Dùng hành động tâm lý để diễn đạt những biến hoá trong tâm hồn nhân vật

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 44 - 47)

hồn nhân vật

Nếu nh trớc đây, ngời ta thờng quan niệm, cốt truyện phải thật ly kỳ, hấp dẫn mới thể hiện đợc sâu sắc đời sống. Trong truyện ngắn hiện đại, ta thấy có loại cốt truyện cực kỳ đơn giản nhng không kém phần hấp dẫn. Cốt truyện đơn giản thực ra là cái cớ, là phơng cách để nhà văn đi vào khai thác thật sâu, thấm đậm, thể hiện thật tập trung và phong phú thế giới nội tâm nhân vật. Sự cô đọng ngắn gọn trong cốt truyện chính là sự mở ra đến khôn cùng chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật với đầy đủ những suy nghĩ, day dứt với những dằn vặt đớn đau hay vui, buồn trăn trở. Các sự kiện thờng xuất hiện với nguyên nhân là gốc của cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm, t tởng của mình chủ yếu qua hành vi, cử chỉ, nét mặt hay nói cách khác đó chính là những hành động biểu hiện tâm lý trong truyện ngắn R. Tagore. Tiêu biểu cho loại này là các tác phẩm nh: “ Bác hàng rong ngời Kabul”, “ Đứa trẻ bơ”, “Mây và mặt trời”, “Cô dâu bé nhỏ”…

“Bác hàng rong ngời Kabul” thể hiện rõ nét nhất là một câu chuyện không có cốt truyện. Câu chuyện hết sức đơn giản. Nó chỉ nổi bật lên một thay đổi hồn nhiên, trong trẻo của một đứa bé tên là Mini. R. Tagore đi vào khám phá thế giới tâm hồn trong trẻo của tuổi thần tiên. ở đó có bao nhiêu điều bí ẩn,

đẹp đẽ mà ngời lớn không thể nào có đợc. Ngời ta thờng chỉ quý những cái gì đã mất đi và khi năm tháng tuổi thơ đã đi qua, ta mới cảm thấy hết cái quý giá của nó. Nhân vật Mini thời trẻ trong truyện ngắn này là một con ngời nh vậy. “Mini, đứa con gái lên 5 tuổi của tôi cứ líu lo suốt, không khi nào nguôi miệng. Tôi thực sự tin rằng suốt cuộc đời nó không thể yên lặng lấy một phút. Mẹ nó hay lấy làm bực mình và thờng cắt đứt câu chuyện ngô nghê của nó, nhng tôi thì không. Mini mà im lặng thì thật là trái lẽ thờng. Tôi không thể chịu đợc khi tình trạng đó kéo dài. Cho nên hai cha con tôi, nói chuyện bao giờ cũng rôm rả. Chằng hạn, một buổi sáng, tôi đang viết dở trang 17 cuốn tiểu thuyết mới thì bé Mini lẻn vào phòng đặt tay lên tay tôi rồi nói: “Ba ơi! Bác Ramdayan coi cửa gọi con quạ là con quẹ! Bác ấy chẳng biết gì cả ba nhỉ” [18;234]. NHân vật Mini xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm với một tuổi thơ hông nhiên, trong trẻo với tất cả sự tò mò, tinh nghịch đáng có của một đứa trẻ. Mini luôn dành cho bác hàng rong một tình cảm quý trọng, yêu thơng mà nhiều khi ngời lớn không có đợc… Với bác bán hàng rong, Mini không có chỗ cho sự mỉa mai, khinh bỉ. Trong con mắt của bé đó là một bác bán hàng rong gần gũi, trìu mến. Mini nhìn cuộc đời với ánh mắt trong sáng, ngây thơ của một đứa trẻ cha bị vớng bận của cuộc đời. Bởi thế dù thời gian trôi đi, bác Ramdayan vào tù và không có điều kiện gặp lại Mini nhng tình cảm lúc trẻ thơ của Mini và bác Ramdayan một thứ tình cảm hồn nhiên, tinh khiết, vẫn không hề thay đổi và cũng giữa lúc ấy, ta mới thấy hết đầy đủ và chân thật bộ mặt của xã hội. Một xã hội bắt ngời một cách vô tội vạ, mặc sức đày đoạ con ngời. Nó có sức mạnh vạn năng nhng lại không thể giết chết tâm hồn trong sáng nh nớc ngầm của trẻ thơ và tình cảm thiêng liêng của con ngời.

