Dùng thiên nhiên để biểu hiện tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 40 - 44)

Cùng là khách thể thiên nhiên, nhng thiên nhiên trong con mắt của ngời phơng Tây khác với ngời phơng Đông. Nếu nh ở phơng Tây, thiên nhiên tồn tại bên ngoài, tách biệt với con ngời thì trong tâm thức của ngời phơng Đông, thiên nhiên bao giờ cũng gần gũi, quen thuộc và thấm đẫm tình ngời. Cũng chính vì vậy nếu nh trong nghệ thuật phơng Tây, thiên nhiên thờng chỉ là đối tợng phản ánh của ngời nghệ sỹ thì ở phơng Đông còn là đối tợng để con ngời tìm tòi suy ngẫm mọi lẽ trong cuộc sống. Điều này góp phần lý giải sự xuất hiện phong phú, đa dạng của thiên nhiên trong văn học phơng Đông nói chung và thơ văn R. Tagore nói riêng.

R. Tagore đã từng khẳng định sự hoà hợp giữa con ngời và thiên nhiên nh một nhu cầu không thể thiếu: “Ngời nghệ sỹ vừa là chủ nhân, vừa nô lệ, đồng thời vừa là ngời tình của thiên nhiên”. Với quan niệm ấy, ông đã mang đến cho thiên nhiên một nội dung, một cách nhìn mới mẻ. Nỗi cảm hoá thiên nhiên là đặc trng nổi bật trong những trang viết về thiên nhiên của R.Tagore. So sánh phơng Đông và phơng Tây, R.Tagore viết: “Có thể là phơng Đông tin vào linh hồn con ngời nhng không thật sự tin rằng vũ trụ có linh hồn. Thế nhng đó

lại là niềm tin tởng của phơng Đông và toàn bộ sự đóng góp của phơng Đông về mặt tinh thần cho nhân loại đều chất đầy cái ý niệm này.” Với cách nhìn ấy, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên trong sáng tác của R.Tagore không chỉ là biểu hiện của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trớc thiên nhiên mà còn chứa đựng những cảm xúc, suy t mang đậm màu sắc triết học về vũ trụ, nhân sinh của ông.

Đọc truyện ngắn của R.Tagore, ta bắt gặp một thế giới thiên nhiên gợi cảm. Đó không phải là một thiên nhiên thuần tuý mà là thiên nhiên có hồn, thiên nhiên nh chính con ngời, thiên nhiên nói hộ con ngời rất nhiều, thiên nhiên biểu hiện tâm lý con ngời. Trong số 12 tác phẩm có cốt truyện đợc tạo dựng theo hình thức này, có 8 tác phẩm tác giả dùng thiên nhiên để miêu tả tâm lý con ngời. Tiêu biểu là các tác phẩm: Xu ba, Thầy ký bu điện, Mây và mặt trời, Chúng tôi xin tôn anh lên làm vua…

Truyện ngắn “Xu ba” là truyện rất ít những sự kiện phức tạp, những đột biến bất ngờ. Xuyên suốt tác phẩm là những tâm trạng hết sức phong phú, đa dạng của cô gái câm Xubasini. Dòng tâm trạng đó cứ len lỏi, man mác thấm vào cảnh vật: Cô gái út nh một tảng đá lặng lẽ đè lên trái tim của bố mẹ. Dờng nh ngời ta vẫn nghĩ, vì câm nên con bé cũng mất luôn khả năng cảm nghĩ; Họ bàn về tơng lai của cô, nói lên nỗi lo lắng về tơng lai ấy ngay trớc mặt cô. Từ thuở ấu thơ, cô hiểu rằng trời cho cô đầu thai vào nhà bố mẹ cô nh là một sự giáng hoạ, cho nên cô thui thủi lánh xa mọi ngời bình thờng và cố gắng sống riêng biệt một mình. Gá nh mọi ngời quên cô đi thì có lẽ cô còn chịu đợc nhng ai mà có thể quên đợc nỗi đau? Ngày đêm bố mẹ khắc khoải, day dứt trong tâm trí vì cô. Đặc biệt là mẹ cô coi cô nh một quái vật; Với ngời mẹ, con gái là một phần của chính mình, gắn bó thân thiết hơn con trai, cho nên tật gì ở con gái th- ờng là nguồn tủi nhục cho bản thân ngời mẹ. Ông Banilantha bố của Xubasini yêu cô hơn hai cô chị. Còn vợ ông thì lại gần nh căm thù cô nh một vết nhơ trên ngời [18;245]. Xubasini có nghĩa là ăn nói ngọt ngào. Một cái tên mà cả gia đình đặt cho cô nh một phần thởng cao quý, nhng trớ trêu thay, lớn lên cô lại bị câm.

