Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 60)

- Đầu tư trong nước:

3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán.

kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán.

*Giải pháp minh bạch hoá:

- Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển các ngành và vùng lãnh thổ theo hướng bổ sung một số quy hoạch còn thiếu; đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành để đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN cũng như các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.

- Bảo đảm quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà ĐTNN theo hướng công bố rõ ràng các lĩnh vực không cấp Giấy phép đầu tư (các dự án gây nguy hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái), cho phép nhà ĐTNN được

đầu tư vào tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm.

- Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN theo những hướng:

(i) Mở rộng phạm vi các dự án điều kiện cấp phép đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; (ii) thu hẹp phạm vi các dự án nhóm A phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (iii) mở rộng chế độ phân cấp Giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động ĐTNN cho Uỷ ban Nhân dân và Ban quản lý KCN cấp tỉnh trên cơ sở duy trì quy hoạch thống nhất; (iv) nâng cao trách nhiệm và tăng cường cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư…; (v) công bố công khai mọi quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục ĐTNN nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực này.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên các lĩnh vực chủ yếu như: quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; Ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên; DNNN, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức.

Đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc áp dụng các ưu đãi đầu tư theo hướng (i) của toàn bộ các danh mục lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN từ hệ thống các văn bản về thuế TNDN vào Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư chung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc áp dụng các ưu đãi về đầu tư; (ii) tiếp tục duy trì quy định của Luật ĐTNN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước về việc ghi cụ thể ưu đãi thuế TNDN và các ưu đãi khác tại Giấy phép đầu tư / Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư nhằm khẳng định cam kết của Nhà nước đối với nhà đầu tư, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc không hồi tố khi có sự thay đổi của luật pháp, chính sách; (iii) rà soát toàn bộ các ưu đãi đầu tư đang áp dụng để xác định mức độ tương thích của các ưu đãi này với Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM); (iv) đơn giản hoá một số tiêu chí áp dụng ưu đãi đầu tư, đặc biệt là ưu đãi về thuế TNDN.

Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật về ĐTNN để công bố công khai các văn bản đã hết hiệu lực, chồng chéo, mâu thuẫn gây cản trở hoạt động ĐTNN, đồng thời xem xét mức tương thích của hệ thống pháp luật với các cam kết quốc tế của Việt Nam để xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản mới và/hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Tiếp tục khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp và các đối tượng chịu sự tác động khác vào việc góp ý xây dựng văn bản pháp luật về đầu tư, đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại dưới nhiều hình thức khác nhau giữa các cơ quan Chính Phủ và doanh nghiệp nhằm tạo diễn đàn trao đổi về các khó khăn vướng mắc trong hoạt động của họ và tìm giải pháp khắc phục.

Đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình vận động đầu nhằm nâng cao tính minh bạch cũng như hiểu biết của các nhà đầu tư về môi trường và các cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

- Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư chung dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối năm 2005 với nhiều quy định đổi mới. Điều này đòi hỏi phải sớm xây dựng các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn hai luật , kịp thời phổ biến nội dung của các quy định mới, nhằm đảm bảo tính liên tục của các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư ở các cấp phù hợp với quy định của Luật mới, nhất là quy định về đăng ký đầu tư, kinh doanh và quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc vừa tạo thêm thuận lợi, đảm bảo sự ổn định không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, vừa thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước đối hoạt động đầu tư.

* Bốn biện pháp giúp chính sách có hiệu quả:

Một là, ngăn chặn tham nhũng và các hình thức trục lợi khác. Hai là, tạo lòng tin đối với các chính sách của Chính Phủ.

Ba là, khuyến khích sự hỗ trợ của cộng đồng đối với cải thiện chính sách. Bốn là, đảm bảo áp dụng linh hoạt chính sách với điều kiện ở từng địa phương.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 60)