Sống trong xã hội ấn Độ thời bấy giờ, sự trung thực hồn nhiên, trong trẻo dờng nh chỉ còn bộc lộ nơi trẻ thơ. Và ngay cả thế giới thần tiên diệu kì ấy, cuộc sống nghiệt ngã cũng đã làm cho nó biến đổi. Trong ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ đã sớm ánh lên cái nhìn u ám trớc một hiên thực nghiệt ngã của cuộc đời. Trong truyện ngắn “Đứa trẻ bơ vơ”, nhân vật Ninkatan thuộc đẳng cấp

Bàlamôn, trên đờng đi biểu diễn thì gặp bão đắm thuyền. Ngay cả nó bây giờ cũng không biết số phận của những ngời trong đoàn ra sao nữa. Thằng bé ở lại với gia đình Sarat, đợc mọi ngời yêu thơng chăm sóc. Nhng cuộc đời vẫn đầy sóng gió, thăng trầm và rốt cuộc Nikatan vẫn chỉ là đứa trẻ bơ vơ. Tác phẩm có một cốt truyện giản dị, ít tình tiết nhng lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ. R. Tagore đã khai thác triệt để tình huống ngẫu nhiên - đắm thuyền. Tuy nhiên qua cái ngẫu nhiên tình cờ ấy đã lộ rõ cả một hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống, một hiện thực đen tối của xã hội ấn Độ bấy giờ. Ninkanta đã bị đắm thuyền trên dòng sông vì sự tình cờ của bão tố hay con thuyền cuộc đời đang chứa đựng bao nỗi thơng tâm. Viết về những số phận bất hạnh, đặc biệt là phụ nữ và tre em, những con ngời giàu cảm xúc, nhạy cảm trớc cuộc sống và cũng là những con ngời phải sống một cuộc đời ghẻ lạnh, ngụp lặn trong cuộc sống nghèo nàn cả về tinh thần và vật chất. R. Tagore đã dành những tình cảm chân thành với một tình cảm chân thành với một cái nhìn ấm áp, nhân hậu.

Hầu hết những truyện ngắn của R. Tagore cốt truyện đều đợc phát triển theo mạch cảm xúc ngày càng sâu lắng. Đọc truỵện “ Mây và mặt trời”, tâm trạng nhân vật Xasibuxan chủ yếu đợc R. Tagore thể hiện qua dòng suy tởng của nhân vật. Những suy tởng chạy dài theo những bớc chân và suốt cả cuộc đời nhân vật này, làm nổi bật những trạng thái tâm lý phức tạp trong chiều sâu nội tâm nhân vật tạo nên những xung đột nội tâm gay gắt: vừa tủi nhục, vừa phẫn nộ trớc những kẻ ngoại xâm và bọn tay sai bán nớc Xasibuxan ý thức đợc kiếp sống của những ngời dân nô lệ và ý thức dợc bản chất tàn bạo của những kẻ ngoại xâm đã cớp đi quyền hạnh phúc của con ngời. Đọc truyện “ Cô dâu bé nhỏ” ta có cảm giác th thái, nhẹ nhàng hoà lẫn tiếng cời tinh nghịch cứ choán lấy hồn ta. Tác phẩm tởng chừng không có gì để kể, nhng đằng sau những dòng suy nghĩ của những Apơclô và những hành động của một cô bé Mrimayi là tình yêu hết sức chân thành, trong sáng của đôi bạn trẻ. Tâm trạng của hai nhân vật này lúc thì dội lên một cách mạnh mẽ, lúc trầm lặng, lúc căng lúc chùn xuống một cách nhẹ nhàng, êm dịu, lan toả. Đó là một câu chuyện giàu chất thơ.

Từ những phân tích trên, có thể thấy tác giả đã sử dụng khai thác triệt để mạch phát triển ngầm của tâm lý, dòng chảy của tiềm thức với khoảnh khắc cô đơn trong thế giới mà đôi khi con ngời không có ngôn ngữ để diễn tả hết tâm trạng, phải dùng đến “ngôn ngữ cử chỉ, nét mặt, ánh nhìn, bớc đi, dáng đứng. Đó là sự độc đáo trong nghệ thuật cốt truyện của R. Tagore.

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 44 - 47)