Dới ngòi bút tinh tế, nhạy cảm của R.Tagore, Xuba hiện lên nh một tảng đá nặng nề đè lên trái tim bố mẹ, điều đó cũng dễ hiểu. R.Tagore đã xây dựng hình tợng cô gái câm với những khuyết tật bên ngoài đã tạo nên cho cô gái những điều bất hạnh ghê gớm: Cô bị gia đình ghét bỏ, những đứa trẻ khác cũng sợ Xuba không bao giờ chơi với cô, cô lặng lẽ thiu thỉu nh buổi ban tra. Tuy nhiên tác giả không miêu tả bằng ngòi bút sắc lạnh và tàn nhẫn nh thế mà ở đây chính thiên nhiên đã có sự đồng cảm với con ngời, thiên nhiên đã bù lại tật khuyết ngôn của Xuba và nói thay cô: “Tiếng suối róc rách, tiếng dân làng, tiếng hát của những ngời chèo thuyền, tiếng chim và tiếng cỏ cùng hoà làm một với nhịp run rẩy, xao xuyến trái tim cô. Những tiếng đó thành âm lạ mênh mông xô vào tâm hồn rạo rực của cô, tiếng nói của một cặp mắt huyền uốn lông mi dài là ngôn ngữ của thế giới xung quanh”[18;246]. Cô chỉ có thiên nhiên làm bạn. Những sự đổi thay của thiên nhiên cũng giống nh sự lớn dần trong tâm hồn cô bé này. Tâm t, tình cảm của Xuba giăng mắc, lẩn quất đâu đây. Nó hình nh không phơng tháo gỡ, cũng không hề ồn ào, sôi nổi. Cô đơn đến tội nghiệp. Tất cả đều lặng câm nh cô. Chỉ có dòng suy tởng lại cứ dồn lên, chạy dài, cứ chuyển biến trong tâm hồn Xuba giống nh một ngọn triều vùng trung tâm biển vào khi trăng tròn, trào qua tâm tởng cô và cô cũng hiểu điều đó. Cùng với thời gian cô đã có phần thay đổi. Khi con ngời thay đổi hình dáng đến tuổi tác thì bên trong tâm lý cũng thay đổi. R.Tagore đã để cho nhân vật tự bộc lộ tâm hồn của mình và Xuba đã thể hiện lên một thiếu nữ có tâm hồn, tình cảm nhng bất hạnh: “Cô tự thấy mình, tự vấn mình nhng không một câu trả lời nào xáy ra mà cô có thể hiểu đợc”[18;249]. Câu chuyện toát lên một âm hởng nhẹ nhàng, không bùng nổ những xung đột gay gắt nhng nhân vật luôn có một thế giới nội tâm phức tạp, đợc thể hiện bằng bút pháp thâm trầm, từng trải, giúp con ngời h- ớng thiện, sống ngời hơn. Nó thể hiện một chiều sâunhân đạo trong t tởng R.Tagore. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc nỗi đau của một cô gái câm, thấu hiểu chiều sâu tâm lý phức tạp của con ngời. Đó là tâm trạng hết sức đau đớn, giằng xé muốn thốt lên lời, muốn mọi ngời hiểu nhng không thể nào diễn đạt nổi.

