Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3 6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh (Trang 39)

2.1 Kết quả điều tra.

Tổng số giáo viên được hỏi: 20 (100%)

2.1.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về TCDG và việc sử dụng TCDG trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Câu hỏi 1: Theo chị TCDG đóng vai trò như thế nào trong quá trình giáo dục trẻ mầm non? TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 16 80 2 Quan trọng 4 20 3 Không quan trọng 0 0 Tổng cộng 20 100

Qua số liệu điều tra và phỏng vấn giáo viên mầm non, có (80%) giáo viên cho rằng trò chơi dân gian đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.

Còn (20%) giáo viên cho rằng trò chơi dân gian có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.

Như vậy hầu hết các giáo viên đã nhận thấy vai trò quan trọng của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục cho trẻ mầm non.

Câu hỏi 2: Chị sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện mục đích giáo dục nào cho trẻ mẫu giáo?

TT Mục đích giáo dục Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phát triển ngôn ngữ 9 45 2 Phát triển nhận thức 1 5 3 Phát triển tình cảm xã hội 2 10 4 Phát triển thể chất 4 20 5 Tất cả mục đích giáo dục trên 8 40

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy có 40% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục tất cả các mặt cho trẻ mẫu giáo. Có 20% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo. Chỉ có 15% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển tình cảm xã hội và phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo. Còn phần lớn đến 45% giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện mục đích giáo dục ngôn ngữ.

Như vậy có thể nói rằng: đa số giáo viên đã nhận thức đúng vai trò của trò chơi dân gian trong việc thực hiện mục đích giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt là thực hiện mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Như vậy trò chơi dân gian chính là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Câu hỏi 3: Chị thường sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ ngôn ngữ nào ở trẻ?

TT Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ Số lượng Tỷ lệ(%)

1 Luyện phát âm 11 55 2 Phát triển vốn từ 14 70 3 Nói đúng ngữ pháp 5 25 4 Nói mạch lạc 11 55 5 Làm quen chữ viết 4 20 6 Tất cả nhiệm vụ trên 6 30

Từ kết quả trên cho ta thấy: giáo viên đã biết sử dụng trò chơi dân gian vào nhiệm vụ ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Các giáo viên trường mầm non đã sử dụng trò chơi dân gian trong nhiệm vụ ngôn ngữ: luyện phát âm (50%), phát triển vốn từ (70%), nói mạch lạc (55%). Như vậy việc vận dụng trò chơi dân

gian vào các nhiệm vụ ngôn ngữ đã được giáo viên quan tâm, chú ý và ứng dụng một cách đa dạng vào các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Qua kết quả trên và trao đổi với giáo viên cũng cho ta thấy: số ít giáo viên sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ ngôn ngữ: nói đúng ngữ pháp chỉ có (25%), làm quen chữ viết chỉ có (20%). Bởi một số lí do: một số giáo viên còn chưa biết lựa chọn, sử dụng trò chơi dân gian vào hai nhiệm vụ ngôn ngữ này, do số lượng trò chơi để ứng dụng vào hai nhiệm vụ này còn hạn chế.

2.1.2 Thực trạng việc lựa chọn, sử dụng TCDG trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Câu hỏi 4: Chị thường sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm nào của hoạt động?

a. Đầu hoạt động b. Giữa hoạt động c. Cuối hoạt động

Có 8/20 giáo viên sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm đầu hoạt động. Có 2/20 sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm giữa hoạt động. Có 10/20 giáo viên sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm cuối hoạt động.

Theo kết quả trên và qua trao đổi với giáo viên thì hầu hết (40%) giáo viên đều sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm đầu hoạt động nhằm tạo hứng thú, tâm lí thoải mái cho trẻ khi bắt đầu bước vào giờ học. (50%) giáo viên sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm cuối hoạt động nhằm cũng cố kiến thức, tạo trạng thái cân bằng sau giờ hoạt động. Chỉ có (10%) sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm giữa hoạt động.

Như vậy giáo viên đã biết sử dụng trò chơi dân gian vào tiết học nhằm làm cho tiết học đạt hiệu quả hơn, trẻ hứng thú học tập hơn.

Câu hỏi 5: Việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ dựa vào cơ sở nào:

lệ(%) 1 Lấy bất kì trò chơi nào đó 0 0 2 Lựa chọn trò chơi quen thuộc với trẻ 4 20 3 Theo kế hoạch của phụ trách chuyên môn 1 5 4 Chủ động lựa chọn và lập kế hoạch sử dụng 17 85

Qua số liệu thu được đa số giáo viên (85%) chủ động lựa chọn và lập kế hoạch sử dụng trò chơi dân gian, và các chị đã chủ động lựa chọn những trò chơi quen thuộc đối với trẻ (20%), không có giáo viên nào lấy bất kì trò chơi nào đó để tổ chức cho trẻ chơi. Như vậy trong việc sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ phần lớn giáo viên đã chủ động lựa chọn trò chơi một cách mạnh dạn, linh hoạt cho kế hoạch chương trình chăm sóc giáo dục đối với trẻ.

