TIẾN ĐỘ THỰC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành hệ thống điện ở trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 86)

- Thiết bị kiểm tra, chẩn

TIẾN ĐỘ THỰC

thống điện 2 46 Thực tập sản xuất- tốt nghiệp 5 TỔNG CỘNG 26 Tổng kết 6 học kỳ ST T HỌC KỲ ĐVHT Ghi chú

1 Học kỳ 1 27 Đổi tên môn học Nhập môn tin học thành Tin học đại cương

2 Học kỳ 2 27

3 Học kỳ 3 26 Đổi tên thành điện tử PLC

4 Học kỳ 4 28 Đổi tên thành nhà máy điện và trạm biến áp 5 Học kỳ 5 26 Môn Thực tập điện công nghiệp từ 2 tăng lên 3

ĐVHT 6 Học kỳ 6 26

TỔNG CỘNG 160

Tạo ra nhiều diễn đàn như seminar, hội thảo chuyên ngành trong đó có cả ba đối tượng tham dự là nơi đào tạo, người sử dụng và người được đào tạo để lắng nghe, nhận xét và phát hiện thiếu sót kịp thời hiệu chỉnh để cho chương trình phù hợp nội dung cần đào tạo.

Phát huy vai trò của phương pháp dạy học theo hướng công nghệ để sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận công việc nhanh hơn.

Tăng cường thêm số tiết cho những môn học cần thiết nhằm tăng kỹ năng thực hành cho sinh viên, kết hợp bổ sung những nội dung mới thật sự đang cần thiết cho sinh viên làm việc sau này.

Bố trí lại một vài môn học phân bố chưa hợp lý về tính lôgíc nội dung chương trình ở các học kỳ chuyên ngành.

3.2.1.3.Kế hoạch cụ thể thực hiện:

STT NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC THỰC HIỆN

MỤC TIÊU

1 Điều chỉnh lại mục tiêu đào

tạo 2011 11/2012 hoàn chỉnh

2 Xây dựng ND, CT đào tạo 2012 Chương trình hoàn chỉnh 3 Hội thảo về ND, CT đào tạo Hàng năm Nhận định lại chương trình

4 Họp định kỳ hội đồng KH Học kỳ Hoàn thiện chương trình 5 Họp tổng kết Quý 4/2013 Tiến tới đào tạo hệ tín chỉ

3.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

2 Đây là giải pháp nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên để đưa các tiêu chí từ mức đạt lên mức tốt.

3 3.2.2.1. Mục tiêu:

Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ cao, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy các môn chuyên ngành trong Khoa.

Nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên.

Tiếp cận những công nghệ mới và sự phát triển của xã hội về lãnh vực công nghệ điện.

3.2.2.2. Xây dựng giải pháp:

Phát triển thêm nhiều giảng viên trẻ có năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo. Tạo điều kiện cho độ ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Tạo điều kiện tốt hơn để thế hệ trẻ học tập và kế thừa kinh nghiệm của thế hệ đi trước, để tính kế thừa được phát huy tối ưu trong quá trình giảng dạy.

Liên hệ với một số chuyên gia của những công ty chuyên về lãnh vực điện về thỉnh giảng một số môn chuyên ngành.

Theo dõi và kịp thời đãi ngộ, khen thưởng và động viên một cách xứng đáng những hoạt động lao động hiệu quả, sáng tạo đem lại hiệu quả đào tạo cho nhà trường.

3.2.2.3.Kế hoạch cụ thể thực hiện:

STT NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC THỰC HIỆN

CHỈ TIÊU TIÊU

1 Phát triển giảng viên trẻ 2010 - 2012 2 2 Đào tạo giảng viên trẻ có trình độ sau đại học 2010 - 2012 4 3 Mời chuyên gia về thỉnh giảng Từ 2010 2

3.2.3. Giải pháp về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất:

Mặc dù các tiêu chí của tiêu chuẩn này đều đạt ở mức khá, nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng đào tạo nên cần được quan tâm và phát huy một cách tối ưu nhất.

3.2.3.1.Mục tiêu:

Đảm bảo các thiết bị được sử dụng với hiệu quả cao.

Bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại, thiết bị chẩn đoán để phục vụ công tác giảng dạy.

Tăng diện tích sử dụng của khoa, các phòng thực hành phải được tăng lên gấp đôi để có thể đáp ứng đủ số lượng sinh viên thực tập và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

3.2.3.2.Xây dựng giải pháp:

Từng bước đưa công nghệ dạy học mới vào áp dụng trong khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đề xuất nhà trường tiếp tục trang bị thêm nhiều trang thiết bị theo hướng tăng cường khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tế. Khuyến khích giáo viên và sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong giảng dạy.

Kiến nghị với nhà Trường để tăng thêm diện tích phòng thực hành.

3.2.3.3.Kế hoạch cụ thể thực hiện:

STT NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC THỰC HIỆN CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 1 Ứng dụng công nghệ dạy học mới Từ 2010

Hoàn chỉnh từng bước cho từng năm học

2

Tham gia hội chợ triển lãm về mô hình và thiết bị dạy học.

2010

Thực hiện theo kế hoạch củc Trường, mỗi năm một lần.