Trong truyện “Thầy ký bu điện”, ta thấy một nỗi buồn tủi bao trùm toàn bộ cảnh vật và một sự cô đơn của tâm hồn, tất cả đều ngng đọng, đông váng, và mệt nhọc. Tô đậm tâm trạng đang rối bời của Thầy ký, cảnh vật chứa đựng những nỗi nhớ về những gì gần gũi, thân thiết. Sự thay đổi của cảnh vật cũng chính là sự thay đổi trong tâm hồn Thầy ký. Nó báo hiệu ở con ngời này một cái gì đó không bình thờng. Quả đúng vậy, hôm sau Thầy ký ốm. Cái sự biến động trong con ngời ấy đợc toát lên sau hình ảnh thiên nhiên. Tâm trạng Thầy ký khi xa quê hơng, trong cảnh ma ảm đạm, thầy cần chút chăm sóc dịu dàng. Nỗi lòng ẩn chứa đằng sau cơn ma dài, đằng sau buổi sáng trời trĩu mây. Và dờng nh thiên nhiên cũng chứa đầy tâm trạng với biết bao biến thái tinh tế trong tâm hồn con ngời, một con ngời trởng thành từ nhà trờng Tây học. Ông ta tự cho mình là ngời có đạo đức, nhân văn nhng lại tỏ ra rất bối rối khi có một cô bé van nài đợc đi cùng. Cũng qua đây R.Tagore muốn phát đi một thông điệp: Không thể nào tìm thấy một sức mạnh đích thực, tìm thấy những giá trị tinh thần cao cả ở lớp ngời thành thị đã bị lối sống thực dung làm cho tâm hồn méo mó, cằn cỗi bởi những toan tính bình thờng, ích kỷ.

Còn trong truyện “Chúng tôi xin tôn anh lên là vua”, thiên nhiên cũng mang một nỗi buồn nhng nỗi buồn này mang tính dân tộc sâu sắc: “Những tia nắng ảm đạm của mặt trời đang lặn nơi phía tây cánh đồng giờ đây đã cày xới và bóc mất màu xanh, dờng nh trải ra một quầng tủi nhục bao trùm toàn bộ đất nớc”[18;44]. Ta bắt gặp tâm hồn Pramathanat đang mang nỗi đau giằng xé. Đó là nỗi đau của một con ngời ý thức đợc cuộc sống nô lệ, sự coi khinh của những ngời nớc ngoài đối với nhân dân, đồng bào anh. Sự đau đớn, chua xót ấy càng ngày càng thấm sâu hơn nh trời toả những ánh nắng yếu ớt cuối cùng để rồi lặn xuống nhờng chỗ cho bóng đêm bao phủ. Đó cũng là sự bế tắc của Pramathanat trớc cuộc đời. Cái vầng mặt trời tủi nhục phải trốn mình ở phía tây hay chính nỗi lòng của Pramathanat phải nén lại. Anh cha tìm đợc một con đờng đi cho mình nên phải giữ mãi nối đau đớn trong lòng.

Dòng tâm lý nhân vật chủ yếu đợc thể hiện qua thiên nhiên và thiên nhiên trong truyện ngắn R. Tagore có vai trò hết sức đặc biệt và hiện lên một cách phong phú, đa dạng. Ông đã dùng những khung cảnh thiên nhiên để làm nền, để làm rõ, nâng đỡ khắc hoạ tính cách nhân vật, chuyển tải t tởng của nhà văn. Những truyện ngắn của ông luôn đằm thắm tình ngời, luôn hớng con ngời sống tốt với nhau hơn. Tất cả nh những lời nhắn nhủ, gửi gắm, tâm sự, gây cho ngời đọc những suy tởng sâu lắng, mang đến cho tác phẩm của ông một âm h- ởng mới, một sức hút mạnh mẽ, góp phần chuyển tải nội dung, t tởng của tác phẩm. Và cũng thông qua đó ta bắt gặp hình ảnh một nhà hiền triết đang chiêm nghiệm suy t về cuộc đời, về nhân thế.

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn r tagore (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w