Đặc điểm tham thoại trong cặp thoại mặc cả

Một phần của tài liệu Tham thoại mua bán ở chợ đồng tháp (Trang 69 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Đặc điểm tham thoại trong cặp thoại mặc cả

Mặc cả là cách ngời mua đa ra nhiều lần. Cách trả giá dần từ thấp đến cao là sự mặc cả. Nguyên nhân sâu xa của hiện tợng này là do ngời bán

nói thách quá cao, ngời mua không tin vào giá ngời bán. Nói thách là câu nói ngời bán đặt giá cho hàng hoá cao hơn so với giá trị thực của nó. Vì có hiện tợng nói thách xảy ra nhiều ở chợ nên ngời bán buộc trả giá thấp dần xuống. Điều đáng nói ở đây là quá trình nói tháchmặc cả diễn ra tơng đối lâu trớc khi có quyết định mua bán.

Cặp thoại mặc cả, thảo luận về giá đứng ngay sau cặp hỏi giá- trả lời về giá trong phần thân cuộc thoại. Việc thảo luận về giá cả trong một cuộc mua bán thực chất là một sự thơng lợng. Sự thơng lợng đó có thể dẫn đến kết quả của cuộc thoại

thành công (thoả thuận đợc giá, thuận mua vừa bán cả ngời mua và ngời bán đều cảm thấy hài lòng), hoặc không thành công (không thoả thuận đợc giá, trả giá xong rồi bảo đi). Có thể nói, những tham thoại thảo luận về giá trong cặp thoại mặc cả

chiếm số lợng nhiều, với nhiều hành động phụ thuộc ở cả ngời mua và ngời bán. Quá trình này diễn ra phong phú, đa dạng phụ thuộc vào tính chất của các mặt hàng. Đối với những mặt hàng nh thịt, một số loại rau, việc mặc cả diễn ra không nhiều. Lý do, thịt giá tơng đối ổn định, ngời mua đã nắm rõ giá. Rau mua số lợng ít, số tiền ít nên ngời mua cũng ít khi thảo luận về giá. Riêng với mặt hàng khác, đặc biệt là ở chợ Đồng Tháp sự mặc cả diễn ra rất nhiều. Nguyên nhân của hiện tợng này là do cá là mặt hàng có nguồn gốc khá phức tạp, ngời bán không cố định, giá giao động nên ngời mua phải trả giá nhiều lần, tránh tình trạng mua hớ và có niềm tin khi đa ra giá cuối cùng của mình. Tất nhiên, cũng có trờng hợp khi ngời mua quá cần thì chấp nhận giá thách hoặc khi chợ đã vãn thì ngời bán không thách, ngời mua chẳng phải mặc cả. Với tâm lý mua vậy của ngời mua và bán vậy của ngời bán, việc mua bán vẫn diễn ra êm thấm. Hiện nay, trong giao tiếp mua bán, những cuộc thoại không có sự mặc cả, thỏa thuận về giá nh sau rất hiếm khi gặp:

(69) - B: Cải trời đi cng, mua đi chị làm rồi nè. - M: Nhiêu?

- B: Mua dùm, có sáu ngàn không à, xanh non luôn. - M: Lựa em nửa ký.

Thực tế, quá trình nói tháchmặc cả luôn diễn ra tơng đối lâu trớc khi đi đến quyết định mua hàng, bán hàng. Tâm lý, thái độ của ngời mua lẫn ngời bán đợc thể hiện khá tinh tế trong quá trình này. Tất cả đợc hiện thực hoá qua tham thoại trả giá của ngời mua và hồi đáp của ngời bán.

3.3.1. Tham thoại trả giá của ngời mua

a. Cách trả giá của ngời mua

Tham thoại của ngời mua là tham thoại mở đầu của cặp thoại mặc cả.

Cũng giống nh chợ Nghệ Tĩnh và chợ Miền Bắc, ngời Đồng Tháp thờng trao đổi bằng hai cách. Đó là sự trả giá bằng cách duy trì một giá qua các lần trả và trả giá bằng cách thay đổi giá nhiều lần.

a.1. Trả giá bằng cách duy trì một giá duy nhất qua các lần trả (70) - M: Nhiêu ký cà chua vậy?

- B: Sáu ngàn một ký. - M: Thôi, bốn ngàn đi.

- B: Để thím năm ngàn chịu không? - M: Không, bốn ngàn.

- B: Vậy , bốn ngàn bán đại đi.

ở cuộc thoại này, ngời mua có hai lần trả giá nhng vẫn giữ nguyên một giá bốn ngàn. Ngời bán sau quá trình kỳ kèo, nói thách, biết không thể thay đổi đợc nên đã đồng ý. Qua cách trả giá này, ngời mua đã thể hiện sự tự tin và lập trờng vững vàng của mình trong việc trả giá vì họ đã nắm chắc giá của mặt hàng đang mua.

a.2. Trả giá bằng cách thay đổi giá nhiều lần (71) - B : Mua dùm T đi con!

