nai, thơng qua dạy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT chuyên lương thế vinh, tp biên hòa, tỉnh đồng nai) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w