Sự thay đổi về dân c Thị xã Thanh Hóa trong những năm 1945-

Một phần của tài liệu Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1945 đến năm 2004 (Trang 29 - 33)

1975

Năm 1803 nhà Nguyễn xây dựng thành Hạc đến trớc năm 1885, năm Thực Dân Pháp cha đặt ách thống trị lên đất Thanh Hóa. Trong giai đoạn này ngoài sự phát triển dân số theo quy luật tự nhiên, dân bản địa sinh sôi nảy nở, còn có sự phát triển cơ học, đó là các quan lại lớn nhỏ và binh lính do triều đình quản lý cùng với cha mẹ vợ con của họ đi theo. Nhng rất tiếc giai đoạn này không có một tài liệu nào ghi chép lại.

Ngày 26/5/1886 cho đến tháng 8/1945, ngày tên quan cai trị hành chính đầu tiên của Thực dân Pháp Ha-mơ-lanh đợc cử giữ chức công sứ thay cho Ranh-gơ- van, một sĩ quan trong quân đội Pháp. Trong giai đoạn này ngoài dân bản địa,

quan lại Nam triều còn có cả một số ngời nớc ngoài “dân số năm 1915 toàn Thành Phố có 7.749 ngời, trong đó có 794 ngời là ngời nớc ngoài, số ngời nớc ngoài đã chiếm gần 10% dân số toàn Thành Phố, trong đó có cả viên chức và th- ơng gia ngời Pháp, ngời ấn Độ, Trung Hoa” [74,43].

Sau cách mạng tháng 8/1945, theo số liệu của Ban điều tra đô thị thì dân số thị xã lúc đó có 11.500 ngời. Nhng khi cả nớc bớc vào cuộc kháng chiến toàn quốc, để chống địch đổ bộ vào các Thành Phố, đô thị tấn công ta từ nhiều hớng, thì ngày 6/2/1947 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Tiêu thổ kháng chiến”. Thực hiện chủ trơng của Ngời, các cấp chính quyền ở thị xã Thanh Hóa phải khắc phục hàng loạt những vấn đề đợc đặt ra nh: việc tháo dỡ, phá bỏ toàn bộ nhà máy, hệ thống đờng giao thông, cơ sở vật chất trên địa bàn thị xã đòi hỏi phải huy động một lực lợng lớn thanh niên tham gia. Đó là cha tính đến hàng trăm ngôi nhà kiên cố hai, ba tầng, khách sạn cùng hàng vạn tấn máy móc thiết bị cần di chuyển khỏi địa bàn thị xã về nông thôn trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó công việc tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển máy móc… đều thực hiện chủ yếu bằng sức ngời với công cụ thô sơ, không có phơng tiện máy móc hỗ trợ… Bên cạnh đó một số cán bộ Đảng viên và nhân dân muốn ở lại thị xã để quyết tâm bảo vệ thị xã đến cùng mà không muốn tháo dỡ, phá bỏ toàn bộ nhà cửa cũng nh cơ sở vật chất trên địa bàn thị xã.

Trên cơ sở đó Tỉnh uỷ đã đề ra một số công tác trọng tâm nh: Sơ tán toàn bộ công nhân và gia đình họ về vùng nông thôn, trung du, miền núi sớm ổn đinh đời sống cho nhân dân để họ bắt tay vào sản xuất vũ khí, hàng hoá phục vụ kháng chiến. Đồng thời giáo dục cho công nhân, nhân dân hiểu rõ mục đích yêu cầu cuả công cuộc tiêu thổ kháng chiến để công nhân di chuyển toàn bộ máy móc thiết bị về nông thôn.

Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa cùng các cấp chính quyền còn tổ chức công tác tản c cho nhân dân thị xã về các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xơng, Hoằng Hoá, Thạch Thành… sớm ổn định nơi ăn chốn ở cho nhân dân

tản c. Điều này đã tác động đến số lợng dân c sống trên địa bàn thị xã, theo thống kê thì “trong thời gian này dân c sống trên địa bàn thị xã chỉ còn lại khoảng 5.000 đến 6.000 ngời [74,44]. Dân số ít nên trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, tình hình trật tự xã hội trên địa bàn thị xã tơng đối ổn định.

Sau một thời gian tản c, do thị xã không có chiến tranh nên một số ngời dân trên địa bàn đã trở về quê làm ăn sinh sống. Cũng từ đó làm cho dân c trên địa bàn thay đổi, có đủ thành phần dân c nh: Phú nông, trung nông, bần nông, địa chủ, phong kiến và các tầng lớp t sản, tiểu t sản, tiểu chủ… Số ngời Hoa c trú trên địa bàn thị xã cũng tăng lên khoảng gần 200 ngời.

Năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoà bình lập lại, “dân c của thị xã tăng lên thành 12.415 ngời (Theo số liệu báo cáo tình hình hồi c của Uỷ ban hành chính Thị xã Thanh Hóa)” [74,43]. Điều đó cho thấy trong giai đoạn đầu đến khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc, tình hình dân c thị xã đã có sự thay đổi theo chiều hớng tăng dần. Nó cũng tác động không nhỏ đến các mặt đời sống xã hội của Thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ. Khi thị xã tiến hành tản c những khu công sở kiên cố nh Toà sứ, Sở đoan, Kho bạc, nhà dây thép, Khách sạn Raynô, rạp chiếu bóng Gô - mông, cũng nh dinh thự của các quan lại bộ máy chính quyền cũ trong thành, và cả toà thành cổ kính nối tiếp nhau bị phá bỏ. Tại các nhà máy: Nhà máy diêm, nhà máy đèn, nhà in… máy móc đợc tháo gỡ để chuyển về vùng nông thôn hoặc rừng núi, nhà cửa trong Thành phố cũng triệt hạ hết. Hoạt động kinh tế chủ yếu của Thành phố là sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn tản c do thiếu nhân lực, nên sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, đến đầu 1954 dân c tăng lên, cùng với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt kết quả đáng khích lệ, cụ thể đồng bào ở khu phố Cầu Bố đã tham gia vận động ủng hộ bộ đội địa phơng đợc: “Lúa 9.150kg, Tiền 307.724 đồng (tiền tài chính), đóng góp quỹ đảm phụ quốc phòng đợc: Lúa 911 kg, tiền 200 đồng, mua công trái quốc gia đợc: Tiền 455.080 đồng, lúa 20.690, góp tiền mua lúa cho Bác Hồ khao quân đợc 19.914 kg” [27, 114 - 115].

Bên cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thị xã vẫn duy trì các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp và thơng nghiệp dù cho quy mô của các nghành này còn rất hạn chế. Các nghành kỹ thuật lớn không còn, các nghành nhỏ cũng chỉ duy trì hoạt động trong một thời gian ngắn. Ban đầu có nghề làm chiếu, làm hơng, dệt vải… nhng về sau các nghành nghề này không thể duy trì đợc nữa, một phần do chính sách có nhiều khó khăn, mặt khác do kỹ thuật chuyên môn hạn chế, sản phẩm không đáp ứng đợc nhu cấu nên đa số các nghành nghề nêu trên dần dần mất hẳn, chỉ còn lại một số nghành nghề không cần dùng nhiều kỹ thuật nh: làm gốm, nung gạch, nung vôi…

Hoạt động giao lu buôn bán cũng tha thớt, một phần vì đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhng phần khác vì phải thờng xuyên tránh máy bay địch nên chợ búa ít họp hơn, vả lại cũng không cần những chợ lớn nh chợ Vờn Hoa ngày trớc, lẻ tẻ có một vài chợ nhỏ xung quanh các khu vực tiếp giáp vùng nội thị và ven đô. Hoạt động giao thông vận tải giữa Thanh Hóa và các vùng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn do hệ thống đờng bộ đã dỡ bỏ để thực hiện tiêu thổ kháng chiến.

Công tác giáo dục, y tế. an ninh, quốc phòng cũng đợc các cấp chính quyền quan tâm. Tuy nhiên do tình hình chung của thị xã còn nhiều khó khăn nên kết quả thu đợc vẫn còn hạn chế.

Việc mở rộng địa giới hành chính của thị xã kéo theo sự thay đổi dân c của thị xã trong giai đoạn 1954 - 1975. Mặt khác do chủ trơng hồi c, kêu gọi những ngời tản c trong kháng chiến quay trở về quê cũ làm ăn sinh sống. Sau nhiều năm xa quê tản c kháng chiến, đóng góp sức ngời, sức của cho chiến trờng cùng cả nớc đánh bại hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lợc. Nay hoà bình lập lại, đa số nhân dân trở về thị xã xây dựng lại quê hơng. Theo sự chỉ đạo của Ban phục hồi thị xã thì nhân dân tự sắp xếp, ổn định cuộc sống, nơi ăn chốn ở cho mình, trớc kia ở đâu thì nay ở đó. Từ đó cuộc sống của nhân dân đã đi vào ổn định, nhân dân tự giác sắp xếp cuộc sống cho mình, chấp hành mọi chỉ đạo của chính quyền và các cơ quan có

nhiệm vụ. Đồng thời phát động quần chúng tham gia phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, gìn giữ bảo đảm trật tự an ninh xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân đã dần dần ổn định.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1945 đến năm 2004 (Trang 29 - 33)