- M: Nữa ký nhiêu?

- B : Nữa ký chín ngàn nè! - M: Nữa ký năm ngàn đi T.

- B : Tám ngàn nha, T bớt con một ngàn lấy hên. - M: Thôi sáu ngàn đi, bán đi T còn về mà. - B : Tám ngàn mới đợc

- M: Chịu T luôn!

ở cuộc thoại trên, cả ngời mua và ngời bán đều só sự thay đổi giá. Ngời mua phải trả giá hai lần, lần thứ nhất trả năm ngàn, lần thứ hai trả sáu ngàn. Mức giá dần đợc nâng cao lên. Nhng qua hai lần trả vẫn không có kết quả nên cuối cùng họ chấp nhận giá tám ngàn mà ngời bán đa ra. Kiểu trả giá này xuất hiện rất nhiều. Ngời mua tỏ ra cẩn thận trong việc trả giá, thăm dò giá, không qua vội vàng với mục đích mua đúng giá.

b. Dấu hiệu hình thức đánh dấu số lần trả giá và thái độ của ngời trả giá

Để đánh dấu số lần trả giá trong quá trình mặc cả ở chợ Đồng Tháp, ngời mua không chỉ đơn thuần đa ra các mức giá mà song song với việc làm này là việc sử dụng các tình thái từ, từ để hỏi một cách hữu hiệu. Tìm hiểu những phơng tiện này, chúng ta sẽ thấy đợc những sắc thái khác nhau trong thái độ của ngời trả giá và cho biết số lần trả giá một hay nhiều lần.

Quả vậy, lần trả giá thứ nhất không có tình thái từ đi kèm nh: (72) - M: Cá nhiêu cô T?

- B: Mời hai ngàn à. - M: Tám ngàn.

Cách trả giá này thể hiện thái độ không mặn mà lắm trong việc mua hàng của ngời mua. Ngời mua có thể trả cho biết, trả cho qua. Nhng khi có xuất hiện tình thái

từ dùng để hỏi cuối câu nh he, nghen, hen, heng, à ngời mua đã thực sự hớng tới thái độ của ngời bán.

(73) - M: Nhiêu? - B: Ba lăm ngàn. - M: Hai tám heng? (74) - M: Bán làm sao? - B: Mời hai. - M: Mời ngàn he?

Với cách trả giá nh thế mục đích chủ yếu của ngời mua là thăm dò giá cả để tiếp tục cuộc mặc cả, thơng lợng giá. Bởi họ biết giá trị thực của hàng sẽ cao hơn giá mà mình đa ra, ngời bán sẽ không bán cho họ. Thái độ của họ ở đây cũng rất bình thờng. Tuy vậy, những tình thái từ này góp phần làm cho tham thoại trả giá trở trên nhẹ nhàng.

Trả giá để thăm dò giá nhng trả giá cũng để chờ đợi ở ngời bán sự đồng tình, đồng ý chấp nhận giá mình đa ra. Lúc này, ngời mua sử dụng tình thái từ đi và tổ hợp từ tình thái đi ha, đi hen, đi nghen, đi heng.

(75) - M: Bông súng bán sao ? - B: Bốn ngàn.

- M: Ba ngàn đi ! (76) - M: Nhiêu ký ?

- B: Năm ngàn rỡi.

- M: Ba ngàn rỡi đi heng!

Với các tình thái từ này, cách thể hiện thái độ của ngời mua vừa thúc giục lại vừa nài nỉ giá ngay từ lần đầu tiên trả giá. Sự thúc giục, nài nỉ đó sẽ tiếp tục nếu ng- ời bán không đồng ý. Nài nỉ giá là một hiện tợng khá phổ biến ở chợ xuất hiện ở cả ngời mua và ngời bán. ở đây, ta bắt gặp thế đối lập, ngời mua nài giá thì ngời bán sẽ ép giá vì họ biết ngời mua cần mặt hàng của mình. Còn khi ngời bán nài giá, ngời mua lại quay trở lại ép giá bởi họ biết hàng hóa ngời bán đang ế ẩm hoặc chợ gần vãn. Nắm rõ điểm yếu của ngời bán và hoàn cảnh mua bán là một vẫn đề quan trọng trong quá trình trả giá để đem lại hiệu quả cao nhất cho ngời mua. Ngời mua tỏ ra khá khôn khéo và nhạy bén. Ngoài các tình thái từ để hỏi ở lần trả đầu tiên, ngời mua còn thăm dò giá bằng các từ để hỏi đợc không, bán không, chịu không với sắc thái trung hòa, thái độ bình thờng.

