Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các di sản văn hóa nói riêng của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quế Phong hiện nay

Trong điều kiện kinh tế thị trường, người ta thường chú ý đến việc làm kinh tế, làm giàu cho chính mình mà quên đi hay buông lỏng, bỏ mặc các di sản văn hóa bị mai một từng ngày bởi nhiều những nguyên nhân khác nhau.

Để khắc phục hạn chế tình trạng như hiện nay, cần xây dựng những thể chế, chính sách vận hành trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Quế Phong, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Thái ở huyện Quế Phong nói riêng. Xây dựng thêm những văn bản dưới luật, với những quy chế hoạt động và những bản quy ước, sử dụng trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy những tài sản văn hóa truyền thống ở các xã, bản cho thích hợp với đặc thù từng địa phương. Giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tuyên truyền phổ biến những điều luật, những quy định pháp luật về hình phạt đối với các tội như: xâm phạm, đánh cắp, phá hoại các di sản văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó chú trọng tăng cường sự quản lý của Nhà nước về văn hóa trên lĩnh vực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hóa truyền thống.

Bên cạnh những giải pháp trên cần chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề giữ gìn, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Thái khu vực tái định cư thủy điện Hủa Na thuộc hai xã Thông Thụ, Đồng Văn.

C. KẾT LUẬN

Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa và tính bền vững, nó luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử - xã hội. Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc; giữ gìn bản sắc là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó để tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã đem đến cho chúng ta những cơ hội lớn. Mặt khác, nó cũng mang trong mình khả năng làm xóa nhòa bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái bóng hay bản sao của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc của riêng mình, mỗi dân tộc cần có những giải pháp thích hợp cho việc kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Đối với dân tộc Thái ở huyện Quế Phong, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, lâu đời, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc giữ gìn và kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái, bởi có những nét

văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết kế thừa những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ mai một bản sắc các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: nhà ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ và văn tự, nghệ thuật, âm nhạc...; các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình- bản mường...

Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quế Phong cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quế Phong hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở huyện Quế Phong, trong đó có đồng bào dân tộc Thái. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Thái ở huyện Quế Phong. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực.

Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng cao ý thức của bà con về vấn đề gìn giữ và kế thừa những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w