Những bất cập của môi trường đầu tư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 40 - 57)

- Đầu tư trong nước:

2.Những bất cập của môi trường đầu tư Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, qui mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ sở công nghiệp và trình độ kĩ thuật công nghiệp còn thấp .

2.1 Bất cập về môi trường kinh tế của Việt Nam:

- Nông nghiệp chiếm phần lớn, công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung còn ở mức thấp so với kế hoạch chất lượng tăng trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao. Điều này thể hiện trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp, giá trị sản xuất tăng 16% nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10.7%. Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp khác còn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Giá hàng hoá dịch vụ trong nước tăng cao .Tình trạng tương tự diễn ra trong các ngành nông nghiệp và thuỷ sản.

- Tăng trưởng kinh tế hiện nay do yếu tố vốn đầu tư đóng góp chiếm 57.5%, do yếu tố lao động chiếm 20%, do yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp chiếm 22.5%. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu về số lượng phát triển theo chiều rộng, chậm cải biến về chất lượng và phát triển theo chiều sâu. Thông qua hệ số ICOR – tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng ta có thể thấy được điều đó

Bảng: Hệ số ICOR qua một số năm

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

ICOR 3.0 2.6 3.7 3.4 3.1 3.1 3.8 4.7 5.4 4.2

Qua bảng ta thấy, nếu những năm trước 1993, để GDP tăng thêm 1 đồng chỉ cần đầu tư thêm dưới 3.3 đồng, thì đến nay đã phải đầu tư dưới 5 đồng, có nghĩa là hiệu quả đầu tư giảm tới 34%

Trong khi đó yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có nhiều lợi thế so sánh nh giá rẻ, dồi dào thì lại đóng vai trò rất nhỏ. Đây là

một vấn đề đáng quan tâm để tận dụng lợi thế so sánh động trong phát triển kinh tế và chủ động hội nhập.

Mặt khác, với xu thế phát triển công nghiệp cũng nh dịch vụ ngày nay tập trung nhanh hơn vào một số trung tâm nh hiện nay, dân cư khu vực nông thôn hầu nh vẫn phải” đứng ngoài rìa làn sóng công nghiệp hoá”. Có nghĩa là sự phát triển của hai khu vực xương sống của nền kinh tế là công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng đem lại lợi Ých cho dân cư khu vực đô thị, còn thu nhập chủ yếu của dải khu vực nông thôn chiếm xấp xỉ 3/4 dân số của cả nước vẫn là từ khu vực nông nghiệp. Cơ câú lao động: Tỷ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp vẫn lớn nhất là 64%; Khu vực công nghiệp- xây dựng 12.9%. Tuy nhiên năng suất lao động (tính bằng giá trị tăng thêm chia cho sè lao động đang làm việc ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chưa được 4.5 triệu/năm, trong khi đó của hai khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đã đạt 28.7 triệu đồng/năm, gấp 6.5 lần khu vực nông-lâm- ngư nghiệp. Thực tế này chẳng những dẫn đến phân biệt khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực đô thị và nông thôn ngày càng tăng nhanh, mà hệ quả tất yếu trước mắt là sức mua của thị trường trong nước không thể tăng, nên qui mô nền kinh tế là còn nhỏ (do chủ yếu nước ta vẫn là nước nông nghiệp với mức tăng trưởng rất thấp).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm: Cơ cấu kinh tế như hiện nay chẳng những dẫn đến tình trạng nhập siêu ra tăng và kinh tế tăng trưởng chậm như nói trên, mà còn là một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến tình trạng “giậm chân tại chỗ” của thị trường trong nước.

• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Xét theo giá hiện hành, tỷ trọng ngành nông – lâm – thuỷ sản trong GDP tiếp tục xu hướng giảm từ 25.4% năm1999 xuống còn 20.3% năm 2002, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 35.5% lên 38.6% (trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 18% lên 20.4%). Cơ cấu khu vực dịch vụ trong GDP liên tục giảm trong những năm gần đây, từ 40.1% năm 1999 xuống

còn 38.4% năm 2002, xu hướng cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch khi xét theo giá cố định.

Bảng: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế(%)

Năm 1999 2000 2001 2002

GDP( theo giá hiện hành)

100.0 100.0 100.0 100.0

Nông- lâm- thủy sản 25.4 24.3 23.2 23.0

Công nghiệp và xây dựng

34.5 36.6 38.1 38.6

Dịch vô 40.1 39.1 38.7 38.4

GDP( theo giá năm 1994)

100.0 100.0 100.0 100.0

Nông- lâm- thủy sản 23.7 23.2 22.4 21.8

Công nghiệp và xây dựng

34.4 35.4 36.6 37.4

Dịch vô 41.9 41.4 41.0 40.8

Nguồn:Tổng cục Thống kê và tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương

• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế xét theo thành phần kinh tế vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể, phần vì tiến hành cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước còn chậm, phần vì khu vực tư nhân, tuy có sự bứt phá trong phát triển kể từ năm 2000, song do có tỷ trọng nhỏ trong GDP (mới đạt 9.0% GDP năm 2002), nên chưa thể tạo ra sù thay đổi có ý nghĩa cho toàn bộ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn ĐTNN không còn cao nh vào những năm 1990, tuy vẫn cao hơn mức trung bình của các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Kết quả là tỷ trọng trong GDP của khu vực có vốn ĐTNN tăng, song có xu hướng chậm dần.

