Cơ sở khoa học của kiểm tra nội bộ trờng học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT yên định 3, thanh hoá (Trang 29 - 31)

1.2.1.Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trờng học

Kiểm tra nói chung và kiểm tra nội bộ trờng học nói riêng xuất phát từ luận điển cơ bản là : “Sự liên hệ ngợc”- Định nghĩa nôm na là “thông tin quay trở về với ngời ra quyết định sau một hành động”.

Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trờng học là tạo lập mối liên hệ thông tin ngợc (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trờng học.

1.2.1.1.Theo điều khiển học:

Quản lý là một quá trình điều khiển và điều chỉnh, bao gồm các mối liên hệ thông tin thuận, ngợc.

Hình 4: Sơ đồ mối liên hệ thông tin trong quản lý

- Mối liên hệ thông tin thuận a (thông tin từ hệ quản lý đến hệ bị quản lý) chủ yếu là truyền đạt thông tin về mục tiêu, kế hoạch, quyết định quản lý đến ngời thực hiện.

- Mối liên hệ thông tin bên ngoài b (thông tin từ hệ bị quản lý đến hệ quản lý), phản ánh sự tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, khó khăn, thuận lợi, tâm t, nguyện vọng, đề đạt kiến nghị của những ngời thực hiện đến ngời quản lý.

- Mối liên hệ ngợc bên trong b’ (thông tin từ hệ bị quản lý trở lại chính hệ bị quản lý) phản ánh sự tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, sự tự điều chỉnh để phát triển chính mình.

Các mối liên hệ thông tin ngợc (trong, ngoài) là nền tảng của sự điều chỉnh gồm hai quá trình: Điều chỉnh (của hệ quản lý) và tự điều chỉnh (của hệ bị quản lý), chúng có liên quan mật thiết và thống nhất với nhau.

b’ b

a

Hệ quản lý

1.2.1.2.Theo lý thuyết thông tin:

Quản lý là một quá trình thu nhận, xử lý, truyền đạt và lu giữ thông tin.

Thông tin là nền tảng của quản lý- đó là những số liệu, t liệu đã đợc lựa chọn, xử lý để phục vụ cho một mục đích nhất định.

Quản lý phải có và cần nhiều thông tin nhiều chiều, thông tin là một chức năng của quản lý, nó xen lẫn vào các chức năng khác và rất cần cho các chức năng ấy nh: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Chính kiểm tra nội bộ trờng học tạo lập mối liên hệ ngợc (trong, ngoài) trong quản lý trờng học, cung cấp thông tin đã đợc xử lý, đánh giá chính xác - đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để ngời hiệu trởng (hệ quản lý) điều khiển, điều chỉnh,và hoạt động quản lý có hiệu quả hơn, đồng thời các thành viên, các bộ phận trong nhà trờng (đối tợng quản lý) tự điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn.

Chính vì vậy, có thể nói kiểm tra nội bộ là một hệ thống phản hồi.

Hình 5: Sơ đồ vòng liên hệ ngợc trong kiểm tra quản lý

Song để có đợc thông tin đúng, đầy đủ, chính xác, và kịp thời, hoạt động kiểm tra nội bộ trờng học cần dựa vào các cơ sở khoa học nh : Tâm lý học quản lý, giáo dục học, xã hội học giáo dục, kinh tế học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, pháp luật trong giáo dục, mục tiêu đào tạo của cấp học, yêu cầu của chơng trình, hớng dẫn giảng dạy các bộ môn, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc điểm lao động s phạm của giáo viên, chuẩn đánh giá giờ lên lớp… sẽ giúp hiệu trởng có đợc cơ sở khoa học để kiểm tra đánh giá một cách chính xác.

Xác định các sai lệch

So sánh kết quả đo thực tại với các tiêu chuẩn Phân tích các nguyên nhân sai lệch Đo lường kết quả thực tế Kết quả thực tế Thực hiện các điều chỉnh Chương trình hoạt động điều khiển Kết quả mong muốn

1.2.2.Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trờng học

Ngày 11 tháng 3 năm 1993 Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 478/QĐ - BGD & ĐT: “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục & đào tạo”. Tại khoản 1, điều 22, chơng VI: “Công tác kiểm tra nội bộ trong các trờng học và các đơn vị trong ngành” ghi rõ: “ Hiệu trởng các trờng, thủ trởng các cơ sở giáo dục và đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo về các vấn đề thuộc quyền quản lý của mình . Các hoạt động kiểm tra đợc thực hiện thờng xuyên, công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra đợc ghi nhận bằng biên bản và đợc lu trữ. Hiệu trởng hay thủ trởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này…”.

Thực hiện phơng châm của Đảng ta: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bộ trởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có quyết định số: 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 về “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trờng”. Tại khoản 1 điều 1 của quy chế đã chỉ rõ: “Thực hiện dân chủ trong nhà trờng nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều luật giáo dục quy định theo phơng châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong các hoạt động của nhà trờng”.

Các quyết định trên cùng các văn bản pháp quy của Nhà nớc và của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra nội bộ trờng học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT yên định 3, thanh hoá (Trang 29 - 31)