68 11 800 173.5 Nguồn: Tạp chí thông tin KCN sè1/; 1/

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 35)

Nguồn: Tạp chí thông tin KCN sè1/2001; 1/2002

Qua bảng ta thấy tốc độ phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam là rất nhanh, đặc biệt trong hai năm 1997,1998; hơn 40% các khu công nghiệp đã được thành lập trong thời gian này: năm 1997 có 22 khu và năm 1998 có 15 khu vực được ra đời. Cũng trong thời gian này với sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên thu hút ĐTNN giảm sút cùng với việc thành lập ồ ạt các KCN nhưng không gắn với phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào dẫn đến việc thành lập các KCN chỉ là về mặt lượng. Từ 1999 trở lại đây, việc xây dựng và phát triển các khu KCN đã được điều chỉnh, tính toán có hợp lí hơn nên các KCN được chú trọng phát triển về mặt chất. Tính đến hết năm 2001, cả nước đã có 68 KCN( chưa kể Dung Quất ) với tổng diện tích 11 800 ha.

Thông thường thì việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm ở Việt Nam. Nhữmg công ty này là các Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

Cùng với sự phát triển về mặt số lượng cũng như tổng diện tích các KCN thì việc cho thuê đất trong các KCN cũng ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn, nếu như năm 2000 mới chỉ cho thuê hơn 2000 ha (chiếm 35% diện tích công nghiệp có thể cho thuê ); thì năm 2001 đã cho thuê gần 3300 ha (tăng 700 ha với năm 2000) nâng tổng số diện tích cho thuê chiếm 42% tổng diện tích đất công nghiệp. Trong đó có gần 20 khu đã cho thuê trên 50% diện tích, tiêu biểu như KCN Biên Hoà II (Đồng Nai), KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung (TP Hồ Chí Minh), KCN Việt Nam – Singapo (Bình Dương), KCN Sài Đồng (Hà Nội)… Đặc biệt sự ra đời của KCN Dung Quất với tổng diện tích 14 000 ha có tính chất như một khu kinh tế tổng hợp; khu kinh tế mở Chu Lai làm cho phát

triển các KCN Việt Nam đa dạng hơn và có thể phát huy tối đa tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước.

*Việt Nam đã và đang tham gia có hiệu quả vào các cơ chế pháp lí song phương, khu vực và thế giới điều chỉnh hoạt động ĐTNN.

Từ hiệp định song phương đầu tiên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư kí với chính phủ Italia vào năm 1990, đến nay Việt Nam đã đạt được thoả thuận kí kết hiệp định loại này với 47 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Từ năm 1993, với việc khai thông quan hệ với các tổ chức và các định chế tài chính quốc tế, gia nhập ASEAN, tham gia APEC, ASEM và nộp đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều điều kiện tham gia chủ động hơn vào các cơ chế pháp lí điều chỉnh các quan hệ hợp tác đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn nói trên. Hoạt động đầu tiên thể hiện nỗ lực theo hướng đó là việc Việt Nam tham gia cơ quan bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA) và công ước New York năm 1958 về công nhân và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Đến nay (2004) Việt Nam đã có quan hệ Kinh tế – Thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ, tham gia tích cực vào cơ cấu hợp tác khu vực và thế giới. Tiếp đó, Việt Nam đã kí kết hiệp định CEPT/ AFTA – Hiệp định ưu đãi thuế quan. Bắt đầu từ 1/7/2003 thì hiệp định này chính thức có hiệu lực chung ở Việt Nam, theo đó chương trình cắt giảm thuế dành cho những nước trên cam kết xuống còn 0 - 5% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác vào năm 2006. Chính từ thời điểm này 17 mặt hàng của Việt Nam như : điện tử, giấy, xi măng, kính xây dựng, cà phê chế biến … giảm thuế nhập khẩu xuống còn 20% (mức thuế suất của các mặt hàng này trước ngày 1/7 khá cao trên 30% có mặt hàng cao hơn 50% hoặc thậm chí 70%). Việc cắt giảm thuế quan có nghĩa hàng hoá của khu vực có nhiều cơ hội vào thị trường Việt Nam và tác động đến các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là giá cả thị trường, làm doanh nghiệp Việt Nam làm quen với hội nhập, trước tiên đó là hội nhập khu vực, tiếp đến là hội nhập thế giới khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việt Nam cũng kí kết hiệp định với Nhật Bản: đó là Hiệp định bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản vào tháng

9/2003 - Đây là sự kiện nổi bật trong lĩnh vực đầu tư. Nhật Bản là quốc gia có nhiều tiềm năng về đầu tư ở Việt Nam và là mục tiêu thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản nhận thấy cơ hội làm ăn của một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao thứ 2 trên thế giới và Hiệp định bảo hộ đầu tư là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư Nhật Bản. Cam kết đó là bảo đảm ổn định môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuân lợi tốt nhất để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng chương trình hành động quốc gia về tự do hoá đầu tư trong khuôn khổ APEC; tham gia chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á - ÂU (IPAP), đặc biệt, bằng việc kí hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ với một chương trình riêng về phát triển quan hệ đầu tư, Việt Nam đã cam kết thực hiện tiêu chuẩn về đỗi xử đầu tư với mức cao nhất từ trước đến nay. Tại phiên đàm phán thứ 8 gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện ngay tại thời điểm gia nhập hầu hết các hiệp định của WTO, trong đó có hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS ).

Các cam kết quốc tế của Việt Nam về ĐTNN có hình thức phạm vi và mật độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hoá hoạt động ĐTNN bằng việc mở cửa lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử cho nhà ĐTNN theo lộ trình nhất định, đồng thời thiết lập một cơ chế bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế, gồm: không tước đoạt quyền sở hữu trừ trường hợp vì mục đích công cộng và bồi thường thoả đáng, nhanh chóng; đảm bảo quyền tự do chuyển vốn và các thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước; công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc lựa chọn giải quyết tranh chấp với cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư…

1.6. Môi trường luật pháp.

Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh có hiệu quả.

Hơn 16 năm qua luật ĐTNN đã liên tục được hoàn thiện qua 4 lần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau trong các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất vào tháng 6 năm 2000. Trong các lần sửa đổi, bổ sung này, việc bảo đảm để hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN tương thích với tập quán, thông lệ quốc tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Nhờ vậy, các các quy định của luật ĐTNN ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu hướng HNKTQT của Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể là :

Theo quy định hiện hành thì nhà ĐTNN được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp, dược đầu tư vào Việt Nam trong hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế (trừ các dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng), được lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp như liên doanh, 100% vốn nước ngoài (trừ một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện).

Về chính sách thuế, trong suốt thời kỳ từ năm 1987 đên hết năm 2003, thuế suất thuế TNDN được quy định ở mức cao nhất là 28%; đối với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư, nhà đầu tư được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15%, 205 và được miễn giảm thuế TNDN trong một số năm. Theo Luật thuế TNDN được Quốc hội thông qua vào năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 thuế TNDN được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đầu tư trong nước và ĐTNN. Theo đó, mức thuế suất cao nhất 28%; giữ nguyên các mức thuế ưu đãi và xoá bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. VAT được điều chỉnh theo hướng bỏ mức thuế suất 20% và chỉ còn ba mức 0%, 5% và 10%.

Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án đầu tư vào các địa bàn điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, các dự án linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử còn được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Về chính sách ngoại hối ngân hàng, doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịnh vãng lai; đối với các dự án quan trọng, có tính chất quyết định đến việc phát triển kinh tế, Nhà nước bao đảm cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp ĐTNN được thế chấp tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam để vay vốn. Bỏ khống chế lãi suất trần đối với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài; giảm tỉ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% năm 1998 xuống còn 30% vào năm 2002 và 0% vào năm 2003.