Bảng: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế( %, giá hiện hành)

Năm 1999 2000 2001 2002

GDP 100.00 100.00 100.00 100.00

Kinh tế quốc doanh

-Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 38.7 27.3 38.5 27.7 38.4 27.3 38.31 27.15

-Trong đó: Doanh nghiệp 8.01 7.83 8.53 9.02

Kinh tế có vốn ĐTNN 12.24 13.27 13.76 13.90

2.2. Bất cập về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển.

Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện đáng kể trong vài năm lại đây (ví dụ như các nhà đầu tư đánh giá cao việc thống nhất một giá vé máy bay, lắp đặt điện thoại , điện , nước, phí quảng cáo trên Ti vi), song vẫn là một nhân tố hạn chế cạnh tranh. Giá dịch vụ hạ tầng cao ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh dựa trên tiêu chí chi phí thấp của Việt Nam. Mội số giá dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản ở Việt Nam cao hơn mức giá trung bình của các nước trong khu vực( thí dụ như giá viễn thông, phí vận hành cảng). Giá một số dịch vụ hạ tầng

nh điện, nước lại đang có xu hướng tăng, trong đó có giá điện là vẫn chênh lệch giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Giá các dịch vụ hạ tầng đều do cơ quan nhà nước các cấp quy định, nhưng doanh nghiệp có thể tính gộp những chi phí bất hợp lí không liên quan đến kinh doanh hoặc những chi phí do trình độ quản lý và tổ chức yếu kém gây ra, cũng như các khoản bù lỗ giữa các đơn vị thành viên, giữa các loại sản phẩm dịch vụ.

Chất lượng mạng lưới kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại và phát triển do thiếu đầu tư, bảo dưỡng. Mức thất thoát trong truyền tải và phân phối điện là 15.3%, trong khi của Thái Lan là 6-9%; ngành viễn thông có 50 người làm việc trên 1000 đường điện thoại, còn ở Thái Lan là 7 người. Qua đó ta thấy, viễn thông Việt Nam chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn chủ yếu lấy từ Ngân sách nhà nước. Đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 2002 đầu tư nhà nước chiếm 52.3% tổng đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư xây dựng thuộc Ngân sách nhà nước tập trung đạt 105.1% kế hoạch (song chỉ bằng 93.1% năm 2001), Vốn tín dụng của nhà nước đạt 83.4% so với mục tiêu kế hoạch. Đầu tư nhà nước tuy vẫn là nguồn quan trọng nhất, song đã có xu hướng giảm dần xét theo tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội. Hơn nũa mức

giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho thấy những giới hạn của nhà nước trong việc tăng đầu tư từ Ngân sách về con số tuyệt đối và tương đối. Năm 2003 vốn nhà nước chiếm 56.5%, thực hiện vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước tập trung ước tính bằng 119.6% kế hoạch năm và tăng 12.4% so với năm 2002. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước là nguồn vốn để nhà nước đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng.

Tuy nhiên, tư duy bao cấp, kế hoạch hoá tập chung và lợi Ých cục bộ vẫn chi phối đáng kể đầu tư nhà nước. Do công tác quy hoạch, cơ chế phân bổ, giám sát và đánh giá đầu tư nhà nước còn nhiều bất cập, hạn chế đáng kể hiệu quả đầu tư, gây thất thoát lớn. Với tỷ lệ thất thoát đầu tư nhà nước là 30%, thì khoản vốn “mất mát” đã lên tới hơn 5-6% GDP. Đây là con số đáng báo động và không thể chấp nhận được. Những nguyên nhân gây ra thất thoát ĐTXDCB có thể kể đến: Một doanh nghiệp nhà nước khi trúng thầu công trình xây dựng bằng vốn Ngân sách, nhưng công ty này không làm trực tiếp mà bán lại hợp đồng thi công cho mét doanh nghiệp khác để lấy…15% chênh lệch. Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để lại với giá thấp hơn 20-30% mức giá của các công ty được nhân thầu trực tiếp. Các công trình, khi đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Nhưng vì sao vẫn có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa? Vấn đề là các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Cách thứ nhất đó là giảm bớt khối lượng và thay đổi chủng loại vật liệu. Cách thứ hai đó là khi xây dựng cầu hoặc các công trình quan trọng như đập thuỷ điện, cống ngăn nước…các nhà thầu thường không dám bớt xén vật liệu, bởi điều này sẽ có thể gây hậu hoạ. Nhưng họ vẫn gian lận bằng cách “đi đêm” với tư vấn thiết kế, chủ đầu tư…để đề ra những biện pháp thi công rất phức tạp cần huy động nhiều trang thiết bị, xe, máy… nhằm đẩy đơn giá thi công lên. Cách của họ đó là sao chép thiết kế của công trình khác, thay đổi thiết kế. Việc

tăng tín dụng nhà nước, chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhà nước không chỉ hạn chế nguồn lực có được cho đầu tư tư nhân mà còn có thể gây méo mó lãi suất và thị trường tín dụng. Tỷ trọng củc vốn đầu tư công cộng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn quá cao. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy tỷ trọng này phải giảm dần, trong khi tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước phải tăng lên.