Câu hỏi 6: Hiện nay số lượng trò chơi dân gian được sử dụng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhóm, lớp chị là:

a. Quá nhiều b. Vừa đủ c. Quá ít

Qua kết quả điều tra chúng tôi đã thu thập được số liệu như sau:

+ 6/20 giáo viên cho rằng số lượng trò chơi dân gian trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ ở nhóm lớp là vừa đủ. 14/20 giáo viên cho rằng số lượng trò chơi dân gian trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ ở nhóm lớp là quá ít và không có giáo viên nào cho là quá nhiều.

+Như vậy, đa số giáo viên (70%) cho rằng số lượng trò chơi dân gian sử dụng trong công tác chăm sóc-giáo dục còn quá ít. Việc bổ sung, giới thiệu thêm trò chơi dân gian kèm theo tài liệu hướng dẫn tổ chức chi tiết về trò chơi dân gian, để giáo viên dể dàng lựa chọn sử dụng trong công tác giáo dục trẻ là một yêu cầu thiết yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 7: Chị thường sử dụng trò chơi dân gian vào các hoạt động với mức độ nào?

Hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Trong tiết học 50 30 20 0

Hoạt động ngoài trời 50 40 10 0

Hoạt động chiều 50 50 0 0

Chơi tự do 50 40 10 0

Qua số liệu điều tra ta thấy mức độ sử dụng trò chơi dân gian ở trong các hoạt động: Hầu hết các giáo viên đều đã quan tâm đến việc sử dụng trò chơi dân gian vào tất cả các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Câu hỏi 8: Trong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi trò chơi dân gian chị gặp những thuận lợi nào?

Khi tiến hành hỏi giáo viên về những thuận lợi trong quá trình hướng dẫn tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi trò chơi dân gian, các chị đã nêu ra những thuận lợi khác nhau. Và chúng tôi đã thu nhận được các kết quả như sau:

- Đa số các trò chơi đều gây hứng thú cho trẻ - Trò chơi dễ chơi, dễ tổ chức

- Tổ chức được mọi lúc, mọi nơi.

- Nội dung trò chơi phong phú, đưa vào tiết học giúp tiết học sinh động hơn, trẻ hứng thú học tập, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ mẫu giáo nhanh nhẹn, thông minh, đã có nhiều kĩ năng chơi trò chơi nên việc tổ chức chơi thuận lợi.

Câu hỏi 9: Trong quá trình thướng dẫn, tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi chị thường gặp những khó khăn nào?

Qua tiến hành hỏi giáo viên về những khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo chơi trò chơi dân gian, các chị đã nêu ra những khó khăn sau:

- Đa số giáo viên cho rằng trong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi do số lượng trẻ quá đông nên việc hướng dẫn, tổ chức gặp khó khăn, một số trò chơi không thể hướng dẫn được.

chơi còn hạn chế.

- Không gian tổ chức hoạt động còn chật hẹp

Câu hỏi 10: Những ý kiến đề xuất của chị về việc lựa chọn, tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo?

Có rất nhiều ý kiến đề xuất cho việc lựa chọn, tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Chúng tôi đã nhận được các ý kiến sau đây:

- Trò chơi dân gian còn hạn chế về số lượng, ít trò chơi mới, nên thường lặp đi lặp lại ở nhiều chủ điểm. Vì vậy cần bổ sung, giới thiệu thêm nhiều trò chơi để giáo viên dể dàng sử dụng vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tài liệu về việc tổ chức, hướng dẫn trò chơi dân gian còn quá ít, cần tăng cường tài liệu tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian để giáo viên thuận lợi hơn trong việc lựa chọn, sử dụng trò chơi phù hợp nội dung, mục đích…

- Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân chia trò chơi dân gian theo nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mà tài liệu hướng dẫn không có, ít còn mang tính chung chung. Vì vậy, cần có tài liệu định hướng cụ thể cho việc phân chia và sử dụng trò chơi nhằm phát triển các mặt phát triển của trẻ nói chung và ngôn ngữ nói riêng.

