Đảo ngợc thời gian sự kiện theo dòng hồi ức của nhân vật ngời kể chuyện

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 33 - 40)

kể chuyện

Trong việc tổ chức cốt truyện đảo ngợc trật tự thời gian, R.Tagore không chỉ sử dụng dòng hồi ức của nhân vật mà còn sử dụng dòng hồi tởng của nhân vật ngời kể chuyện. Sử dụng dòng hồi tởng của nhân vật ngời kể chuyện, tác giả đã giữ đợc tính khách quan, “giả vờ” không dính líu đến câu chuyện. ở những truyện này, ng- ời kể giữ một khoảng cách giữa ngời kể và nhân vật để đảm bảo tính khách quan của hiện thực, là nhân vật ở ngôi thứ ba “hắn”, “nó”, “lão” mà khoảng cách ở đây là nhằm thể hiện một thái độ lên án, phê phán, cụ thể là những điều chớng tai gai mắt, những kẻ bị liều thuốc mê của tôn giáo đầu độc, làm cho tê liệt, những chính sách văn hoá ngu dân của thực dân Anh, những tên tay sai ngu muội và những kẻ tự biến mình là nô lệ của đồng tiền. Trong số 7 tác phẩm đợc xây dựng theo kết cấu cốt truyện đảo ngợc thì có hai tác phẩm (chiếm 28,6%) đợc sử dụng theo hình thức dựa vào dòng hồi tởng của nhân vật ngời kể chuyện. Đó là các tác phẩm “Quan chánh án”, “Của phù vân”.

ở truyện ngắn “Quan chánh án” từ hiện tại đau khổ của nhân vật, ngời kể chuyện đã kể lại toàn bộ quá khứ của nhân vật. Đó là thực tại: Khisôđa sống trong nỗi chán chờng, cô buông xuôi cho số phận an bài. Khisôđa lao vào những cuộc tình dễ dãi, hời hợt, mua vui cho những gã tình nhân phù phiếm. Cô sống nh một kẻ hành khất. Khi cô nhận ra nỗi bất hạnh của cuộc đời mình thì là lúc cô tìm đến cái chết: “Chị bỗng hiểu ra rằng trong suốt ba mơi tám năm cuộc đời, chị đã không gây tạo đợc cho mình một ngời bạn thân nào, không có lấy

một nếp nhà riêng nào để sống và để chết. Và một lần nữa, hôm nay chị lại phải gạt nớc mắt hai hàng mi, quyệt son lên môi, đánh phấn hồng lên má che dấu tuổi xuân tàn dới một dáng dấp giả tạo và kiên nhẫn bền bĩ đi bẩy những trái tim mới bằng những nụ cời. Khi nghĩ đến tất cả những chuyện đó, chị không sao chịu nổi. Chị đóng cửa lại và lăn ra nhà sập đầu xuống đất mãi không thôi. Suốt một ngày,chị cứ nằm sóng soài nh thế, không ăn uống, nh ngời chết dở… Khisôđa bế thốc đứa con đang khóc ghì chặt vào ngực, chạy nhanh về phía cái giếng gần nhà, gieo mình xuống giếng” [18;268,269]. Khisôđa tìm đến cái chết nhng không thể chết đợc còn con cô bị chết, cô bị khép vào tội danh giết con với mức án treo cổ. Nhng chính thực tại đau đớn này đã mở ra một quá khứ, mở ra một câu chuyện nhằm hoàn chỉnh về cuộc đời Khisôđa đợc nhân vật ngời kể chuyện hồi tởng lại. Kể về “một chàng trai với cái tên giả là Binốt Chanđra sang trọng ngạo nghễ đi lại, dáng vẻ kiêu kỳ và cô gái – Hemsasi xem anh ta nh là hình ảnh của cái tận thiện, tận mĩ của thánh thần”[18;271] “để rồi chìm đắm trong những mơ mộng về một thiên đờng giả cùng với vị thần hàng mã của cô nếu nh không có chuyện bất hạnh cho cô là vị thần kia quay mặt lại. Thiên đờng lúc đó đã chạm đất, bầu trời tan ra thành mảnh vụn và kẻ đã từ bao nhiêu lâu một mình xây nên thiên đờng này bây giờ bị ngã gục nằm sóng soài trong cái bụi”[18;273] và kết quả là: “một tối, vào lúc khá khuya, Hemsasi trốn bố, trốn mẹ, trốn các em cùng với Môhít Môhan dới cái tên giả là Binốt Chanđra lên một toa tàu. Thần tợng bây giờ ở ngay bên cạnh với tất cả cái chất đất thó, những sợi rơm cùng những vật trang trí vàng son”[18;273]. Quá khứ của Khisôđa đã hiện lên rõ ràng: Cô đã yêu say đắm với tất cả trái tim mình thế nhng thần tợng của cô lại là một tên sở khanh lừa đảo rồi ruồng bỏ cô với hai bàn tay trắng. Không lối thoát, cô phải tìm đến một sự lựa chọn đầy bi kịch, sự lựa chọn đó đã dẫn cô gặp viên quan toà. Chính viên quan toà ấy cũng là một trong những gã tình nhân vô liêm sỉ của cô ngày nào. Tác giả đã tố cáo bộ mặt giả nhân, giả nghĩa đồng thời thể hiện sự thơng tiếc, xót xa cho những ngời phụ nữ có số phận đau khổ, hẩm hiu nh Khisôđa.

Tái hiện lại cuộc đời, số phận nhân vật thông qua dòng hồi ức của nhân vật ngời kể chuyện tạo nên bản sắc riêng trong truyện ngắn R.Tagore. Xây dựng cốt truyện đảo ngợc thời gian sự kiện, thời gian đã bộc lộ tình cảm của mình tr- ớc nhân vật, trớc những sự kiện của cuộc đời nên truyện ngắn của R.Tagore có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự và trữ tình: “cũng nh mùa thu, đoạn cuối tuổi thanh xuân đến với ta nh một thời kỳ êm đềm, đầy quyến rũ, ở đó quả cây cuộc đời nh hạt thóc đang chín vàng trong một bầu không khí êm ả, thanh thản. Những náo động của tuổi trẻ không còn thích hợp với thời kỳ này nữa. Nền tảng của cuộc đời ta đợc phát triển qua những khổ đau và vui sớng, trong một thế giới mà cái ác cũng nh cái thiện đã hình thành nên tính cách ta. Đến lúc đó, ta đã trút bỏ các ớc ao của ta ra khỏi vơng quốc kỳ ảo ở ngoài tầm tay và đặt chúng vào trong ranh giới của những sự việc có thể thành hiện thực. Ta không còn khả năng thu hút những ánh mắt choáng ngợp của một ngời tình trẻ, nhng ta trở nên thân thiết hơn đối với những ngời quen biết cũ. Trong khi vẻ rực rỡ của tuổi trẻ chầm chậm tàn phai thì nội tâm vốn không biết đến tuổi già, biểu lộ trên nét mặt và trong ánh mắt, bởi đã từng trú ngụ tại nơi đó lâu dài. Nụ cời, ánh mắt và tiếng nói, tất cả đều hoà hợp với nhau ở con ngời và nội tâm con ngời. Ta từ bỏ hy vọng về tất cả những gì đã không đạt đợc và không còn thơng khóc nữa, những ai đã rời xa ta. Ta tha thứ cho những kẻ đã làm ta thất vọng, nhng còn có những ngời khác ở gần ta hơn, yêu mến ta thì ta gắn bó với họ”[18;267]. Cốt truyện đợc tổ chức theo lối đảo ngợc trật tự thời gian sự kiện. Từ hiện tại quay về quá khứ.

Hình thức kết cấu này còn đợc thể hiện trong truyện ngắn “Của phù vân”. Tác phẩm viết về những con ngời làm nô lệ của ánh sáng kim tiền, biến mình thành một con ngời ảo tởng và nhận kết cục là cái chết. Từ một con ngời bình thờng, lòng hám tiền, hám vàng đã biến Baiđiana trở thành một con ngời sống với những hy vọng viễn vông là sẽ có thật nhiều vàng bạc. Đồng tiền đã có sức nặng chi phối tất cả các mối quan hệ trong xã hội đặc biệt là đến cả mối quan hệ vợ chồng. Chính đông tiền đã làm cho vợ chồng Baiđiana luôn ở tình trạng mâu thuẫn. Tác giả sử dụng dòng hồi ức của nhân vật ngời kể chuyện thể hiện

rõ nét hiện thực xã hội với những con ngời muốn làm giàu bằng mọi giá. Baiđiana luôn ở trong trạng thái mất thăng bằng, ranh giới giữa mơ - thực rất mong manh: “Một hôm, ăn sáng xong, Baiđiana đang ngồi một mình, chuẩn bị dây diều thì thấy môt nhà tu hành khất nổi tiếng nắm đợc bí quyết luyện các thứ kim loại thờng thành vàng. Trong chốc lát, vụt loé lên trong đầu anh cái cơ hội chắc nhất có thể kiếm thêm cho lng vốn của mình. Anh mời vị tu sĩ hành khất vào nhà và lấy làm ngạc nhiên vì chính mình đã khéo léo thuyết phục đợc vị khách nhận lời dạy cho thuật luyện vàng”[18;181].

Những suy nghĩ hiện lên trong tâm tởng tác động đến ý thức nhân vật. Nhân vật có cảm giác nh sự thực đang ở trớc mặt nhng đó lại chỉ là ảo tởng. Anh ta sống với những ảo tởng để nhận ra một hiện thực phũ phàng, đó là cái chết. Cốt truyện rất ngắn gọn nhng mang tính kịch cao. Nó đã tạo cho truyện có tính hấp dẫn và lắng đọng nhiều suy t, chiêm nghiệm.

Nh đã nói ở đầu, hình thức cốt truyện đảo ngợc thời gian sự kiện theo sự hồi tởng của nhân vật ngời kể chuyện trong truyện ngắn R.Tagore không nhiều. Trên thực tế, ngời kể cũng không thể thờ ơ về những nhân vật ấy. Bởi “hiện thực cuộc sống không phải nh ý muốn của ngời kể”[12;54].

Đảo lộn trật tự thời gian sự kiện theo hồi ức, liên tởng của nhân vật chính và nhân vật ngời kể chuyện là một sự sáng tạo rất mới của R.Tagore. Ta cũng bắt gặp điểm này ở nhiều truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam nh: “Phẩm tiết” (Nguyễn Huy Thiệp) Sử dụng hồi ức, mỗi hồi ức đợc đánh dấu bằng một mốc thời gian, hay “ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai): hiện tại (hoà bình), qúa khứ (chiến tranh) hai tuyến thời gian đảo lộn theo hồi ức của ngời kể, hay truyện ngắn của Bảo Ninh… Đây là sự đổi mới nhịp điệu kể và cách xử lý thời gian của truyện, đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn.

Tìm hiểu kết cấu cốt truyện đảo ngợc trong truyện ngắn R.Tagore là một việc làm quan trọng và cần thiết. Qua đó thấy đợc tài năng của R.Tagore muốn tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt và trình bày một cách hấp dẫn, đầy đủ, sâu sắc những dụng ý nghệ thuật của mình đến độc giả. Từ đó tác động một cách trực tiếp nhất đối với họ về những vấn đề nóng hổi của cuộc sống mà nhà văn đã đề

cập đến trong tác phẩm. Đó là vấn đề tình yêu, lối sống, hiện thực xã hội ấn Độ…Nhà văn đã khéo chọn hình thức phù hợp để chuyển tải nội dung. ở kết cấu cốt truyện đảo ngợc, nhà văn thờng gây sự chú ý cho ngời đọc ngay từ đầu, tác động mạnh mẽ đến ngời đọc bằng những tình huống hiện tại. Qua đó, để nhấn mạnh những gì đang hiện hữu của cuộc đời nhân vật trong hiện tại để làm nổi bật giá trị phê phán, tố cáo. Sự đảo lộn trật tự thời gian giữa quá khứ và hiện tại đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Những truyện ngắn này đều có nhân vật kể chuyện trong hiện tại, kể lại một cách sinh động, cảm xúc, đầy đủ những gì đã xẩy ra trớc đó với cuộc đời nhân vật có thể là của chính mình, cũng có thể là của nhân vật khác. Kết cấu cốt truyện đảo ngợc thời gian sự kiện trong truyện ngắn R.Tagore góp phần thể hiện nội dung t tởng và khắc hoạ tính cách, tâm lý nhân vật. Nhà văn đã dẫn dắt ngời đọc đi từ những sự kiện bên ngoài, từ tình thế trong hiện tại đến những vấn đề có ý nghĩa, có chiều sâu bên trong mà không trực tiếp quan sát đợc, chỉ có thể cảm và hiểu thực sự nó chính là mạch ngầm của văn bản mà tác giả muốn gửi gắm đến ngời đọc qua truyện ngắn của mình bởi mỗi truyện ngắn của ông nh mỗi trang của cuộc đời. Cách đảo ngợc trật tự thời gian sự kiện làm cho ta có cái nhìn đầy đủ về lịch sử ấn Độ từ quá khứ, hiện tại đến tơng lai. Nói khác đi, lối kết cấu này đã mở ra nhiều chiều kích khác nhau trong trí tởng tợng của ng- ời đọc, mà biên độ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của ngời đọc.