- M: Ngàn rỡi đợc không? (78) - M: Nhiêu? - B: Rẻ rề, bốn ngàn thôi. - M: Ba ngàn bán không? (79) - M: Cá lóc này nhiêu? - B: Cá lóc hai hai ngàn. - M: Mời tám chịu không?

Cách trả giá này sẽ tăng thêm phần thân thiện, gần gũi giữa ngời mua và ngời bán, tạo nên một bầu không khí dễ chịu nếu xuất hiện các từ hô ngời bán sau từ để hỏi nh: đợc không chị Ba, bán không cô Hai, chịu không dì T. Điều họ mong muốn ở đây là giảm ít nhiều sự căng thẳng trong lần trả giá tiếp theo.

Đối với lần trả thứ hai trở lên, thái độ của ngời mua đợc bộc lộ tùy theo cách trả lời giá của ngời bán. Ngời bán nhân nhợng giá, ngời mua cảm thấy thoải mái. Nhng nếu ngời bán vẫn ép giá, họ sẽ trở nên bực bội, khó chịu. Những thái độ khác nhau đó làm lên sự phức tạp của quá trình thơng lợng giá. Dấu hiệu đặc trng trong lần trả giá thứ hai này là tình thái từ thôi, đại từ vậy, các từ để hỏi bán không, chịu không, đợc không mang sắc thái nghĩa khác hẳn lần trả thứ nhất và tổ hợp tình thái

phứt cho rồi, phứt cho rồi đi, cho rồi, đợc rồi. Những dấu hiệu hình thức này có vai trò khác nhau trong việc biểu hiện thái độ của ngời trả giá. Sau đây chúng tôi đi vào phân tích sắc thái nghĩa của từng loại trong việc biểu hiện thái độ của ngời mua.

Theo chúng tôi, từ để hỏi đợc không, chịu không, bán không ở lần trả giá thứ hai trở nên không nằm trong dạng câu hỏi thông thờng mà là câu hỏi hàm ý yêu cầu:

(80) - M: Lỡi trâu nhiêu? - B: Ba ngàn rỡi, thiệt hà. - M: Hai ngàn rỡi đợc không? - B: Ba ngàn rỡi mới đợc. - M: Ba ngàn bà bán không? - B: Trả thiệt tình đi bà nội ơi.

- M: Vậy, ba ngàn hai bà chịu không?

- B: Thôi, bán bà đó. Lời có ba trăm đồng bạc, rẻ bèo bọt.

Ngời mua đã trả giá đến ba lần. Lần trả giá thứ nhất ba ngàn đợc không thái độ bình thờng, nhng đến lần trả thứ hai ba ngàn bà bán không và thứ ba ba ngàn hai bà chịu không thái độ miễn cỡng, khó chịu, bực bội lộ rõ. Từ chịu không đánh

dấu lần trả cuối cùng của ngời mua. Không còn tâm lí chờ đợi ngời bán hạ giá nữa mà là sự dứt khoát. Khi ngời mua dùng từ chịu không để hỏi đồng nghĩa với việc họ sẽ kết thúc quá trình mặc cả của mình. Ngời mua chỉ chịu giá đến mức ấy, không thể cao hơn nữa. Ngời bán nếu chịu đợc giá ấy thì bán, không thì thôi. Đây là cảnh trả giá có tính ràng buộc.

Đối với tình thái từ thôi cuối câu, sắc thái thúc giục, dứt khoát trong thái độ đợc nhấn mạnh.

(8 l) - M: Tôm nhiêu má ? - B: Tôm bảy ngàn. - M: Sáu ngàn đi má!

- B: Rẻ rề rồi, bán sáu ngàn không có lời. - M: Thôi, sáu ngàn đi!

Tình thái từ thôi báo hiệu sự kết thúc hành động, ngời mua sẽ không trả giá tiếp nữa. Bởi thôi không mang sắc thái trì hoãn mà là sự dứt khoát, tính quyết định của ngời nói. Nếu nh, sau tham thoại trả giá chứa tình thái từ hen, nghen, nghe…. ngời bán biết sẽ còn một sự thơng lợng tiếp thì những tham thoại chứa từ thôi ngời bán bị đặt vào thế bắt buộc chấp nhận giá hoặc không chấp nhận giá. Ngời mua khi dùng thôi đã ngụ ý rằng cách trả giá của mình là sự lựa chọn giá tốt nhất cho mình. Tính dứt khoát của thôi vì thế rất cao. Vị thế của ngời mua vì thế cũng đợc nâng lên.

Tổ hợp từ tình thái cho rồi, phứt cho rồi đi, phứt cho rồi lại thể hiện thái độ mệnh lệnh. Sắc thái lệnh lấn át sắc thái cầu khiến. Ngời mua tỏ rõ sự bực bội, khó chịu khi phải trả giá, họ muốn giải quyết nhanh, kết thúc nhanh sự thơng lợng.

