- Đầu tư trong nước:
7. Nâng cao chất lượng lao động.
Phát triển nguồn lao động có kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ ra rằng trình độ của các đối tác trong nước là một trong những yếu tố tác động tới sự thành công của các dự án ĐTNN và là yếu tố quan trọng trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và hấp dẫn các dự án công nghệ cao. Thu hút ĐTNN phải gắn với quá trình đào tạo và phát triển nguồn lao động. Để thu hút ĐTNN, khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao và thực hiện việc chuyển giao công nghệ có hiệu quả thì nước ta phải có một đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, có ý thức và tác phong công nghiệp. Điều này có thể thực hiện được thông qua các hình thức khuyến khích các công ty nước ngoài đào tạo nhân lực, kết hợp giữa các tổ chức đào tạo trong nước với các tổ chức đào tạo của các nước hay của các công ty nước ngoài.
Kết luận
Việt nam đang đứng trước ngưỡng cửa của kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 2006-2010. Dự kiến, năm 2010, Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển có thu nhập thấp, đưa GDP đầu người từ 640 USD lên
hơn 1 000USD. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phấn đạt tốc độ tăng trưởng hơn 8%/ năm. Do đó, Việt Nam, cần khoảng 2 200 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, đượ huy động từ các nguồn vốn cả trong và ngoài nước bao gồm vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI), gián tiếp, kiều hối( chiếm khoảng 35% vốn đầu tư toàn xã hội).
Vậy Chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã hội. Nỗ lực đó theo hướng là tạo ra một môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn, “ một môi trường đầu tư đầu tư tốt hơn cho tất cả mọi người” (theo nh thông điệp trong Báo cao Phát triển Thế giới năm 2005 đã nêu). Cụ thể là, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng, bảo đảm hệ thống chính sách về đầu tư minh bạch, nhất quán, tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế…