Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 68)

Động lực phát triển của văn hóa thể hiện tập trung ở nguồn nhân lực của đồng bào các dân tộc Thái trong huyện trong quá trình thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quế Phong, thì việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và làm công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa và các tri thức người Thái, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quý của công tác này. Bởi dân số dân tộc Thái chiếm phần đông dân số trong huyện là những người hiểu và nắm được bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chuyên môn cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển. Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài ở các nơi khác đến làm việc tại huyện. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc. Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở xã, bản. Có kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc ít người và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số; Chú ý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú trong tỉnh, dự bị đại học dân tộc; thực hiện tốt các tiêu chuẩn tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ cử tuyển; mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao…Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng. Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong.

Cán bộ văn hóa thông tin là những người làm các công việc trực tiếp liên quan tới văn hóa, thường xuyên đi xuống cơ sở. Vì vậy cần có chế độ bồi

dưỡng, đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý cho công việc. Đặc biệt, hiện nay số lượng cán bộ văn hóa còn thiếu và yếu ở tất cả các cấp, các bộ phận tình trạng thiếu cán bộ có đủ trình độ và năng lực chuyên môn. Số lượng biên chế ít gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động văn hóa. Bởi vì nhiều cán bộ biên chế trước đó không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của công việc nhất là ở cấp xã.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w