(82) - M: Hai mơi he ? - B: Không đợc.

- M: Hai mơi phứt cho rồi! (83) - M: Ba mơi nha ?

- B: Bà trả nhiêu? - M: Ba mơi.

- B: Ba T à, toàn con bự hết trơn.

- M: Vậy, hai hai phứt cho rồi đi, đợc không? (84) - M: Giờ tính sao?

- B: Ngàn rỡi bà.

- M: Cân chừng này coi.

- M: Tính bảy ngàn cho rồi!

Bằng các tổ hợp tình thái phứt cho rồi, cho rồi, phứt cho rồi đi trên, ngời mua đã thể hiện cao điểm sự thúc giục và yêu cầu của mình, không muốn kéo dài sự kỳ kèo nữa. Cách tình thái từ này khi nói có ngữ điệu nhanh, mạnh tạo nên tính dứt điểm nhanh. Ta biết rằng tâm lí của ngời mua khi trả giá, thơng lợng giá rất phức tạp. Ngời dễ tính trả một lần rồi mua ngay, ngời khó tính trả nhiều lần vẫn không mua đợc. Ngời trả gần giá ngời bán, ngời trả xa giá ngời bán đa ra rồi nâng dần lên. Ngời kỳ kèo từng đợt một, còn ngời thì muốn mua nhanh, giải quyết gọn. Cách trả giá đợc đánh dấu bằng các tình thái từ trên tỏ rõ ngời mua là ngời bộc trực, thẳng thắn, thích sự nhanh gọn, giản đơn. Bản chất của lối trả giá này đúng là tính cách của ngời dân Đồng Tháp.

Tình thái từ đợc rồi lại mang ý nghĩa nhắc nhở. (85) - M: Hai t đi.

- B: ăn hai tám, chịu không? Cá đồng mình chứ không phải cá nuôi. - M: Hai t đợc rồi.

Ngời mua khi dùng tổ hợp từ tình thái đợc rồi ngụ ý muốn ngời bán phải biết dừng lại ở giá trị thực của nó, đừng nói thách và kỳ kèo thêm nữa. Đợc rồi ở đây là đạt mức giá có thể bán. Ngời mua thờng dùng tình thái từ này trong lần trả giá thứ hai và cũng là lần trả cuối cùng.

Cuối cùng là đại từ vậy

(86) - M: Hai lăm đi.

- B: Trả giá bán đợc em bán anh rồi. Ngời ta mua mấy ký lô lận, chứ bán mình anh đâu. Trả thêm tiếng, mua đi anh!

- M: Vậy, hai sáu đi.

Vậy cũng thể hiện sắc thái dứt khoát. Nhng sự dứt khoát ở đây có nét nghĩa nhợng bộ vì ngời mua đã trả thêm giá. Nhợng bộ nhng vẫn không thoải mái vì phải trả giá nhiều lần. Trong số các từ thể hiện thái độ thì vậy thể hiện thái độ ở mức thấp hơn.

Nh vậy, các dấu hiệu hình thức đã phân tích trên đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh chân thực sự sinh động và phức tạp của quá trình trả giá và thái độ của ngời mua. Những từ đó mang trong mình nhiều sắc thái khác nhau qua mỗi lần trả. Sắc thái bình thựờng, nhẹ nhàng ở lần trả đầu tiên, nhng lại thúc giục khi phải trả giá nhiều lần và dứt khoát ở lần trả cuối cùng. Quả là không đơn điệu mà rất phong phú, đa dạng.

3.3.2. Tham thoại hồi đáp của ngời bán

a. Các kiểu tham thoại hồi đáp

Mặc cả là quá trình diễn ra khá phức tạp trong cuộc mua bán. Quá trình đó đ- ợc thực hiện hóa qua diễn biến cuộc đối đáp giữa ngời mua và ngời bán.

Ngời mua trả giá, ngời bán hồi đáp giá. Mặc cả thành công hay không là do ngời bán quyết định. Nếu ngời bán đồng ý giá ngời mua đa ra, cuộc mặc cả thành công và ngợc lại. Từ đó ta có hai kiểu tham thoại hồi đáp chủ yếu của ngời bán là hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực.

a.1. Hồi đáp tiêu cực

Tham thoại hồi đáp tiêu cực là tham thoại hồi đáp không đồng ý của ngời bán. Ngời bán từ chối giá ngời mua đa ra. Đây là một hành động mang tính tiêu cực nên việc lựa chọn các kiểu hồi đáp khác nhau là rất cần thiết. Ngời bán có các kiểu hồi đáp sau:

- Phủ định trực tiếp giá ngời mua đa ra

Một phần của tài liệu Tham thoại mua bán ở chợ đồng tháp (Trang 69 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w