Kết luận chương II

Qua điều tra khảo sát thực trạng lựa chọn, sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh bước đầu chúng tôi đã đi dến những kết luận như sau:

Nhìn chung đa số các giáo viên mầm non đã có nhận thức đúng đắn và khá đầy đủ về ý nghĩa của trò chơi dân gian với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng giáo viên đã biết sử dụng các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tuy vậy, hiệu quả của việc vận dụng trò chơi dân gian vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ vẫn chưa có kết quả cao bởi một số nguyên nhân sau:

- Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ: gặp khó khăn trong việc phân chia trò chơi dân gian theo theo nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, theo chủ điểm giáo dục và trong việc hướng dẫn tổ chức trẻ chơi.

- Trò chơi dân gian còn hạn chế về số lượng, trò chơi mới còn ít. tài liệu giúp giáo viên tổ chức tốt trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất hạn chế.

- Trong quá trình hướng dẫn tổ chức, số lượng trẻ quá đông, nên gặp khó khăn trong việc tổ chức.

- Kỹ năng chơi của trẻ chưa thành thục, không gian tổ chức hoạt động còn chật hẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trò chơi dân gian rất quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Do đó giáo viên cần phải biết lựa chọn, sử dụng trò chơi dân gian một cách khoa học và hợp lí để ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt nhất qua trò chơi dân gian. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc lựa chọn, sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo để giúp giáo viên mầm non dễ dàng lựa chọn và sử dụng trò chơi một cách tốt nhất.

Chương III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGHUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TCDG NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO

TRẺ MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)

Trò chơi dân gian là một phạm trù văn hoá, trò chơi dân gian đa dạng về thể loại, phong phú về hình thức. Đối với trẻ thơ trò chơi đân gian là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ thơ bởi “trẻ chơi là để lớn lên”. Vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ quan tâm đến việc chăm sóc trẻ mà luôn phải tạo một môi trường vui chơi lành mạnh để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, không thể để trẻ chơi một cách tự phát, tuỳ tiện mà luôn có sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn, của nhà giáo dục sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí từng độ tuổi.

Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy hầu hết các giáo viên mầm non đã nhận thức được vai trò của TCDG trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, sử dụng TCDG một cách có hiệu quả. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số nguyên tắc trong việc lựa chọn, và hướng dẫn TCDG cũng như giới thiệu một số trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ dành riêng cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)

1. Các nguyên tắc lựa chọn trò chơi dân gian.

Để phát huy hiệu quả sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thì việc lựa chọn trò chơi phù hợp là rất quan trọng. Theo chúng tôi việc lựa chọn trò chơi dân gian cần đảm bảo các nguyên tắc sau và phải dựa trên nhiều yếu tố:

1.1. Lựa chọn trò chơi phù hợp khả năng phát triển ở từng độ tuổi

Trẻ em ở mỗi độ tuổi phát triển khác nhau có những đặc điểm tâm-sinh lí, nhận thức khác nhau. Nên việc lựa chọn trò chơi phải đảm bảo được các nhân tố trên để đạt được hiệu quả tác động, tránh sự phát triển lệch lạc.

Trẻ mẫu giáo bé nhận thức về thế giới xung quanh còn ít, năng lực ngôn ngữ còn hạn chế (khả năng phát âm chưa chuẩn, nói còn ê a, ậm ừ, vốn từ chưa phát triển, khả năng nói câu hoàn chỉnh còn mắc nhiều lỗi, ngôn ngữ nói chưa mạch lac..). Kỹ năng chơi còn đang ở giai đoạn hình thành, trẻ chưa biết phối hợp hành động của mình với hành động của bạn chơi…

Vì vậy, khi lựa chọn trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé cần chọn những trò chơi đơn giản, ngôn từ lời ca (ngắn, dễ hiểu, dể đọc..) phù hợp với khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ cũng như đảm bảo về mặt thời gian, khối lượng vận động có trong trò chơi cho trẻ. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển đúng đắn cho trẻ.

Chẳng hạn: Một số trò chơi dân gian dành cho trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) như: nu na nu nống, oẳn rù tì, kéo cưa lừa xẻ….

Đới trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) và mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trẻ đã có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, tư duy phát triển hơn, vốn sống, sự trải nghiệm của trẻ được mở rộng. Ngôn ngữ phát triển nhanh giúp trẻ có thể tham gia thảo luận, bàn bạc về luật chơi, cùng các bạn chơi, từ đó biết thiết lập các mối quan hệ chơi, mà ở trẻ mẫu giáo bé chưa làm đuợc. Ở tuổi này trẻ cũng đã có nhiều kỹ năng thao tác trò chơi thành thục, biết chơi phối hợp cùng nhau, biết chủ động sáng tạo và tích cực hoạt động.

Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên lựa chọn những trò chơi với

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3 6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh (Trang 39)