Sù tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu dưới hình thức đầu tư xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT) gặp không Ýt khó khăn, do thời gian đàm phán kéo dài, trong đó nổi lên là vấn đề xác định giá dịch vụ.

Cải thiện cơ sở hạ tầng trước ngưỡng cửa ra nhập AFTA và WTO là chủ đề nóng bỏng được tranh luận sôi nổi tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội. Tại diễn đàn này câu hỏi được nhiều nhà ĐTNN quan tâm nhất là Việt Nam sẽ làm gì để thu hót khu vực kinh tế tư nhân tham vào ĐTXD cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo của ông Tony Foster, đại diện phòng thương mại Mỹ, trong 3 năm qua, chỉ có 3 dự án hạ tầng do nhà ĐTNN thực hiện dưới hình thức BOT cho thấy các hình thức ưu đãi đầu tư trong khu vực này đã trở nên kém hấp dẫn. Ông Tony trình bày: điện, nước, viễn thông đều kêu gọi đầu tư với số vốn Ýt nhất là 2 tỷ USD/ năm; tuy nhiên dự án hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi kéo dài, vì vậy nhà đầu tư muốn biết liệu họ có bỏ 1 đồng tiền ra sẽ có lợi gì? Về hệ thống cảng biển, theo ông Vishal Sharma cho biết hệ thống cảng biển Việt Nam nếu không được xây dựng thêm ngay từ bây giờ thì sẽ không đáp ứng nổi nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất khẩu vào năm 2007, nhất là đối với tỉnh phía Nam.

2.3. Bất cập về trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ của đa số các ngành kinh tế hiện vẫn lạc hậu hơn so với khu vực. Tiến bộ công nghệ chủ yếu thông qua chuyển giao công nghệ mà phổ biến là nhập khẩu máy móc thiết bị và nhập khẩu nước ngoài, song Việt

Nam rất hạn chế trong tiếp cận công nghệ nguồn. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước cũng rất hạn chế (mô hình tổ chức các cơ quan nghiên cứu và

triển khai và cơ chế hiện nay không khuyến khích sự phối hợp và liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và triển khai với doanh nghiệp và giữa họ với các trường Đại học). Hệ thống thông tin và dịch vụ KHCN chưa làm tốt vai trò trung gian, thúc đẩy sự trao đổi thông tin giữa bên cung cấp công nghệ và bên có nhu cầu đổi mới công nghệ. Việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều thủ tục, khó khăn. Vấn đề bảo vệ quyền SHTT, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc khi tham gia vào công ước Burn. Tuy nhiên, theo báo cáo của ban thư kí Diễn đàn doanh nghiệp những sản phẩm nhái có sự sao chép nhãn mác các thương hiệu lớn, các sản phẩm phần mềm đang bày bán ở nhiều chợ lớn của Việt Nam đã vi phạm trắng trợn quyền SHTT. Sù vi phạm này sẽ là hiểm hoạ lớn nhất đối với các nhà đầu tư công nghệ cao. Họ cho rằng, việc xử phạt hành chính về vi phạm quyền SHTT còn quá nhẹ, nên chưa đủ hiệu lực răn đe những kẻ đạo chích này.

2.4 Bất cập về hệ thống pháp luật, chính sách.

*Hệ thống pháp luật về kinh tế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tê; tính ổn định và minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn và kho dự báo.

• Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn có một số mặt yếu nh chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu cụ thể và nhất quán, chưa sát thực tế nên khó thực thi. Một số luật cơ bản của nền kinh tế thị trường còn thiếu nh Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Pháp luật về cạnh tranh mới chỉ gồm một số quy định mang tính đơn lẻ trong một số văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật trong nước còn nhiều điểm khác biệt, chưa nhất quán với các quy định của WTO, kể cả đối với những điều ước quốc tế đã kí kết.

• Cơ quan soạn thảo một số văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN chưa tuân thủ quy định về viẹc lấy ý kiến của các doanh nghiệp trước khi ban hành. Nhiều nhà đầu tư thắc mắc Nghị định 105/2003/NĐ-CP được ban hành mà không thông báo trước hoặc lấy ý kiến của các bên liên quan, hạn chế số lao động nước ngoài trong doanh nghiệp không quá 3% hoặc vượt quá 50 người. Họ cho rằng với Nghị đinh này nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ hoặc tái đào tạo nhân lực trong

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 40 - 57)