Từ khi Luật ĐTNN có hiệu lực(1/1/1988) đến ngày 20/9/2004 cả nước đã thu hót 5959 dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đầu tư đăng kí là47 380 triệu USD. Điểm lại 17 năm qua có thể đưa ra nhữg kết quả ta có thể thấy vài mốc lịch sử tăng trưởng mạnh mẽ nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam qua các thời kỳ :
+ Thời kỳ 1991 – 1996 : làn sóng ĐTNN trở lên sôi động và kết quả đạt được cũng là mức cao nhất trong 17 năm qua. Trong 6 năm (1991- 1996 ) cả nước đã thu hít được 1784 dự án với số vốn đăng kí nên tới 25 464 triệu USD, vốn pháp địnhh đạt 11 886 triệu USD. Bình quân mỗi năm thu hút đựơc 4.2 tỷ vốn đăng ký và gần 2 tỷ USD vốn pháp định. Bình quân một dự án có 14.27 triệu USD vốn đăng ký và 6.7 triệu USD vốn pháp định. Năm 1996 có số vốn đăng ký đạt nhiều nhất 8979 triệu USD, vốn pháp định 3280 triệu USD với 380 dự án, quy mô bình quân một dự án lên tới 25.5 triệu USD vốn đăng ký và 8.47 triệu USD vốn pháp định. Bên cạnh các dự án mới, trong thời gian này có 222 dự án bổ sung thêm vốn đầu tư với số đăng ký là 2099 triệu USD.
Các dự án chủ yếu vào nghành công nghiệp với 1077 dự án và 11 546.3 triệu USD vốn đăng ký. Kế đến là khách sạn du lịch 189 dự án và 3880.5 triệu
USD, ngành xây dựng 221 dự án và 3667.3 triệu USD vốn đăng ký, thứ 4 là GTVT và bưu điện 120 dự án và 278.5 triệu USD vốn đăng ký.
Hoạt động thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sôi động khắp các vùng và nhiều địa phương trong đó tập trung vào các vùng: Đông Nam Bộ có 1292 dự án và 15 986 triệu USD vốn đăng ký chiếm 50.8% triệu USD tổng số vốn của cả nước; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 514 dự án và 95.3 triệu USD , thứ 5 là vùng duyên hải miền Trung 128 dự án và 736 triệu USD. Địa phương thu hút nhiều dự án và vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năm 1997 là TP Hồ Chí Minh với 697 dự án và 8857 triệu USD vốn đăng ký và 3993 triệu USD vốn pháp định. Hà Nội có 345 dự án và 6885 triệu USD vốn đăng ký và 2803 triệu USD vốn pháp định.
Đóng góp của khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng nâng cao. Tỷ trọng khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong cơ cấu GDP triệu USD từ 6.30% năm 1995 lên7.27% năm 1998. Tỷ trọng công nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 1996 chiếm 26.49% giá tri sản xuất công nghiệp cả nước. Nhờ có sự tham gia của khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nên diện mạo nền kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ nhất là trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện như khai thác dầu thô, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, tin học, chế biến nông lâm, thuỷ sản chất lượng cao, da giầy, may mặc xuất khẩu, hoá chất… Khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã triệu USD tạo việc làm cho trên 200 ngàn lao động xã hội và góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình củng cố cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.
Nguyên nhân của những khởi sắc về thu hút nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời kỳ 1991 – 1996 là : Luật ĐTNN sau khi thử nghiệm (trong 3 năm 1987- 1990) đã được bổ sung hoàn thiện nên có sức hấp dẫn đối tác đầu tư. Thêm vào đó là các bộ luật khác có liên quan như: Luật Đất Đai, năm 1993, Luật Thuế, Luật Lao Động và nhiều cơ chế chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương thông thoáng hơn tạo điều kiện thu hút các
nhà ĐTNN. Một nguyên nhân khách quan đó là tình hình kinh tế thế giới và khu vực tăng trưởng ổn định, nên các công ty mẹ có đủ các yếu tố cần thiết nhất là vốn, thị trường, công nghệ để mở rộng thị trường đầu tư vào Việt Nam.
+ Thời kỳ 2001 – 2004. Thời kỳ bắt đầu từ những năm 1997, làn sóng đầu tư nước ngoài xuất hiện chững lại và giảm sút. Trước tình trạng giảm sút ĐTNN trong 4 năm 1997-2000, Nhà nước có nhiều chủ trương và giải pháp khắc phục các nguyên nhân chủ quan về cơ chế chính sách mới nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà ĐTNN vào làm ăn lâu dài. Tuy chưa phải là hoàn hảo song những chuyển động tích cực của Chính phủ và sự quan tâm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã và đang tạo nên sức hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Kết quả là từ năm 2001, hoạt động ĐTNN đã có dấu hiệu phục hồi dù còn chậm.
Năm 2001 có 550 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký 550 triệu USD, vốn pháp định 1044 triệu USD , tăng 41% về dự án và 28.4% về vốn đăng ký so với năm 2000.
Năm 2002 có 802 dự án 1621 triệu USD vốn đăng ký. Năm 2003 có 748 dự án, 1899.6 triệu USD vốn đăng ký.
Năm 2004 được coi là năm có nhiều diễn biến thăng trầm của đồng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nước ngoài vào Việt Nam. Trong 5 tháng, đầu năm, mặc dù có thêm 189 dự án mới cấp phép với số vốn đầu tư đăng ký đạt 621,6 triệu USD nhưng con số này vẫn thấp hơn so với năm 2003. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2004, với những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư thì dòng vốn ĐTNN bắt đầu có sự chuyển biến ngoạn mục. Theo Bộ KH-ĐT, cả năm 2004 đã có 679 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 2 084 triệu USD, tăng 4,6% so với năm 2003. Còng trong năm 2004, có 458 lượt dự án đầu tư tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 1 935 triệu USD đưa tổng số vốn đăng ký đầu tư vượt ngưỡng 4 tỷ USD (mức cao nhất kể từ năm 1999 trở lại đây). Bên cạnh việc tăng quy mô vốn đăng ký, điểm đáng lưu ý trong thu hut ĐTNN của năm 2004 là số vốn bổ sung từ các dự án đang hoạt động có xu hướng tăng mạnh (70.5%). Điều
này một mặt thể hiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, khả năng sinh lời của các dự án đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh không chỉ gia tăng mức vốn đăng ký, vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện năm 2004 vẫn tiếp tục gia tăng và đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây với con sè 2.85 tỷ USD (tăng 7.5% so với năm 2003). Điều này cho thấy niềm tin của nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam và từ niềm tin đó họ nhanh chóng triển khai những gì họ đã đăng ký.
Bảng : Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Vốn FDI thực hiện
2 368 2 535 2 413 2 450 2 591 2 650 2 850Doanh thu của Doanh thu của
các
doanh nghiệp FDI
4 380 5 711 7 921 9 800 12000 13000 18600
Xuất khẩu từ khu vực FDI 1 982 2 590 3 320 3 673 4 542 5 222 8 600 Nhập khẩu của khu vực FDI 2 668 3 382 4 350 4 984 6 584 8 713 8 974.4 Tạo việc làm (1000 người) 270 296 379 450 590 665 739 Nép NSNN 317 271 324 373 459 470 800 Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ KH-ĐT, 2004.
Năm 2005, theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, trong 8 tháng đầu năm 2005, cả nước đã có 71 dự án ĐTNN được cấp phép với số vốn đăng ký là 138 triệu USD nâng tổng số dự án được cấp phép trong 8 tháng nên 490 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 2.24 tỷ USD .