Về chính sách lao động, doanh nghiệp được quyền trực tiếp tuyển dụng lao động và tự thoả mãn mức lương với người lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới về ĐTNN. Nghị định 27/2003 ngày 19/3/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2000 đã mở rộng lĩnh vực đầu tư. Để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, ngày 8/4/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/ 2005/ CT-TTg về một số giải pháp nhằm tạo sự chuyển hướng mới trong công tác thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) tại Việt Nam.

Nhà nước thực hiện giảm giá dịch vụ cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông; từng bước thực hiện thống nhất một loại giá dịch vụ, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN. Đánh giá những tiến bộ về môi trường kinh doanh của Việt Nam , Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cho biết: “ Việt Nam đang tạo mọi điều kiện thuận lợi đẻ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Rõ nhất là việc bãi bỏ 343 loại phí và lệ phí và giảm thu trung bình 20% loại phí, lệ phí. Từ

1/1/2004, Việt Nam đã bỏ cơ chế thông báo thuế, các loại hồ sơ hải quan cũng được giảm thiểu đáng kể: áp dụng một mã số duy nhất cho thuế và hải quan…

* Đối với hoạt động đầu tư trong nước, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cũng tạo nhiều điều kiện thông thoáng, khuyến khích các cá nhân tổ chức bỏ vốn đầu tư. Nhà nước cũng tạo điều kiện khuyền khích, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận nguồn vốn tín

dụng; tạo mặt bằng kinh doanh, tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành.

Luật này có hẳn một chương nói về bảo đảm và hỗ trợ đầu tư trong nước. Các hỗ trợ đó là hỗ trợ bằng đầu tư phát triển hạ tầng, Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN, KCX, khu công nghệ cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, xây dựng nên các quỹ: quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ phát triển KH- CN quốc gia.

Trong Luật này còn quy định rõ việc nhà đầu tư khi đầu tư trong nước được hưởng các mức ưu đãi về đất, về thuế…Về đất, cụ thể là miễn, giảm tiền sử dụng đất: trong điều 17 nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, trả tiền sử dụng đất để hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất:

+ Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực qui định tại danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP.

+ Được giảm 75% tiền sử dụng đất nếu dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn ở danh mục B hoặc danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP.

+ Được miễn nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp: đó là dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực qui định tại danh mục A và được thực hiện tại địa bàn qui định tại danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP.

Chế độ miễn, giảm tiền thuê đất áp dụng trong thời hạn 3 năm, 6 năm, 7 năm, 10 năm cho các trường hợp đáp ứng đủ điều kịên ưu đãi như trong qui định của pháp luật; miễn giảm thuế sử dụng đất: được giảm 50% thuế sử dụng đất trong 7 năm đối với dư án thuộc danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP…Về thuế TNDN: được qui định rõ tại chương V thuộc Nghị định 164/2003/NĐ-CP. Giống như nhà ĐTNN thì nhà đầu tư trong nước được hưởng các mức ưu đãi về thuế, thời hạn áp dụng và mức thuế suất. Mức ưu đãi tối đa nhất là được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu

thuế và giảm 50% số thuế phải nộp 9 năm tiếp theo. “ Các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì tiếp tục hưởng các ưu đãi về thuế ghi trong Giấy chứng nhận ưư đãi đầu tư. Trường hợp, các mức ưu đãi về thuế TNDN ghi trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi về thuế TNDN của nghị định này thì cơ sở kinh doanh được hưởng các mức ưu đãi về thuế TNDN theo qui định của Nghị định này cho thời gian ưu đãi còn lại. Mức thuế suất được giảm từ 32% xuống còn 28% kể từ ngày 1/1/2004 đối với các cở kinh doanh đã hết thời hạn ưu đãi.

Ngoài ra là các ưu đãi về thuế thu nhập bổ sung, thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tác động của môi trường đầu tư tới tình hình đầu tư của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 35)