CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành hệ thống điện ở trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

- Thiết bị kiểm tra, chẩn

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

ISO đã đề ra.

Tổ chức nhiều câu lạc bộ học thuật để phát huy năng lực và phát triển trí tuệ cho các em theo đúng định hướng của nhà trường và xã hội.

Tổ chức các hoạt động phong trào văn nghệ thể thao nhằm giúp cho các em có thể giải trí và rèn luyện sức khỏe để đạt thành tích học tập cao ở Khoa, Trường.

Tổ chức những cuộc thi và tìm hiểu mang tính giáo dục về chính trị tư tưởng cho sinh viên, giúp cho các em không những có kiến thức giỏi mà còn có trình độ tư tưởng chính trị vững vàng.

Giải pháp quản lý và tổ chức các hoạt động này sao cho phải hết sức khoa học và chặt chẽ giúp cho tất cả những hoạt động này đan xen nhau nhưng không phủ định nhau, tạo ra thành tích học tập cao hơn cho các em.

3.2.9.3. Tiến độ thực hiện:

ST

T NỘI DUNG CÔNG TÁC

TIẾN ĐỘTHỰC HIỆN THỰC HIỆN

CHỈ TIÊUTHỰC HIỆN THỰC HIỆN

1 XD thư viện chuyên ngành 2010 - 2012 Hoàn tất 2 Thực hiện tốt những yêu cầu

về công tác quản lý, giảng

2007 Đang tích cực thực hiện, hoàn tất

dạy theo tiêu chuẩn của ISO 3 Tổ chức các CLB học thuật

(chủ yếu về chuyên ngành) 2010 - 2012 1 câu lạc bộ

4

Tổ chức hoạt động phong trào văn nghệ thể thao cấp khoa và tham gia cấp trường

Định kỳ tổ chức hàng năm vào ngày 26/03 và 20/11

Hầu hết các hoạt động

5 Nâng cao trình độ tư tưởng chính trị cho sinh viên

Định kỳ tổ chức hàng năm vào ngày 26/03 và 20/11

Huy động được ít nhất là 50% sinh viên trong Khoa tham gia

6 Tổ chức và quản lý các hoạt động trên hiệu qủa

bắt đầu từ 2010

-2012 Hoàn thiện qui trình

Kết luận chương 3:

Thông qua quá trình đánh giá và phân tích người nghiên cứu đã xây dựng những giải pháp có tính khoa học nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo ngành Hệ thống Điện ở trường cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

Các giải pháp được xây dựng như: Giải pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, giải pháp về cải tiến phương pháp giảng dạy, giải pháp về tổ chức quản lý giáo dục, giải pháp hợp tác – liên kết đào tạo, giải pháp về tài chính, giải pháp về nghiên cứu khoa học, giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong đó có một số giải pháp là trọng tâm như chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cần phải thực hiện một cách đồng bộ để đem lại hiệu quả đào tạo một cách tối ưu nhất, xây dựng lại chương trình đào tạo theo đúng mục tiêu đã đổi mới, kết hợp với các giải pháp về tài chánh, về phát triển nguồn nhân lực, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng được chất lượng đào tạo ngành hệ thống điện trong tương lai. Trong đó còn lại là một số giải pháp kết hợp để tăng thêm tính chủ động trong quá trình đào tạo của Khoa, Trường nhằm bắt kịp các yêu cầu đào tạo trong tương lai.

Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận chung

Đánh giá chất lượng đào tạo là viêc làm rất cần thiết, từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận với công nghệ hiện đại, đáp ứng được sự phát triển của ngành Hệ thống điện và nhu cầu phát triển giáo dục của xã hội.

Người nghiên cứu đã tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để nắm bắt sơ lược về tình hình đánh giá chất lượng đào tạo trong nước và trên thế giới, cũng như tham khảo một số đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Qua những nội dung đã trình bày ở trên, người nghiên cứu đã phân tích các ưu nhược điểm của các mô hình đánh giá và các phương pháp đánh giá một cách cụ thể. Các kỹ thuật đánh giá mà người nghiên cứu thực hiện trong luận văn này là điều tra bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn.

Đánh giá qua bốn đối tượng giáo viên, sinh viên đang học năm cuối, sinh viên tốt nghiệp và người sử dụng lao động. Hầu hết các đối tượng đều hài lòng với chương trình đào tạo ngành Hệ thống điện. Đặc biệt, các cơ quan quản lý và sử dụng lao động hài lòng với đối tượng là sinh viên Cao đẳng ngành Hệ thống điện với các kiến thức đã học và kỹ năng hợp tác làm việc cao.

Từ khảo sát, ta thấy kiến thức về kỹ năng chuyên môn rất quan trọng trong quá trình làm việc nhưng các kiến thức khác như: kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng giao tiếp cũng không thể thiếu được.

Người nghiên cứu cũng khảo sát thực trạng đào tạo của ngành hệ thống điện và đã sử dụng các phương pháp để tiến hành đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo, từ đó xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo cho ngành hệ thống điện (thông qua việc thu thập dữ liệu và phân tích thống kê dữ liệu đã lấy được để tiến hành nhận định chung về thành phần, đối tượng tham gia điều tra và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn đã chọn).

Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học của sinh viên là: giáo trình, phương tiện, giáo viên, thiết bị, sự hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên. Đồng thời giáo viên cần quan tâm hơn về việc tư vấn cho các em trong quá trình học tập.

Thông qua quá trình đánh giá và phân tích, người nghiên cứu đã xây dựng được những giải pháp có tính khoa học nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Hệ thống điện.

Một số giải pháp là trọng tâm quan trọng cần phải thực hiện một cách đồng bộ để đem lại chất lượng đào tạo một cách tối ưu nhất. Các giải pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, trong đó có xây dựng lại chương trình đào tạo theo đúng mục tiêu đã đổi mới, kết hợp với các giải pháp về tài chính, về phát triển nguồn nhân lực, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng được chất lượng đào tạo ngành Hệ thống điện trong tương lai. Một số giải pháp kết hợp để tăng thêm tính chủ động trong quá trình đào tạo của khoa, Trường nhằm bắt kịp các yêu cầu đào tạo trong giai đoạn sắp tới cũng được đề xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành hệ thống điện ở trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w