Chơng 3

Tạo dựng những cốt truyện không có chuyện 3.1. Cốt truyện không có chuyện – dạng thức đặc biệt của truyện ngắn hiện đại

Nói đến tự sự, một thời gian dài ngời ta chỉ quan tâm tới cốt truyện. Cốt truyện đúng là một yếu tố cơ bản của thể loại tự sự nhng không phải là tất cả. Cốt truyện là một khái niệm của thi pháp học lịch sử. Ngời ta thờng hiểu cốt truyện theo khái niệm có từ thời cổ đại Hy Lạp với các thành phần: giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút, kết thúc. Quan niệm cốt truyện đó đợc đúc kết trớc hết từ nghệ thuật kịch và do đó thờng chỉ thích hợp với kịch. Trong một vở kịch, theo Arixtốt chỉ có một hành động duy nhất với các quan hệ nhân quả rõ ràng, đẩy kịch tới một cao trào và kết thúc. Cốt truyện trong tác phẩm tự sự thì khác hẳn. Các nhà văn không nhất thiết phải dùng xung đột gay gắt kiểu kịch để thể hiện sự sống. Bởi “cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học”[4;88]. Trong văn xuôi nhiều khi có một cuộc chuyện trò, một cuộc gặp gỡ cũng thành một cốt truyện. Đặc biệt là truyện ngắn hiện đại.

Trong một công trình nghiên cứu mang tên “Nghệ thuật tiểu thuyết thế kỷ XX”, Zatônxki, một nhà nghiên cứu của Liên Xô trớc đây, đặc biệt đề cao xu hớng phát triển trong tiểu thuyết mà ông tạm đặt tên là tiểu thuyết hớng nội (tiểu thuyết hớng vào thế giới bên trong). Trong sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây ở đất nớc ấn Độ thế kỷ XIX, XX, R. Tagore đã có những cách tân mới mẻ trên bình diện t tởg và sáng tạo. Ông đã bắt vào cái mạch ấy. R. Tagore là một trong những ngời ảnh hởng mạnh mẽ nhất và thể hiện sự cách tân trong nghệ thuật không chỉ trong các tiểu thuyết mà trong cả truyện ngắn. Trong xu hớng đổi mới ấy, cốt truyện thiên về khai thác tâm lý. Nghĩa là nó đợc thúc đẩy, phát triển dựa trên sự vận động, phát triển của tâm lý nhân vật. Ngời ta gọi loại cốt truyện này là: “Cốt truyện không có chuyện”, “cốt truyện đặc biệt”… Tâm lý là cái bí mật lớn nhất mà hầu hết các nhà văn lớn đều hớng tới, bởi nó chứa đựng cả lịch sử, xã hội và những diễn biến phức tạp trong tâm lý là bằng chứng của sự tiến triển hoàn thiện bản chất con ngời. R. Tagore là một trong những nhà văn đã thành công trong hớng tìm tòi thế gới tâm linh, khám phá đời sống bên trong và những hoạt động tâm lý uyển chuyển, sâu kín của

con ngời. Đó thực sự là đóng góp của ông trên con đờng tìm kiếm vẻ đẹp của văn chơng. Ông lấy nó làm cái đích vơn tới trong t cách là ngời tái tạo đời sống và xem nó là tiêu chuẩn cao nhất để thẩm định giá trị của nghệ thuật. Sử dụng kết cấu cốt truyện khong có chuyện trong truyện ngắn R. Tagore là một ví dụ tiêu biểu cho hớng tìm tòi này.

3.2. Cốt truyện không có chuyện trong truyện ngắn của R. Tagore

Chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ những xung đột hiện thực hay còn gọi là những mâu thuẫn đời sống. Với R. Tagore trong truyện ngắn của mình hầu nh không tìm đến một kiểu cốt truyện nh thế. Sự kiện, chi tiết bên ngoài chỉ đóng vai trò nh những cái cớ để ông khai thác triệt để những biến thái tâm lý dù là nhỏ nhất trong tâm hồn nhân vật. ông luôn mong muốn khai thác chiều sâu của hiện thực, khai thác thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật: “phát giác sự vật ở những bề cha thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên), ông tìm cho mình một lối đi riêng. Vì vậy khảo sát truyện ngắn R. Tagore rất nhiều tác phẩm có thể gọi đó là những truyện không có chuyện. Nó không có tình tiết ly kỳ, éo le, một dạng cốt truyện của dòng tâm trạng, dòng tâm lý con ngời “phải biết đi sâu khám phá những bí mật của tâm hồn” (Thạch Lam). Tác giả đã không quan tâm nhiều đến những sự kiện, hành động bên ngoài của nhân vật với t cách là những yếu tố tạo nên cốt truyện, điều này có nguồn gốc sâu xa trong đặc trng văn hoá ấn Độ, một nền văn hoá coi trọng đời sống tâm linh, hớng tới những giá trị tuyệt đối, phổ quát, bỏ qua cái cá biệt, cụ

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 33 - 40)