Giọng văn trong truyện ngắn Thạch Lam thủ thỉ, nhẹ nhàng và đợm buồn man mác.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn thạch lam (Trang 47 - 50)

và đợm buồn man mác.

Nh ta đã biết, truyện của Thạch Lam hầu nh không có cốt truyện. Đây là điểm khác biệt giữa ông và các nhà văn hiện thực nh Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng Vậy thì điều gì đã…

làm nên nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam? Truyện của Thạch Lam nh những lời tâm sự nhẹ nhàng. Từng câu, từng chữ của câu chuyện cứ chậm rãi ngấm vào lòng ngời đọc, khơi gợi sự say mê. Cách kể chuyện của Thạch Lam điềm đạm, không có cái gấp gáp xô bồ nh Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng. Đọc văn Thạch Lam, ngời đọc không thấy những xung đột mang tính chất kịch tính mà thay vào đó là những câu chuyện giản dị, mộc mạc. Những câu chuyện của Thạch Lam luôn đem đến cho ngời đọc một cái buồn man mác. Ngời đọc có thể cảm nhận đợc vẻ buồn lạnh lẽo, thôn xóm hiu quạnh của phố huyện nghèo trong "Hai đứa trẻ". Nó gợi

một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng giõng lên một cái gì đó ở trong tơng lai. Đây là một mẩu sinh hoạt hàng ngày và kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một cái phố huyện, gần một cái ga xép. Đêm đêm có những bóng ngời lù mù đi qua trớc gian hàng. Một không gian quạnh quẽ, không âm thanh mà tĩnh mịch đến hiu hắt. Từng ấy con ngời sống trong vô vọng. Đêm đêm, chỉ có tiếng động của đoàn tàu vụt qua chốc lát rồi lại tan biến vào đêm tối. Câu chuyện khiến ngừơi đọc dấy lên một niềm cảm thơng cho những kiếp ng- ời nhỏ bé phải chịu một cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt hết ngày này sang tháng khác. Và ngời đọc càng cảm thông hơn cho những ớc mơ hạnh phúc bình dị về một tơng lai tơi sáng của những con ngời tội nghiệp ấy.

ở truyện "Nhà mẹ Lê", ngời đọc không chỉ xót thơng cho ngời mẹ nghèo suốt một đời lam lũ đã phải chết một cách oan uổng mà đến chi tiết cuối cùng của tác phẩm, điều ám ảnh lớn nhất đối với ng ời đọc là số phận của đàn con bác Lê sẽ ra sao khi không còn nơi nơng tựa.

Truyện của Thạch Lam thờng có kết thúc buồn. Điều đó một mặt vừa là sự ảnh hởng của hiện thực xã hội Việt Nam trớc cách mạng Tháng Tám lại vừa do đặc điểm phong cách truyện ngắn của Thạch Lam. Những truyện nh "Trong bóng tối buổi chiều, Ngời bạn trẻ, Một đời ngời, Hai

lần chết "… cũng có chung một cái buồn nh thế. Nhng điểm khác của Thạch Lam so với Nam Cao và các nhà văn hiện thực khác đó là nỗi buồn trong văn Thạch Lam không dữ dội, khốc liệt đến nh thế. Bằng giọng văn thủ thỉ, nhẹ nhàng, Thạch Lam đem đến cho ngời đọc cái buồn man mác, có khi khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành một "khí quyển tâm trạng" bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào. Đó là

chiều sâu của truyện ngắn Thạch Lam. Nó thể hiện tấm lòng nhà văn, làm nên phong cách và thi pháp.

Lối văn nhẹ nhàng, kín đáo là một lối văn đặc biệt của Thạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình. Có những đoạn văn tả cảnh, tả

tình thật trong trẻo và xinh tơi. "chợ mỗi lúc một ồn ào. Ngời đến họp

đã đông. Cái đông đúc và ồn ào ấy khiến cho Tâm nh lịm đi. Tiếng cời nói, tiếng cời đùa, chửi rủa tràn đầy cả mấygian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màu "(Cô hàng xén). Nhng những trang văn nh thế không

nhiều. Điều đọng lại trong tâm hồn ngời đọc ở mỗi tác phẩm vẫn là một d vị buồn.

Tóm lại, có thể nói một trong những giá trị tạo nên tác phẩm của Thạch Lam có sức sống lâu bền đó chính là ngôn ngữ. Một nét nhỏ trong hệ thống ngôn ngữ Thạch Lam khi phân tích, tìm tòi, so sánh đều có những nét đặc biệt thể hiện một phong cách hiện đại độc đáo. Ngôn ngữ của truyện ngắn Thạch Lam có những đóng góp làm giàu có, phong phú thêm ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta. Tự Lực văn đoàn chủ trơng dùng một lối văn giản dị, mộc mạc. Ông là ngời thực hiện tôn chỉ này. Hàng chục năm sau bạn đọc vẫn thấy câu văn của ông dù viết cách đây mấy thập kỷ nhng vẫn mới nh ngày hôm nay. "Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch

Lam vừa cho ta nhìn vừa cho ta cảm" .

Tiểu kết : Trong toàn bộ sáng tác của mình, Thạch Lam đã tạo nên một giọng điệu riêng, giọng điệu tha thiết của một trái tim nhân hậu biết đồng cảm, xót thơng đối với số phận những con ngời nghèo khổ. Ngôn ngữ Thạch Lam trong sáng, giản dị nhng dễ đi vào lòng ngời, lay động những cảm xúc sâu xa của ngời đọc.

C. Kết luận.

Thạch Lam là một trong những nhà văn lãng mạn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với nhiều tác phẩm đặc sắc của mình, Thạch Lam đã tiếp nối con đờng của những ngời đi trứơc nhng qua trang viết của ông ngời ta vẫn nhận ra những tìm tòi riêng đầy sáng tạo. Cùng với Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh, ông đã góp phần tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình của giai đoạn 1930 - 1945. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đều mang vẻ đẹp có ý nghĩa văn hoá lâu dài. Vẻ đẹp của tâm hồn Thạch Lam đã đợc phản ánh vào hàng loạt truyện ngắn đặc sắc của ông và ngợc lại nó cũng làm cho tâm hồn ông thêm trong sáng và phong phú. Hai vẻ đẹp đó đã hoà quyện để tạo nên một cốt cách Thạch Lam khiến cho những tác phẩm của ông vẫn còn song hành với thế hệ bạn đọc hôm này. Thạch Lam đã xây dựng đợc một thế giới nghệ thuật riêng đặc sắc mà soi vào đó ngời đọc có thể dễ dàng nhận ra phong cách Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn thạch lam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w