Đặc điểm tự nhiên và dân cư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh bạc liêu luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 45)

- Lựa chọn CBQL để tiến hành đào tạo bồi dưỡng, nhất là những cán bộ

2.1.1Đặc điểm tự nhiên và dân cư

Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long - miền đất cực nam của Tổ quốc. Phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông; Tây - Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Bắc giáp tỉnh Hậu Giang - Kiên Giang; Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng. Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm, với

tổng diện tích đất tự nhiên là 2.520,6 km².

Bạc Liêu là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Đất ở Bạc Liêu chủ yếu là đất phù sa, phù hợp phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng trồng lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm, ngoài ra còn có thể trồng rừng, nuôi tôm, cá… Trong đó, đất sản xuất lúa 77.681 ha, đất nuôi trồng thủy sản 124.000 ha, đất lâm nghiệp 6.100 ha. Với bờ biển dài 56km và ba cửa sông lớn (Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát), Bạc Liêu có thế mạnh để phát triển kinh tế biển như đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản và giao thông hàng hải. Biển ở đây có nhiều loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cá sao, cá thu... Địa hình có những vùng trũng và những giồng cát tạo điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu phát triển trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển, ước tính diện tích rừng phong hộ hiện nay của tỉnh là 5.000 ha. Ngoài việc hạn chế sự xâm lấn của cát, rừng phòng hộ, rùng ngập mặn còn tạo nên một môi trường sinh thái đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đây còn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, động vật quý hiếm... rất thuận lợi cho phát triển du lịch theo mô hình sinh thái.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, tỉnh Bạc Liêu đã quy hoạch sản xuất ổn định với 3 vùng sinh thái: vùng ngọt sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu với sản lượng lúa đạt 800.000 tấn/năm; vùng nước lợ với nhiều mô hình sản xuất kết hợp: lúa - tôm, tôm - cua, cá,…mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập trên 50triệu/ha/năm; vùng nước mặn phía Nam quốc lộ 1A, chủ yếu nuôi tôm sú và các giống loài thủy sản có giá trị khác: cá chình, cá mú, cá kèo, cua, nghêu, sò,… cùng với khai thác đánh bắt trên biển đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với sản lượng 210.000 tấn/năm, trong đó sản lượng tôm sú nuôi 80.000 tấn/năm, với giá trị thương phẩm cao đã góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu 192,5 triệu USD trong năm 2009

và với 4.000 ha sản xuất muối, sản lượng muối hàng năm đạt 120.000 tấn, chất lượng tốt, phục vụ tiêu dùng cho nhân dân trong vùng có lợi thế cạnh tranh cao.

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 toàn tỉnh có 856.250 người với mật độ dân số 339 người/km². Nếu so với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số. Trên địa bàn Bạc Liêu chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm phần lớn (90%), tiếp đến là người Khmer (7.9%) và người Hoa (3.1%).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh bạc liêu luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 45)