3 Trang bị thêm thiết bị hiện đại và thiết bị chẩn đoán.

2010- 2012

Bộ môn thiết bị điện:

- Thiết bị kiểm tra đo lường điện. - Thiết bị kiểm tra máy cắt điện - Mô hình cắt thiết bị đo điện - Mô hình động cơ điện 2 pha, 3 pha

- Mô hình máy phát điện 2 pha, 3 pha

Bộ môn nhà máy điện và trạm biến áp :

- Kiểm tra áp lực biến áp - Thiết bị kiểm tra dầu biến áp - Thiết bị đo kiểm cách điện - Mô hình trạm biến áp

Bộ môn hệ thống điện:

- Đồng hồ đo điện tử

- Oscilopcope: Máy đo xung

- Mô hình hệ thống cung cấp điện bao gồm, môtơ dẫn động, máy phát, đồng hồ đo (vôn, ampe...), hộp điều chỉnh tốc độ, các phụ tải. - Mô hình rơ le cảm biến điện từ - Mô hình PLC cảm biến quang - Mô hình năng lượng gió - Máy đo công suất động cơ

- Máy nghe tình trạng hoạt động động cơ, máy biến áp

- Thiết bị kết nối giữa rơle với máy tính.

- Thiết bị kết nối giữa động cơ với máy tính.

- Mô hình kiểm tra từng bộ phận (Từng Modul) của hệ thống điện động cơ điện, máy biến áp.

4 Tăng thêm diện tích phòng thực hành

2010- 2012

Hoàn thành từng bước, bắt đầu từ HK I/2010 cần tăng trước 5 phòng học.

3.2.4. Giải pháp về cải tiến phương pháp giảng dạy:

4 Với các tiêu chí chỉ ở mức đạt, chứng tỏ cần phải phát huy vai trò cũng như nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trong trong công tác giảng dạy.

5 3.2.4.1. Mục tiêu:

6 Áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, tích cực hóa người học, lấy người học làm trung tâm, tránh cho việc học trở nên thụ động, xa rời thực tế, học đi đôi với hành.

7 Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng về sư phạm cho đội ngũ giảng viên định kỳ hàng năm vào các kỳ hè. Giúp cho giáo viên đủ năng lực và tự tin khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến.

3.2.4.2.Xây dựng giải pháp:

Mở khóa học bồi dưỡng sư phạm và ứng dụng phương pháp dạy học mới cho giáo viên.

Tổ chức hội giảng để giáo viên tham gia, nhằm tăng cường sự học hỏi kinh nghiệm và kiến thức lẫn nhau giữa các giáo viên.

Tổ chức lấy ý kiến sinh viên về phương pháp giảng dạy của các giảng viên, nghiên cứu và đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp.

3.2.4.3. Kế hoạch cụ thể thực hiện:

STT NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC THỰC HIỆN

CHỈ TIÊU

1 Mở khóa học bồi dưỡng sư phạm và ứng dụng phương pháp dạy học mới 2010

Theo kế hoạch của nhà trường 2 Tham gia hội giảng 2012 Từ 2 đến 3 giáo

viên

3 Lấy ý kiến sinh viên Hàng năm 3 lớp / năm

3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý giáo dục:

Đây là giải pháp nhằm củng cố, phát huy vai trò của ban lãnh đạo và tập thể giáo viên trong khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập.

3.2.5.1. Mục tiêu:

Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý giáo dục của khoa, khắc phục những khuyết điểm hoàn thiện những yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO, nhằm từng bước năng dần công tác này, dần đạt đến chuẩn chất lượng cao.

3.2.5.2. Xây dựng giải pháp:

Phát huy vai trò của tổ trưởng các bộ môn đối với những giáo viên trong tổ.

Lãnh đạo của trung tâm kết hợp với tổ trưởng bộ môn để kiểm tra và đôn đốc giáo viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ.

Hoàn thiện các quy trình về quản lý và công tác giáo vụ để phục vụ sinh viên tốt hơn.

Khuyến khích và động viên sinh viên hoạt động các phong trào do khoa và Trường phát động nhằm rèn luyện cho sinh viên và giáo dục tốt tư tưởng chính trị cho sinh viên.

Xây dựng cơ chế thông tin và truyền thông đến sinh viên bằng nhiều kênh như: trang web của trường, của khoa, bảng thông tin, Đoàn Hội các cấp.

3.2.5.3. Kế hoạch cụ thể thực hiện:

STT NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC THỰC HIỆN

MỨC ĐỘ

1 Kiểm tra, đôn đốc giáo viên Hàng năm Đạt yêu cầu cao 2 Hoàn thiện quy trình quản lý và

công tác giáo vụ Hàng năm Hoàn chỉnh 3 Khuyến khích và động viên sinh

viên hoạt động các phong trào Hàng năm Thường xuyên 4 Triển khai mạng internet Bắt đầu 2010 Đã hoàn chỉnh

5 Công tác Đoàn Hội Bắt đầu 2010 Theo kế hoạch hoạt động của Khoa, Nhà Trường

3.2.6. Giải pháp hợp tác – liên kết đào tạo:

Giải pháp này nhằm tăng cường mối quan hệ với các đơn vị liên quan đến lãnh vực điện để nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

3.2.6.1. Mục tiêu:

Tìm kiếm các đối tác đào tạo trong và ngoài nước có thực lực mạnh nhằm học tập và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía họ.

3.2.6.2. Xây dựng giải pháp:

Xây dựng quy chế hợp tác với bên ngoài, nhằm định hướng công tác liên kết đào tạo đi đúng hướng với mục tiêu đề ra.

Nghiên cứu về sự hợp tác đối với các trường có ngành nghề đào tạo nhằm giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các nơi là nhu cầu tương lai cho sự hợp tác của khoa như các công ty, các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, các sở ngành có liên quan ở các địa phương có sinh viên đang theo học, để đáp ứng cho họ nguồn nhân lực tại phương có chất lượng, giải quyết đầu ra cho sinh viên hiện nay.

Nên tạo mối quan hệ và thường xuyên tiếp nhận thông tin đặt hàng nghiên cứu khoa học của các nơi để tạo ra hoạt động kinh tế giáo dục lành mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành hệ thống điện ở trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w